Thursday, December 9, 2010

"30 cách xếp loại trường đại học"

Tựa của entry này là tôi dịch tựa một bài viết trên tờ Chronicle of Higher Education mà tôi vừa đọc được, rất hay. Có thể tìm thấy nó ở đây.

Một bài viết cực ngắn, chỉ vỏn vẹn có mấy giòng thôi. Mà thực ra cũng chẳng phải là một bài viết đúng nghĩa, vì nó chỉ nhằm mô tả một sơ đồ. Nhưng chính cái sơ đồ ấy mới đáng nói, vì nó đã tóm tắt mọi thông tin trong đó. Xin xem hình dưới đây.

Còn đây là toàn bộ phần "lời" kèm theo sơ đồ để giải thích cách đọc thông tin:
The lines below connect raters to each of the measures they take into account. Notice how few measures are shared by two or more raters. That indicates a lack of agreement among them on what defines quality. Much of the emphasis is on “input measures” such as student selectivity, faculty-student ratio, and retention of freshmen. Except for graduation rates, almost no “outcome measures,” such as whether a student comes out prepared to succeed in the work force, are used.

Dưới đây là phần dịch của tôi:
Các đường cong trong hình dùng để nối các hệ thống xếp hạng với những chỉ số được sử dụng trong hệ thống đó. Lưu ý rằng chỉ có rất ít các chỉ số được từ hai hệ thống trở lên cùng sử dụng. Đa số các chỉ số tập trung vào yếu tố đầu vào như tỷ lệ chọi, tỷ số giảng viên-sinh viên, và tỷ lệ tiếp tục học sau năm thứ nhất. Không kể tỷ lệ tốt nghiệp, hầu như chẳng có chỉ số đầu ra nào được sử dụng, ví dụ như sinh viên tốt nghiệp đã sẵn sàng tham gia thị trường lao động hay chưa.

Ừ, nhưng nếu thế thì sao? Câu trả lời của tôi:

1. Tìm hiểu về các bảng xếp hạng giúp ta hiểu được những yếu tố và chỉ số nào được xem là quan trọng đối với một trường đại học.

2. Nó cũng giúp cho ta biết được khi một trường đại học nào đó nói rằng họ nằm trong top 100 của, ví dụ, ARWU, thì thực ra điều đó có nghĩa là gì, vì không phải hệ thống xếp hạng nào cũng có ý nghĩa giống nhau.

3. Quan trọng nhất, là nó giúp cho ta hiểu được tính tương đối của các hệ thống xếp hạng, và có lựa chọn phù hợp để tham gia (nếu có ý định tham gia), và bình tĩnh trước các kết quả được, dù cao, dù thấp, vì các kết quả này thực ra là rất tương đối. Xếp hạng, cuối cùng chỉ nên xem như một cơ hội để có số liệu so sánh và tự cải thiện mà thôi.

No comments:

Post a Comment