Saturday, December 11, 2010

Có đáng "sốc" thật không?

Trước hết, cần giải thích cái tựa. Nếu các bạn đọc Tuần Việt Nam thì sẽ thấy bài viết mới này, được đưa lên sáng nay, nói về kết quả kỳ thi PISA mới đây mà trong đó thì điểm số của học sinh Thượng Hải là rất cao, hơn hẳn các nước phát triển phương Tây.

Bài ấy ở đây. Link: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-09-diem-so-cua-thuong-hai-gay-soc-nhung-nha-giao-duc

Tin ấy thực ra tôi đã đọc vào cách đây mấy ngày, và không quan tâm lắm. Vì chuyên ngành của tôi chính là đo lường năng lực người học, và tôi hiểu rõ giá trị của một kỳ thi có tính tương đối như thế nào.

Nói cho đúng, thì kết quả của những kỳ thi như thế không phải là không có chút ý nghĩa nào. Ít ra, nó phản ánh được một loại năng lực, đó là năng lực được đo qua những câu hỏi của bài thi. Nhưng, như trong môn học testing người ta hay nói, "đời thì dài, mà kỳ thi thì ngắn", nên một kỳ thi dù có tốt lắm thì cũng chỉ là một mẫu thử rất nhỏ cho năng lực của các thí sinh mà thôi.

Huống gì kết quả của những kỳ thi như PISA lại còn có thêm một yếu tố khiến cho kết quả của nó lại càng khó diễn giải, đó là sự khác biệt trong hệ thống giáo dục của các quốc gia. Mà ai cũng biết là các quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia chịu ảnh hưởng của Khổng giáo như TQ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam ... thì trẻ em bị bắt học hành nhồi nhét, và bị luyện nhuyễn nhừ như cháo để đáp ứng các kỳ thi đến chừng nào.

Nói theo ngôn ngữ của testing, thì trẻ em châu Á nói chung - ít ra là các nước mà tôi mới nêu - có "độ thông minh về thi cử" (testwiseness) hơn hẳn học sinh các nước Âu Mỹ, mà nhất là nước Mỹ, nơi quan điểm giáo dục là hãy để trẻ em phát triển theo thiên hướng tự nhiên của chúng, chứ không gò ép chúng trở thành người khác.

Thì chẳng phải chính nước Mỹ là nơi đưa ra lý thuyết về giáo dục mà tôi cho là rất nhân bản, đó là thuyết thông minh đa diện đó sao?

Đấy là ý nghĩ riêng của tôi về vụ Thượng Hải và PISA. Vì vậy, sáng nay khi đọc tựa bài báo thì tôi đã buột miệng nói ngay với con trai tôi: "Điểm đó có gì mà shock? Thi giỏi chưa chắc đã đồng nghĩa với năng lực thật."

Nhưng tôi nghĩ thế thôi, chứ nói ra chắc gì đã có ai tin, tôi nghĩ thế. Nên ... im lặng là vàng.

Nhưng rồi, may quá, tôi tìm thấy bài này của một người đồng quan điểm, mà lần này là một giáo sư người TQ nhé. Trên trang blog của ông, xem ở đây này. Với cái tựa rất hay: Lý do thực đàng sau diểm thi PISA của học sinh TQ.

Vậy lý do ấy là gì? Ừ, thì đúng như tôi nghĩ thôi mà: học ngày học đêm, học nhồi nhét, "học, học nữa, hộc máu" (câu này chôm đâu đó ở trên mạng Internet).

Ví đụ, hãy đọc thư của một bậc phụ huynh than thở về chương trình học quá nặng của con mình, một đứa trẻ chỉ mới học cấp hai:
Since my daughter began 7th grade (first year of middle school), she has had extra evening classes. At that time, the class ends at 18:50 and I accepted it. But ever since she entered 9th grade, the evening class has lengthened to 20:40. For the graduating class, the students have to take classes from 7:30 to 20:00 on Saturdays. There are also five weeks of classes during the winter and summer school vacation. All day long, the students don’t have any self-study time, or physical education classes…

[...]
This kind of practice has seriously damaged students’ health. They have completely lost motivation and interest in studying. My child’s health gets worse day by day. So is her mental spirit. She has begun to lose her.

This is not the end. After coming home after 10pm, she has to spend at least one hour on her homework. She has to get up at 5am. She is still a child. May I ask how many adults can endure this kind of work?

Còn đây là ý kiến của các học sinh TQ:
“I am exhausted and have become stupid, even before I graduate from middle school."
"You adults work from 9 to 5, but we have to work 18 hours a day.”

Thế đấy. Học như thế mà thi không đạt điểm cao mới là lạ chứ, phải không? Vậy thì "sốc" nỗi gì?

Có chăng, là "sốc" vì không hiểu tại sao người ta lại nỡ hành hạ trẻ em như vậy, để chúng không còn là trẻ em nữa, mà thành những người tù khổ sai ngay từ tuổi vị thành niên?

Đấy cũng không phải là ý của riêng tôi, mà là ý của GS Yong-Zhao, đang dạy khoa Education của ĐH Michigan đấy. Các bạn vào trang blog của vị GS ấy mà xem.

Còn tôi, tôi chỉ biết cầu trời khấn phật cho VN đừng có đưa ra kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 lọt vào top ten của kỳ thi PISA, chẳng hạn. Vì nếu thế, thì ... trẻ em VN đến chết mất thôi, đi tỵ nạn giáo dục nhanh nhanh thôi các cháu ơi!

No comments:

Post a Comment