Saturday, December 10, 2011

“Sự xuống dốc của trường đại học tư?” (Daniel Levy, 2011)

Entry này là phần trình bày của tôi tại buổi tọa đàm tại Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập sáng nay 9/12/2011. Đây chỉ là những ý chính dưới dạng gạch đầu dòng trên powerpoint để trình bày miệng, nên khi đọc sẽ hơi đứt đoạn. Lẽ ra thì tôi viết lại thành bài, nhưng vì đang bận quá nên thôi cứ đưa lên, sau này có dịp sẽ viết thành bài sau.

Phần trình bày này chủ yếu dựa trên một bài nghiên cứu của Daniel Levy, Giám đốc Chương trình nghiên cứu giáo dục đại học tư nhân tại ĐH Albany, vừa được công bố vào tháng 3 năm nay. Trên cơ sở các nhận định của Levy, tôi cũng đưa ra những liên hệ và nhận định của chính tôi đối với khối đại học, cao đẳng tư tại VN.

Nói thêm, mặc dù bài viết của Levy đưa ra những nhận định về sự xuống dốc của đại học tư sau một thời gian dài phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhưng kết luận của ông chốt là đại học tư nhân vẫn sẽ tiếp tục phát triển tốt, với điều kiện nó nhận diện được những dấu hiệu của sự xuống dốc (ở nơi này, nơi khác), hiểu được nguyên nhân của sự xuống dốc, và có những giải pháp phù hợp để tiếp tục đứng vững và phát triển.

Hy vọng entry này cung cấp cho các bạn một số thông tin cập nhật nhất về xu thế phát triển của đại học tư nhân trên thế giới và tại VN. Ai quan tâm muốn đọc bài gốc xin vào đây để tải xuống.

Enjoy!

------------
Nội dung trình bày
1. Phải chăng đại học tư đang xuống dốc? (Một số nhận định của chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ Daniel C. Levy)
2. Các nguyên nhân của sự xuống dốc (theo Levy) và những suy ngẫm cho Việt Nam
3. Các ĐH NCL của Việt Nam cần làm gì để đứng vững và tiếp tục phát triển?
-------------
1. Phải chăng đại học tư đang xuống dốc?

Sau một thời gian dài phát triển về quy mô và số lượng trên toàn thế giới trong hơn 2 thập niên qua (từ 1990 trở đi), quá trình sụt giảm của ĐH tư bắt đầu xuất hiện dù chưa rõ nét.
Những dấu hiệu sụt giảm:
+ Giảm tỷ lệ trong thị phần dù chưa giảm số lượng tuyệt đối
+ Giảm loại hình: một số loại hình giáo dục đại học tư nhân đang dần biến mất như trường có nguồn gốc tôn giáo, trường dành riêng cho các nhóm đối tượng đặc thù như phụ nữ, người da màu, trung học hoặc cao đẳng nghề, vv
+ Bị loại khỏi cuộc chơi: những trường nhỏ, chất lượng không cao, không có tính đặc thù, thiếu lợi thế cạnh tranh.

Một số ví dụ về sự sụt giảm:
+ Các trường cao đẳng dành cho nữ giới tại Hoa Kỳ và Nhật Bản
+ Sự sụt giảm về thị phần các trường đại học tư của Philippines (từ 81% năm 1996 xuống 65% năm 2006) và Thái Lan (từ 19% năm 1996 xuống 10% năm 2010)
+ Sự thất bại của các trường đại học chất lượng thấp thuộc khối Đông Âu
+ Sự ngăn cấm hoặc khoanh vùng sự phát triển của các trường đại học tư ở các nước thân cộng sản hoặc thiên về cánh tả (vd khu vực châu Mỹ La tinh)

2. Nguyên nhân của sự xuống dốc (Levy 2011) & những suy ngẫm cho Việt Nam
Gồm 3 nhóm yếu tố chính:
i. Các yếu tố xã hội
+ Đối tượng phục vụ thay đổi, sứ mạng của trường không còn phù hợp (các trường thuộc tôn giáo, trường dành cho các đối tượng riêng biệt)
+ Thay đổi về nhân khẩu học: dân số già đi, số học sinh tốt nghiệp trung học giảm (trường hợp của Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước Đông Âu)

ii. Các yếu tố chính trị/sự kiểm soát của nhà nước:
+ Chính sách của nhà nước có thể tác động rất lớn đến sự phát triển hoặc xuống dốc của ĐH tư
+ Các nước cộng sản và thiên tả thường không bảo đảm cho sự phát triển bền vững của ĐH tư (chính sách dễ thay đổi, lúc thì cho phép lúc lại ngăn cản)
+ Sự kiểm soát của nhà nước: dù thuộc thể chế chính trị nào thì nhà nước vẫn luôn kiểm soát giáo dục đại học do tầm quan trọng của nó
+ Đặc điểm của sự kiểm soát của NN đối với ĐH tư: sự kiểm soát bị trì hoãn (delayed regulation), theo sau một thời gian phát triển thiếu kiểm soát
+ Có thể do tác động chính thức hoặc hành lang của khối đại học công lập (vì ĐH NCL thường không giống với chuẩn mực – norm – chung do khối công lập thiết lập)
+ Sự phát triển không kiểm soát dù có lợi trong ngắn hạn nhưng tiềm ẩn những rủi ro lớn:
- chất lượng không đảm bảo,
- trách nhiệm giải trình và sự minh bạch thấp,
- thiếu tính “hợp pháp” (legitimacy) vì không có bên thứ ba làm trọng tài giữa nhà trường và sinh viên --> nhà nước vào cuộc

iii. Sự mở rộng của khối đại học công lập:
+ Có thể do chính sách của nhà nước hoặc sự chủ động tìm kiếm giải pháp phát triển của các trường công lập
+ Chính sách mở rộng tiếp cận giáo dục ở Philippines đã làm giảm đáng kể thị phần của các trường đại học tư
+ Trường hợp Columbia: mở rộng ở 3 phương diện
- Mở trường mới
- Tăng quy mô ở các trường cũ
- Nâng cấp các trường cao đẳng lên đại học
+ Mở rộng thông qua tư nhân hóa cục bộ: Các chương trình phi chính quy trong đó người học phải trả đủ chi phí làm cho cạnh tranh công tư gay gắt nhất (thực chất là tư nhân hóa mặc dù xảy ra trong các trường công)

Đối với VN
+ Không (chưa) bị đe dọa nhiều bởi các yếu tố nhân khẩu
+ Sứ mạng của các trường NCL cần xem xét lại (đặc biệt các trường đại học NCL tại địa phương vì cùng đối tượng phục vụ với các trường địa phương mới thành lập hoặc nâng cấp)
+ Chủ yếu bị ảnh hưởng do sự kiểm soát của nhà nước: VN là một trường hợp kinh điển của “delayed regulation” (sự kiểm soát bị trì hoãn)
+ Sự mở rộng và tư nhân hóa cục bộ của các trường CL gây khó khăn lớn nhất cho khối NCL (các chương trình phi chính quy, liên kết nước ngoài, chất lượng cao vv)
+ Khó khăn lớn nhất hiện nay là các trường mới vì thị trường đã gần bão hòa
+ Yếu thế nhất là các trường “thường thường bậc trung” không có tính đặc thù hoặc lợi thế cạnh tranh riêng
+ Thị trường hiện rất khó tính do có nhiều lựa chọn: học phí phải chấp nhận được, các chương trình phải phù hợp nhu cầu thị trường, sinh viên ra trường phải được thị trường tiếp nhận tốt (có việc làm, lương cao)

3. Các ĐH NCL của Việt Nam cần làm gì để đứng vững và tiếp tục phát triển?
Cạnh tranh hiện nay đã đến hồi gay gắt, đặc biệt giữa các trường CL và NCL!
Nhà nước không đứng về phía các trường NCL, vừa vì quan điểm xã hội chủ nghĩa, vừa vì thành kiến từ lâu (khối ĐH NCL nhìn chung chưa tạo được hình ảnh tốt)
Các việc cần làm (kinh điển):
+ (1) Rà soát lại sứ mạng (khách hàng là ai)
+ (2) Định vị lại thị trường (thị phần của trường là gì)
+ (3) Thay đổi “công nghệ” để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động
+ (4) Xây dựng uy tín và thương hiệu, tăng khả năng nhận diện

Các giải pháp:
+ Nâng cao năng lực quản lý và vận hành của các trường, đặc biệt là cán bộ cấp trung (trực tiếp điều hành, triển khai) --> tối ưu hóa hiệu quả hoạt động
+ Tăng cường vai trò của hệ thống thông tin quản lý trong giáo dục và khả năng ra quyết định dựa trên số liệu (data-driven decision making) --> tối ưu hóa hiệu quả hoạt động
+ Tăng cường liên kết (trong khối NCL, trong cùng ngành, liên ngành, trường + doanh nghiệp, trong nước và quốc tế) --> tăng khả năng nhận diện
+ Tham gia các hiệp hội trong và ngoài nước, tham gia kiểm định quốc tế --> tăng uy tín và chất lượng
-------

No comments:

Post a Comment