Thursday, November 26, 2009

Giáo dục đại học VN - một melting pot?

Tôi đang có những trao đổi rất thú vị với vài người quen về giáo dục đại học VN.

Đề tài giáo dục đại học VN thì ... có lẽ bây giờ nổi tiếng trên khắp thế giới rồi. Nhưng mà là nổi tiếng kiểu notorious, chứ không phải famous!

Có nhiều nguyên nhân về việc này, nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng thuộc loại hàng đầu là vì, do lịch sử để lại, GD đại học VN trên thực tế đang là một "melting pot", well, một nồi hổ lốn, lai Tây lai Tàu, rồi Nga, Úc, Mỹ, Tiệp, Ba Lan vv hằm bà lằng đủ cả.

Tôi là cựu du sinh Úc. Thời tôi đi học sau đại học (cuối thập niên 1980, sang thập niên 1990), Úc là nước cung cấp viện trợ giáo dục cho VN thuộc hàng lớn nhất thế giới. Và thời đó cũng là lúc giáo dục đại học VN đang cải cách. Có lẽ mang đậm dấu ấn Úc.

Khổ cái là lúc đó Úc cũng đang cải cách giáo dục đại học, để chuyển từ ảnh hưởng của Anh sang ảnh hưởng của Mỹ. Nên bản thân Úc cũng đã là một nồi hổ lốn giữa 2 trường phái, cộng thêm một ít đặc thù. Sang đến VN thì sự hổ lốn này lại càng đa dạng hơn, và đậm đà màu sắc dân tộc hơn.

Nên bây giờ giáo dục đại học của mình nó tùm lum màu sắc y như một con tắc kè như thế này. Và trong các tranh luận, rất dễ rơi vào tình trạng hỏa mù thông tin, vì ... đa hệ quá!

Có lẽ, điều tích cực nhất đối với tôi, cho chính tôi, là phải hiểu rõ cái nền giáo dục Úc mà mình được hưởng, thực chất nó là gì, và chịu ảnh hưởng của ai là chính, lịch sử phát triển ra sao vv và vân vân. Rồi mới tìm hiểu tiếp cái ảnh hưởng của nó đối với VN. Và sau đó thì ... hẵng phát biểu (biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!!!)

Nhưng bây giờ hãy chép vào đây đoạn giải thích này (đúng như kinh nghiệm mình biết) về giáo dục nghề nghiệp tại Úc, lấy trên wikipedia, để khỏi quên đã:

[edit] Professional programs
There are many professional programs such as medical and dental school require a previous bachelors for admission and are considered graduate or Graduate Entry programs even though they culminate in a bachelors degree.

Example, the Bachelor of Medicine (MBBS) or Bachelor of Dentistry (BDent).

(Tạm dịch đoạn ở trên: Có nhiều chương trình đào tạo chuyên nghiệp như ngành y, nha đòi hỏi phải phải có một bằng đại học đầu tiên trước khi được nhận vào học, và được xem là học ở trình độ sau đại học, mặc dù tấm bằng cuối cùng được cấp vẫn gọi là bằng cử nhân (tức cử nhân chuyên nghiệp - chú thích của PA) Ví dụ như Cử nhân Y khoa, Cử nhân Nha khoa!!!!)

There has also been some confusion over the conversion of the different marking schemes between British, U.S., and Australian systems for the purpose of assessment for entry to graduate programmes.

The Australian grades are divided into four categories: High Distinction, Distinction, Credit, and Pass (though many institutions have idiosyncratic grading systems).

Assessment and evaluation based on the Australian system is not equivalent to British or U.S. schemes because of the "low-marking" scheme used by Australian universities. For example, a British student who achieves 70+ will receive an A grade, whereas an Australian student with 70+ will receive a Distinction which is not the highest grade in the marking scheme.

Hence, there have been many instances where Australian university admission officers have incorrectly assessed foreign grade marks as equivalent to their own.[citation needed]


http://en.wikipedia.org/wiki/Postgraduate_education

Bác Hải ơi, tôi sẽ tìm hiểu thêm cái này, rồi ... tranh luận với bác tiếp một chút nhé ;-). Nhưng tôi đồng ý hoàn toàn cái vụ chỉ cut and paste trước đây là không được. Phải sửa thôi!

Vấn đề là sửa như thế nào? Sửa chỗ nào, tại sao mà sửa? Và làm sao biết sửa rồi sẽ thành công (thí nghiệm trên con người đấy bác ạ! mà con người của cả dân tộc!)

1 comment:

  1. Vấn đề là như thế này:

    Khi ông Kiệt cỡi trói cho kinh tế VN thì ông chú trọng kinh tế. Ông chỉ tập hợp nhóm trí thức trước 1975 ở miền Nam về kinh tế.

    Việc giáo dục ông giao cho ông Nguyễn Khánh. Ông Nguyễn Khánh đi các chuyến công du đủ các nước. Ông thấy mô hình university của các nước quá hay. Ông về làm y chang như các nước. Nhưng không biết là các nước nó cho là học y ra là doctor. Nên ông làm hùm bà lằng 1 đống nhồi chung vào và từ đó giáo dục đại học VN rối tinh rối mù.

    Đặc biệt, riêng với ngành y thì chịu 2 cái rối: 1 của ông Phạm Ngọc Thạch để lại. Một của ông Nguyễn Khánh đổ vào. Nên khi thành lập đại học quốc gia thì các trường xịn như y dược TPHCM nó không chịu nhập vào. Vì nó cho nó là noble. Nó không ngồi chung với đám hạ lưu.

    Lúc ấy, tôi cũng làm chung khoa với thầy Ba Trung (cố GS Trương Công Trung, nguyên hiệu trưởng ĐHYD TPHCM) ở Chợ Rẫy, nên cũng ngồi nghe các anh, các thầy nói với nhau là giáo dục VN 10 năm nữa sẽ chết. Đúng như ngày hôm nay chị thấy đấy. Chuyện này viết ra dài dòng lắm. Tôi viết ngắn, chỉ có người làm y mới hiểu. Dr Trèo là Lvu hiểu ý tôi nói.

    Nếu nói về giáo dục thì tôi có nghiên cứu rất kỷ. Những điều tôi nói ra là chắc chắn không sai. Úc thì tôi không rõ lắm, nhưng Mỹ, thì tôi rõ. Vì nó là mô hình mà VNCH đã dùng từ cuối thập niên 1960.

    ReplyDelete