Saturday, November 13, 2010

Nội dung tài liệu "Hướng dẫn thu thập số liệu giáo dục"

Tôi đang đọc tài liệu mà tôi mới giới thiệu hôm qua, và vì nó là tiếng Anh nên tôi dịch sơ sơ một số phần mà tôi cho là quan trọng để giới thiệu, tìm thuật ngữ tương đương, và cũng là lưu cho mình. Đưa lên đây để chia sẻ với mọi người.
------
Các phương pháp thu thập dữ liệu (trang 2-15, tài liệu Data Collection Workbook)

1. Nghiên cứu tư liệu (document review)

2. Thu thập câu trả lời dạng viết (collecting written responses)
a. Khảo sát (surveys)
b. Nhật ký (journals)
c. Trắc nghiệm và kiểm tra (tests and assessments

3. Trao đổi trực diện (talking to people)
a. Phỏng vấn (interviews)
b. Nhóm trọng tâm (focus groups)

4. Quan sát (observations)

5. Các tư liệu đa truyền thông (multimedia)


Tóm tắt các phương pháp thu thập dữ liệu thông dụng (Appendix 4, trang 23-27, tài liệu Data Collection Workbook)

1. Nghiên cứu tư liệu (NCTL)
a. Các ví dụ: bảng điểm danh (attendance records), số liệu báo cáo từ các phòng, sở, bộ (Data for local, state or federal funders), nhật ký (journals), số liệu ghi chép về thiết bị (maintenance records), số liệu dự toán tài chính (budgets), bài làm của người học (performance paperwork)
b. Lợi ích:
i. Dữ liệu sẵn có, không cần phải thu thập mới
ii. Thường là dữ liệu định lượng và dễ sử dụng
iii. Ít tốn chi phí thu thập nhất trong mọi phương pháp thu thập dữ liệu
c. Những điểm bất lợi:
i. Nếu nhân viên không cảm thấy những dữ liệu này sẽ được sử dụng thì dữ liệu có khả năng không chính xác
ii. Hạn chế trong những gì đã có sẵn, không thể làm gì hơn

2. Quan sát
a. Các ví dụ: quan sát cộng đồng để tìm ra những thay đổi, quan sát và ghi chép về hoạt động của một nhóm, quan sát và ghi chép về các thành viên của một buổi tập huấn
b. Lợi ích:
i. Không “xâm phạm” (non-intrusive)
ii. Không đòi hỏi các nỗ lực đặc biệt từ những người tham gia
iii. Dễ thực hiện hơn so với việc yêu cầu người tham gia trả lời bảng hỏi hoặc phỏng vấn
c. Những điểm bất lợi:
i. Chỉ thu thập được một số loại dữ liệu hạn chế
ii. Có thể mất nhiều thời gian
iii. Đòi hỏi nhiều công sức để có được sự nhất quán và để diễn giải ý nghĩa

3. Thu thập câu trả lời dạng viết
a. Các ví dụ: Khảo sát, bảng hỏi, bài trắc nghiệm. Chú ý: Các loại trên có thể in ra trên giấy (thực hiện trực tiếp hoặc gửi thư), qua điện thoại, gửi thư điện tử, hoặc trực tuyến.
b. Lợi ích:
i. Thu thập thông tin đồng bộ tương đối nhanh chóng và dễ dàng
ii. Có thể thực hiện ẩn danh nên người tham gia dễ chia sẻ những suy nghĩ thật
iii. Khi thu thập thông tin trên số lượng lớn sẽ tốn thời gian hơn nhiều so với các phương pháp trao đổi trực diện
iv. Phù hợp với dữ liệu định lượng vốn dễ phân tích hơn, ví dụ như các câu hỏi đóng và câu trả lời ngắn
c. Những điểm bất lợi:
i. Người trả lời phải đọc được ngôn ngữ của cuộc khảo sát
ii. Việc phản hồi không được đảm bảo (vd: gửi đi 100 phiếu khảo sát nhưng chỉ thu lại được 3 phiếu)
iii. Không thể dễ dàng hỏi sâu thêm như khi phỏng vấn. Không có nhiều câu trả lời phong phú.

4. Trao đổi trực tiếp:
a. Các ví dụ: phỏng vấn (kể cả trong các đợt tư vấn tuyển sinh và trao đổi trước khi ra trường), nhóm trọng tâm, nhóm thảo luận. Có thể trao đổi trực diện hoặc qua điện thoại, thậm chí là trực tuyến.

b. Lợi ích:
i. Cung cấp nhiều thông tin hơn cách khảo sát bằng phiếu (có thể hỏi thêm về những câu hỏi cụ thể và đào sâu hơn).
ii. Thông tin được chia sẻ một cách tự nhiên. Mọi người có thể trao đổi thoải mái, thay vì cảm giác bó hẹp trong một cuộc khảo sát được chuẩn hóa.
iii. Phù hợp với những người có ít kỹ năng về đọc và viết.
iv. Có thể sử dụng một nhóm người để khuyến khích trò chuyện và phản hồi.

c. Những điểm bất lợi:
i. Trao đổi trực tiếp có thể rất mất thời gian.
ii. Thiết kế ban đầu và phân tích dữ liệu đòi hỏi rất nhiều công sức.
iii. Phỏng vấn thường thu được nhiều dữ liệu định tính bằng lời, đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn khi phân tích.
iv. Không thể ẩn danh, khiến một số người có thể ngần ngại không đưa ra ý kiến trung thực.
v. Cần chú trọng không gây ảnh hưởng đến câu trả lời của người được phỏng vấn bằng cách tập huấn người phỏng vấn.

5. Hình ảnh đa truyền thông (pictorial multimedia)

a. Lợi ích
i. Bổ sung cho các phương pháp đánh giá truyền thống
ii. Có thể giúp nhớ lại rõ ràng nếu lấy dữ liệu ở nhiều nơi
iii. Có thể cho thấy rõ sự khác biệt lúc ban đầu với lúc cuối cùng

b. Những điều bất lợi
i. Cần phải sử dụng chung với những phương pháp khác
ii. Có thể được diễn giải ra nhiều cách khác nhau, trừ phi có sẵn lời chú thích
--
Chú thích:
"Focus group" có nơi dịch là nhóm tiêu điểm. Ở đây chúng tôi sử dụng cụm từ “nhóm trọng tâm” dựa trên cách dịch của tài liệu Các thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá và quản lý dựa trên kết quả do UNFPA Việt Nam biên soạn (Hà Nội 2008). Địa chỉ truy cập tài liệu: http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Cac%20thuat%20ngu%20trong%20danh%20gia_FINAL.pdf

No comments:

Post a Comment