Thursday, July 15, 2010

Bản dịch: "Chiến lược quốc gia về giáo dục đại học cần điều chỉnh"

Như đã viết trong entry trước, tôi gửi bản dịch mẩu tin về chiến lược giáo dục ĐH Trung Quốc. Bản dịch ở dưới đây. Xin mọi người đọc và cho ý kiến nhé. Phần in nghiêng đậm là tôi thêm vào để nhấn mạnh.
---

Bắc Kinh, 04/06/2010 – Số lượng các thí sinh tham dự kỳ thi quốc gia để tuyển sinh đại học đã giảm trong vòng 2 năm liên tiếp sau khi đã đạt số lượng cao nhất vào năm 2008.

Trong tình hình như vậy, các trường đại học cần cân nhắc kỹ việc mở rộng tuyển sinh. Bên cạnh đó, chính sách quốc gia về giáo dục đại học cũng cần điều chỉnh.


Số lượng các thí sinh từ vùng nông thôn đã tăng đáng kể và hiện chiếm 61,9 % tổng số hơn 9,57 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học.

Ngày càng có nhiều học vùng nông thôn có khả năng tiếp cận với giáo dục đại học, đấy là một điều tích cực. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu đa số các sinh viên tốt nghiệp có kiếm việc làm ở thành phố hay không.

Nếu có, thì điều này có nghĩa là cơ hội việc làm ở thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, chắc chắn sẽ có cạnh tranh gay gắt. Còn nếu không, vậy họ sẽ áp dụng những gì đã học được ở đại học vào đâu?

Năm nay, các trường đại học y, dưới sự bảo trợ trực tiếp của Bộ Giáo dục sẽ tuyển 5.000 sinh viên từ nông thôn. Các sinh viên này sẽ được đào tạo miễn phí trong vòng 5 năm, sau đó quay về quê nhà để làm việc tại những bệnh viện ở địa phương. Điều này sẽ giải quyết được nhu cầu nhân lực tại các địa phương kém phát triển của các sinh viên đó.

Thực sự bệnh viện tại các thị trấn nghèo đang rất cần những bác sĩ được đào tạo lành nghề trong khi bệnh viện tại các thành phố lại quá dư thừa.

Trong bối cảnh như vậy, kế hoạch nêu trên sẽ giúp giải quyết vấn đề. Các sinh viên tốt nghiệp không những sẽ giúp cải thiện chất lượng y tế tại các thị trấn kém phát triển mà còn trút bỏ được mối lo về việc làm của mình sau khi tốt nghiệp.

Những ý tưởng tương tự đang rất cần để giải quyết vấn đề nhân lực cho các vùng kém phát triển đang thiếu chuyên gia trầm trọng, vừa tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên tốt nghiệp.

(Nguồn: Chinadaily.cn)

2 comments:

  1. Em nghĩ quan trọng nhất, trong bối cảnh của TQ, là giải quyết urban bias trong chính sách đầu tư xã hội (http://en.wikipedia.org/wiki/Urban_bias). Chứ nếu bất bình đẳng nông thôn thành thị quá lớn, thì e rằng nhiều sinh viên sẽ thà opt out chứ không chọn được miễn phí 5 năm rồi ở nông thôn cả đời (hoặc là sẽ tìm cách nào đó để cheat, cái này thì nước lạ có khi còn trùm hơn VN). :)

    SGK

    ReplyDelete
  2. Hi SGK,

    Em có vẻ rành nước lạ quá nhỉ? Cô thì nghĩ, cứ suy từ mình ra thì cũng có thể đoán được nước lạ rồi mà, 'anh em' với nhau cả còn gì!;-)

    Nhưng ý của em đúng đó, phải xem làm sao phát triển nông thôn lên, chứ không phải dụ sv tốt nghiệp về đó. Cô vẫn nhớ hồi mới giải phóng, sv ra trường bị phân công về tỉnh lẻ, không đi thì mất bằng. Nhưng rất nhiều người thà chịu mất bằng chứ quyết không nhận phân công, vì điều kiện ở nông thôn quá tệ!

    Cho nên tốt nhất là nhà nước không nên can thiệp nhiều quá, chỉ nên ngồi không làm chính sách và giám sát, trọng tài thôi. Còn mọi việc để dân tự lo, em nhỉ?

    PA

    ReplyDelete