Thursday, August 2, 2012

Tại sao cần thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng trong trường đại học?

Như mọi người đã biết qua những thông tin trên blog này, Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập đang triển khai đề án nâng cao năng lực cho bộ phận đảm bảo chất lượng của các trường.


Đề án đã chạy được khoảng 1/3 đường rồi. Tuần vừa rồi, chủ đề tập huấn là xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng trong các trường được mọi người thảo luận vô cùng sôi nổi, hào hứng.


Và câu hỏi còn đọng lại mà dường như chưa được trả lời thỏa đáng, là: Tại sao cần thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng trong các trường đại học? Nói cách khác, nếu không có bộ phận này thì các trường không có chất lượng à? Vậy ở các trường đã thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng rồi thì chất lượng đã tăng lên chưa?


Những câu hỏi dường như ... cắc cớ, nhưng nó phản ánh một thực tế là cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về vai trò của bộ phận này, kể cả những người đang hoạt động trong đó.


Cũng dễ hiểu thôi, vì ở VN hoạt động này dù đã bắt đầu từ năm 2005 đến giờ (đã 7 năm) nhưng vẫn còn rất mới. Mà không riêng gì ở VN, trên thế giới đây cũng là một việc mới, với rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau.


Để góp phần trả lời câu hỏi này, tôi đã trích dịch một tài liệu do một giảng viên tham gia đề án đưa lên hệ thống học tập hỗn hợp của đề án. Nay xin đưa lên đây để chia sẻ với tất cả các bạn.


Xin đưa nguyên văn phần tiếng Anh, kèm phần dịch (thoát) ở bên dưới.

Hy vọng phần trích dịch này có ích cho các bạn.


----------------------

1.2               The need for Quality Assurance Unit


Quality Assurance in tertiary education is now the focus worldwide. [...] Tertiary institutions and policymakers are challenged to set standards of their own that takes care of the needs and expectations of their stakeholders who include students, sponsors, employers, governments, collaborators, donors and the community. The institutions themselves are bound to ensuring that procedures are established and maintained which allow them to respond in a systemic and transparent manner to the external requirements of the regulatory agencies. This simply explains the need for the creation of Quality Assurance Units in tertiary Institutions that will holistically take care of these aims.


In order to fulfil its role, the Quality Assurance Unit will basically be responsible for:
a)      Ensuring continuous improvement in the entire operations of the higher education institution; and
b)      Assuring stakeholders connected with higher education – namely, students, parents, teachers, staff, would-be employers, funding agencies and society in general – of the accountability of the institution for its own quality and probity.


The Quality assurance Unit will therefore evolve mechanisms and procedures for ensuring the following:
  • Timely, efficient and progressive performance of academic, administrative and financial tasks.
  • The relevance and quality of academic and research programmes.
  • Equitable access to and affordability of academic programmes for various sections of society.
  • Optimization and integration of modern methods of teaching and learning.
  • The credibility of evaluation procedures.
  • The adequacy, maintenance and proper allocation of support structure and services.
  • Research sharing and networking with other institutions within and abroad.
  • Monitor the implementation of the University strategic plan.
  • Developing the University’s Quality Assurance policy.
  • Coordinating Students’ Evaluation of staff and programmes.
  • Encouraging self-assessment of teaching staff.
  • Coordinating internal and external assessment of programmes and institution as a whole.
  • Organising seminars, workshops and conferences on quality assurance to create the culture of quality assurance in the system.
Nguồn: http://unesco-bamako.org/qa-guide-review/modules-for-review/14/
----------------
Bản dịch của Phương Anh (2/8/2012)

1.2. Nhu cầu thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng


ĐBCL trong giáo dục đại học đang là một hoạt động trọng tâm trên khắp thế giới. [...] Các trường đại học và các nhà chính sách cần phải đưa ra những tiêu chuẩn riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan, bao gồm người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng, chính phủ, các đối tác, nhà tài trợ, và cộng đồng. Chính bản thân các trường cũng cần thiết lập và duy trì các quy trình cho phép họ đáp ứng một cách có hệ thống và minh bạch đối với các yêu cầu từ bên ngoài của các cơ quan quản lý. Điều này giải thích rõ ràng tại sao cần thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng trong các trường đại học để phụ trách tổng quát việc theo dõi các mục tiêu nói trên.


Để hoàn thành nhiệm vụ của mình,  về cơ bản bộ phận đảm bảo chất lượng sẽ chịu trách nhiệm về những việc sau:


a) Đảm bảo việc cải tiến liên tục của tất cả mọi mặt hoạt động trong trường đại học; và 
b) Cam kết với các bên có liên quan với giáo dục đại học - cụ thể là người học, phụ huynh, giảng viên, nhân viên, nhà tuyển dụng tiềm năng, các cơ quan cấp kinh phí, và toàn xã hội nói chung - về trách nhiệm giải trình của nhà trường về chất lượng và sự trung thực của mình.

Vì vậy, bộ phận ĐBCL cần thiết lập dần các cơ chế và quy trình để đảm bảo sao cho
- Mọi hoạt động chuyên môn (học thuật), hành chính và tài chính trong trường phải kịp thời, có hiệu quả và luôn cải tiến
- Các chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu phải có chất lượng và hữu ích
- Mọi đối tượng trong xã hội đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận với các chương trình đào tạo ở mức chi phí phù hợp
- Các phương pháp giảng dạy và học tập được tối ưu hóa và tích hợp
- Các quy trình kiểm tra đánh giá phải đáng tin cậy
- Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên phải đầy đủ, được bảo trì và phân bổ hợp lý.
- Có sự chia sẻ thông tin và hợp tác trong khoa học với các trường khác trong và ngoài nước
- Có sự giám sát đối với việc triển khai kế hoạch chiến lược của trường
- Chính sách đảm bảo chất lượng của trường được phát triển
- Điều phối  hoạt động đánh giá giảng viên và chương trình đào tạo
- Khuyến khích việc tự đánh giá đối với giảng viên
- Điều phối các hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài cấp chương trình và cấp trường
- Tổ chức các buổi trao đổi, tập huấn và hội thảo về ĐBCL để tạo ra văn hóa về đảm bảo chất lượng trong toàn hệ thống.

1 comment:

  1. Ganh oi, vay thi chat luong cua Dai hoc o VN may thay co tien trien ve chat luong chua ?

    ReplyDelete