Thursday, September 9, 2010

"Làm thế nào để hủy hoại các trường đại học?"

Lang thang trên mạng, tôi vớ được bài viết này trên blog của một người mà tôi nghĩ là tôi đã gặp. Bài viết không phải của chủ nhân blog mà của một tác giả khác, bằng tiếng Anh, ở đây.

Nói thêm, nếu tôi không lầm thì chủ nhân của blog này là một nhà khoa học có uy tín, một nhà toán học (hình như có quen Ngô Bảo Châu), các bạn vào đấy để tìm hiểu thêm nhé. Còn ở đây, tôi chỉ muốn giới thiệu bài viết, một bài mà theo tôi là rất hay, dí dỏm và giễu cợt, nhưng rất đau xót, và thực ra ẩn chứa trong nó là những lời khuyên rất sáng suốt. Vâng, vì nếu chúng ta đang muốn xây dựng một nền giáo dục đại học có chất lượng, để góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước, mà lại cứ làm như thế này, thì làm sao mà có đại học tốt được? Làm như thế, thì đó là hủy hoại các trường đại học đấy chứ!

VN đang hủy hoại trường đại học của mình sao? Làm sao mà tin được nhỉ? "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" cơ mà? À, thì cứ đọc mà xem. Bài viết nhắc đến VN nhiều lần lắm đấy!

Xin ghi lại đây các ý chính:

Để hủy hoại các trường đại học thì có thể làm theo những cách sau:

1. Hủy diệt các nhà khoa học: theo cách của VN, Liên Xô là bỏ đói để chết từ từ. Trả lương họ thấp hơn những người lao động phổ thông (điều đang diễn ra ngay trong năm 2010).

2. Làm tha hóa con người (corrupt the people): cái này có nhiều cách:

2.1 Một lần nữa lại là cách của VN, Liên Xô: bỏ đói. Đói ăn vụng, túng làm liều mà, nên cả thầy lẫn trò đều bị tha hóa, thế là ... xong!

2.2. Đưa ra những chỉ số hiệu suất vớ vẩn (dumb down performance measures): theo tác giả, đó là cách của Anh, nhưng tôi (VTPA) nghĩ đó cũng là cách của VN nữa, thí dụ như cứ có thật nhiều người có bằng cấp là tốt, bất kể đó là bằng gì!!!!!!!

2.3. Áp dụng hệ thống "phi tài năng" (anti-merit system): đây là cách "xã hội chủ nghĩa", ai nấy lãnh lương như nhau dù làm giỏi làm dở gì cũng rứa! Cũng là cách của VN mà?

2.4. Hồng tốt hơn chuyên (red is better than competent): cách "cộng sản chủ nghĩa", trời ơi, sao cái gì cũng "dính" VN hết vậy nè?

2.5. Phương pháp "dân chủ": cho sinh viên chấm điểm giảng viên. Miễn chấm điểm cao là tốt, hic hic. VN cũng đang đi theo hướng này?

Vân vân. Còn nhiều lắm, nhưng thôi, đọc đoạn chót nè, cách này hoàn toàn của VN đó:

3. Lãng phí thời gian và các nguồn lực khác: ví dụ như lãng phí thời gian vào các môn chính trị (triết học Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hic hic hic!!!) Tác giả này bảo hình như phải đến 40% thời gian ở ĐH VN là học mấy cái môn có liên quan đến chính trị tư tưởng vv. Chẳng biết có đến nỗi thế không, nhưng cũng ... không phải là oan hoàn toàn nhỉ?

Mà, không phải là tôi nói đâu nhé, tác giả nước ngoài ông ấy nói đấy! Tôi chỉ giới thiệu thôi!

Có đáng suy nghĩ không quý vị?

5 comments:

  1. Dear Chị P.A.

    Nó đúng là sự thật như quả đất tròn rồi thì đâu cần phải suy nghĩ.

    chơi.

    ReplyDelete
  2. - Theo Karl Marx thì các nhà triết học diễn giải thế giới theo những kiểu khác nhau; vấn đề là ở chỗ cải tạo (xây dựng) thế giới.

    Nhưng mà nói chung, cái nhìn của con người về tự nhiên luôn là hạn chế, cho nên có thể "xây dựng" cũng có thể nói là.. "hủy hoại". (cười)

    Có lẽ chẳng có ai bị thấm nhuần tư tưởng siêu hình như thế, cho nên đều rất hăng hái xây dựng (tòa nhà) giáo dục, đào tạo.

    Ơ nhưng mà không phá hủy làm sao mà xây dựng, không xây dựng làm sao mà phá hủy, phá hủy rồi... biết xây dựng thế nào?

    Rất thú vị là sang bên này thấy ngay phương cách "Làm thế nào để hủy hoại các trường đại học?"

    Bởi vì vừa đọc được “xây dựng” bên blog: http://bshohai.blogspot.com/2010/09/ai-xay-mong-cho-giao-duc-viet-xuong-doc.html

    "Xây dựng giáo dục là sự nghiệp trăm năm, nhưng để đập đổ nó chỉ cần vài chục năm" (BS Hồ Hải). Hoa Sen đã nói thật là ... chưa hiểu gì, do đó đã thử triển khai ý tứ:

    - "Tòa nhà giáo dục được coi là xây xong, ví dụ trong khoảng 100 trăm năm.

    - Sau đó tất cả mọi người trong xã hội cứ hài lòng mà sử dụng, ví dụ trong khoảng 30 năm.

    - Rồi dần dần thấy rằng tòa nhà xuống cấp... so với nhà bên cạnh thì lại cãi nhau tiếp, ví dụ trong 30 năm.

    - Rồi quyết định đập nó đi... đập xong mất tiếp 30 năm nữa (hay là đập từ khi bắt đầu cãi nhau nhỉ).

    ... Trở lại ý ban đầu, tòa nhà giáo dục được thiết kế theo phong cách nào nhỉ, cách phát huy bản sắc dân tộc chăng?

    - Hay là tiếp thu luôn tinh hoa của các nước tiên tiến đi trước, mà định làm mấy tầng nhỉ, giai đoạn thiết kế này chắc mất 30 năm?

    - Rồi thuê ai thi công nhỉ, chắc là phải mời chuyên gia nước ngoài rồi, biết đâu xây xong tầng 1 thì nó lại... sập, xong tầng 1 mất khoảng 30 năm?

    - Tầng hai chắc ông chủ thầu cũ ngỏm roài, và ông giám sát thi công cũng phải khác... phù xong rồi, trong khoảng 30 năm?

    - Tầng ba... thôi tóm lại, mời lão huynh HH cho một cái giải pháp toàn diện..., chứ con cháu của em chả sống được trăm năm sau đâu ạ? …

    Tái bút: Thật muốn cười khi dư luận đem mấy cái chuyện "cỏn con" ra mà làm lý do cái việc "phá hủy". Phá hủy rồi có ai... biết xây dựng thế nào?

    ...

    (Hoa Sen)

    ReplyDelete
  3. Dear Hoa Sen,

    Vấn đề giáo dục không phải là cỏn con đâu nhất là khi cả thầy cô tham gia vào vấn đề lừa đảo học sinh hay học viên.

    Do đó cần phải phá hủy cái hệ thống lừa đảo và làm việc vô trách nhiệm của những nguời sống bằng tiền thuế của dân.

    Hệ thống cũ của Liên xô cũng như Trung quốc và Việt Nam cũng đã từng dùng bạo lực cách mạng phá hủy cái hệ thống tư bản để xây dựng chủ cộng sản và họ thật sự đã phá hủy rồi và xây dựng rồi đấy có sao đâu.

    Bây giờ ta đang chẳng đang phá cái nhà cũ ra để xây lại cái nhà mới là gì.

    choi

    ReplyDelete
  4. Kính choi,

    "Nó đúng là sự thật như quả đất tròn rồi thì đâu cần phải suy nghĩ" (choi). Trái đất thì có tự bao giờ rồi nhưng để được một số đông người công nhận là "tròn" thì cũng mới... gần đây thôi, và đó là kết quả của không ít kẻ... trên giàn hỏa thiêu. Nhưng thật hơn, trái đất không "tròn", mà là "cầu"; và có thật là khoảng cách từ tâm trái đất đến mọi điểm trên bề mặt là như nhau (méo)?

    Hình minh họa, http://img716.imageshack.us/img716/1343/sangtoi.jpg. "Sự thật" là, mọi thứ chỉ là tuyệt đối trong sự tương đối (khó hiểu quá), như trái đất tại một thời điểm có cả mặt tối và mặt sáng. Mọi thứ vẫn vận động hài hòa lẫn nhau, con người thì cũng rất thật là thấy gì nói đấy, và họ luôn tin mình đúng nhất, và mình đúng nghĩa là... người sai (cãi nhau).

    Đã khi “một cô gái có lẽ còn trẻ” đã dám quát lên “ăn nói lăng nhăng” thẳng vào bậc trưởng bối thì người ta hè nhau để… truy tìm tung tích http://bshohai.blogspot.com/2010/09/tim-dum-tong-tich.html. Tìm ra tung tích “một cô gái có lẽ còn trẻ” để làm gì, và để làm gì cơ chứ khi “thấy rằng thế hệ trẻ bây giờ được giáo dục như thế nào”?

    Tương lai dân tộc nguy lắm…, than ôi thật là con dại thì cái mang…! Đó là một trong nhưng thứ “cỏn con” mà đã muốn cười, bây giờ thì cười be bé. Người ta nói phải đập đổ giáo dục đào tạo hiện tại, người ta dẫn cả triết học để truy nguyên cái sai… rằng là từ nền móng http://bshohai.blogspot.com/2010/09/ai-xay-mong-cho-giao-duc-viet-xuong-doc.html.

    Ngôn từ cũng là một nhà tù của “chân lý”, tôi đã dùng chữ “cãi nhau” về giáo dục, đào tạo. Như khi cha và mẹ cãi nhau, thực tế đã có tác động rất xấu đến đứa trẻ chứng kiến, trước khi có thể cùng đưa ra cách thức dạy dỗ thế nào cho tốt hơn. Đây là một điều tôi đã phải nghĩ và nói ngay trên blog này, và bây giờ lại một lần nữa tâm niệm và chia sẻ ở trên blog này.

    Và cũng khiên cưỡng nói giáo dục, đào tạo giống như việc… xây nhà. Người ta cũng đã nói rằng việc dạy trẻ cũng như chăm một cái cây, để cho nó tự do phát triển sau đó mới “cắt xén”. Một học giả đã phân tích: loại suy như vậy là sai, vì việc thay đổi một “thói quen” với với cắt một cành cây là hai việc khác nhau. Cắt một cành cây, thậm chí cây còn tốt hơn theo ý ta.

    Nhưng thay đổi một thói quen thì có khi làm thay đổi cả tính tình của trẻ đi, bởi vì tính tình của trẻ gồm nhiều thói quen tương tác lẫn nhau, mà có thể một kết quả nào đó là không như ý ta. Vậy đó, cắt xén rồi… có ai biết làm sao để như chưa… cắt xén hay không? Cũng vậy, trước khi chứng minh được tính chất “tốt hơn” sau khi áp dụng một giải pháp đối với giáo dục đào tạo thì…

    … Tóm lại, hãy đưa ra giải pháp xứng đáng với tâm huyết, năng lực, trách nhiệm… của các vị, còn không chỉ là cái dư luận trong chốc lát… nhưng những sự như là phủ định cực đoan… thì có thể gây cười mãi về sau. Xin nhớ: Điều cần thiết cho con cháu chúng ta, và với chính chúng ta có lẽ lại chính là sự yên tĩnh. Chúng ta có tấm lòng nhiệt thành nhưng cũng cần có lý trí sắc lạnh, cần thận trọng khi đặt giáo dục, đào tạo bên cạnh ý chí chính trị.

    Tái bút: Một trưởng bối được khen là “Bút lực về giáo dục quá dữ, khiến kẻ ngay khâm phục, khiến kẻ xấu giận mất khôn” (Hai Vo - http://bshohai.blogspot.com/2010/09/nhan-dien-griggs-university.html?showComment=1284131490003#c8348168026234312697). Thế nhưng, Hoa Sen mặc dù rất trân trọng các vị nhưng đến giờ vẫn bị tức cười: http://bshohai.blogspot.com/2010/09/tim-dum-tong-tich.html?showComment=1283939014933#c8816803116284692724

    > Hoa Sen

    ReplyDelete
  5. Thưa cô PA,

    4 năm ở trường ĐHKHXHNV, em mất 2 năm bởi các môn chính trị & đại cương, 2 năm ít ỏi còn lại học lơ thơ về chuyên ngành chẳng đầu chẳng đũa...
    Môn chính trị thì 60tiết, học xong chẳng giác ngộ dc gì, chẳng biết chủ tịch nước, tổng bí thư tên gì, nói chung là mất thời gian mà thu lại con số 0
    thầy cô trong dạy chuyên ngành thì than số tiết ít quá, chỉ 30t mỗi môn...
    rối bòng bong, gỡ mối nào đây Cô PA

    ReplyDelete