Monday, September 5, 2011

“Lời tự thú của một cựu sinh viên TQ”

Lẽ ra tôi phải viết tiếp loạt bài về thị trường và nhà nước như đã hứa, nhưng mấy ngày qua tôi đi nghỉ lễ 2/9 (long weekend) ở Đà Lạt với gia đình nên không làm việc. Hôm nay thứ hai, 5/9, ngày khai trường, tôi bắt đầu làm việc trở lại, và tình cờ đọc được một bài mới trên mạng hay quá, nên phải viết entry vội này, dù nó có thể không liên quan đến chủ đề đã hứa.

Ồ không, tôi vừa nghĩ lại, thực ra thì nó rất liên quan đấy ạ. Vì quan niệm về giáo dục đại học như một lợi ích tư và là một sự đầu tư thì bài viết mà tôi đang giới thiệu ở đây đang đặt cho ta một câu hỏi thú vị: Nếu học đại học xong vẫn không thể tìm được việc làm tử tế (như ở TQ, hoặc cả VN nữa) thì tại sao người ta vẫn cứ đổ xô vào học đại học nhỉ? Vì đó là một sự đầu tư không đem lại lợi ích cho người đầu tư?

Tất nhiên câu hỏi trên không thể trả lời nhanh được, mà cần nhiều suy nghĩ, lập luận, chứng cứ đàng hoàng. Còn bây giờ thì tôi chỉ giới thiệu nhanh về bài viết mới của TQ để các bạn suy nghĩ mà thôi.

Enjoy!

--------------------
Bài viết này mới được đăng trên trang Danwei, “a web magazine about China”, ở đây.

Một bài dài, nhưng đáng đọc, và viết bằng một thứ tiếng Anh dễ đọc. Và đặc biệt phù hợp vào thời điểm khai trường như lúc này. Vì nó đặt ra cho mọi người một câu hỏi cần được trả lời, đó là: đi học đại học để làm gì?

Dưới đây là một vài đoạn trích:

My high school life, which was not so long ago, might give you a small glimpse into the real situation: How too much competition poisons people’s relationships, and how when you feel that the guy sitting beside you is your potential enemy who may rob you of a lifetime of happiness, altruism is not going to be your guide. Students hold to themselves and are reluctant to help others. If you have a math question you cannot crack, you keep it to yourself, because all the students are very proprietary about their learning. To offer your knowledge or even your questions for free is not only time consuming but an aid to your enemies.

Đoạn trên nói về sự cạnh tranh quá gay gắt trong nhà trường đã khiến học sinh trở nên vô cùng ích kỷ. Không bao giờ giúp đỡ người khác (khi không hiểu bài, that is) vì như thế sẽ có thể làm cho chính mình mất cơ hội!

Trường học không chỉ căng thẳng với học sinh mà cả với giáo viên nữa. Và những bi kịch đã xảy ra, ví dụ như học sinh tự tử (cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi!) Vì sao ư? Hãy đọc dưới đây.
It was not only the students dealing with a lot of stress, but the teachers as well. A teacher’s salary was correlated by how many of the students that they were responsible for went to university. Even the school principal would be evaluated on such statistics. At my junior year, a girl committed suicide. Not a big surprise. There are always weak ones who just can’t make it. That is how natural selection works. The cause of the suicide was that the girl’s head teacher asked her to forgo the college entrance exam. Not that he hated her personally. He simply talked to all the students who were deemed hopeless and would only dilute the average results of the class. The girl refused. The teacher told the girl something that must have been very humiliating, and she drowned herself in the sea that afternoon.

Và đây là ký ức về kỳ thi tuyển sinh:
The three days of examinations proceeded without incident, except occasionally the kid in front of me snuck a look or two at my exam sheet and the teachers there pretended not to see it at all, or they were too involved in their chat. But how can I let my three years of hard work be stolen by this sneaky bastard? I stared back at him with my hard, venomous eyes, covering my sheet up. The thief turned his head back.
Then everything was over. I walked out of the room feeling like an abandoned condom, used and hollow. Exhausted too. All I wanted to do was to catch up on all the sleep that I had missed over the past three years. It was not only because I was so sleepy, I wanted to sleep away the horrible three years, to forget them like a bad dream. When I woke up again, I hoped that I would find myself a fresh person with a new life.

Khốn khổ như vậy để cố gắng thi đậu và vào đại học, nhưng rồi sao nữa? Câu trả lời đây:
My feeling was vindicated; university life was but another cycle. We would go through another round of anxiety, angst, boredom and disillusion, only with different tokens for goals: then it was about passing the exam and going to university, now it was about becoming a Party member and finding a girlfriend and getting a job.

Có giống VN không nhỉ? Nếu giống, chắc cũng không có gì là ngạc nhiên. Tôi nhớ có một người bạn ngoại quốc nào đó của tôi đã nói rằng: VN rất giống với TQ, nhưng phải trừ đi 20 năm. Có nghĩa là những gì chúng ta đang đọc ở đây của cựu sinh viên TQ cũng sẽ xảy ra ở VN 20 năm sau.

Có cách nào tránh được số phận đau khổ đó hay không? Câu trả lời là ở mỗi người chúng ta.

No comments:

Post a Comment