Ý kiến trên chỉ là một phần của cuộc tranh luận mới được mở ra với câu hỏi được đặt ra là "What is a college degree in China worth?" - Bằng đại học ở TQ có giá trị đến đâu?
Một cuộc tranh luận rất đáng đọc, vì nó chỉ ra nhược điểm cơ bản của giáo dục đại học TQ, là một nền đại học vốn phát triển rất nhanh trong vòng 10 năm qua, và hiện nay đã tạo được một số thành quả nhất định. Ví dụ, đã có một số trường ĐH hàng đầu của TQ như ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa lọt vào top 200 của ARWU năm 2010 này (xem ở đây). Thành quả này đáng tự hào lắm chứ, phải không?
Nhưng có phải là mọi việc đang rất tốt, giáo dục ĐH Trung Quốc chỉ việc tiếp tục phát triển theo con đường của mình đã vạch ra hay không? Theo các học giả có ý kiến đang được đưa ra trong cuộc tranh luận kia, mọi việc không hẳn chỉ có màu hồng, mà còn có cả màu tối. Thậm chí có lẽ gam màu tối là chủ đạo trên bức tranh giáo dục ĐH của TQ nữa.
Này nhé, các kết quả nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu độc lập Mc Kinsey cho biết không đến 10% số sinh viên TQ tốt nghiệp có đủ khả năng để làm việc tại các công ty đa quốc gia tại TQ, và 44% lãnh đạo các công ty này cho rằng sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao là trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của các công ty này trong tương lai. Có thể tìm thấy link dẫn đến các nghiên cứu này trong bài viết đang được đề cập đến trong entry này, mà đường link đã được đưa ở trên.
Nói cách khác, nếu đánh giá chất lượng giáo dục đại học của TQ thông qua chất lượng của sinh viên tốt nghiệp thì rõ ràng là giáo dục đại học TQ vẫn chưa thể nói là đã thành công, bất kể những đầu tư to lớn của chính phủ và toàn xã hội, cũng như sự phát triển vượt bậc về mặt số lượng của giáo dục ĐH TQ trong những năm qua. Tức là giáo dục đại học của TQ nhìn chung vẫn là chất lượng thấp!
Tại sao thế? Tác giả bài viết của chúng ta, mà tờ New York Times đã giới thiệu như sau
Yong Zhao is the University Distinguished Professor in the College of Education at Michigan State University. The author of "Catching Up or Leading the Way: American Education in the Age of Globalization," he often blogs about education issuescho rằng mọi thứ có thể truy nguyên về một điểm thôi, đó là môi trường giáo dục quá nhấn mạnh thi cử (tiếng Anh là a test-oriented educational environment). Hay, "một nền giáo dục ứng thí" theo cách nói của GS Văn Như Cương vào năm 2008, có thể tìm đọc bài gốc ở đây.
Nền giáo dục ứng thí nó như thế nào nhỉ? Hãy đọc đoạn dưới đây, một đoạn thực sự đáng đọc, ngắn gọn mà đầy đủ, rõ ràng về căn nguyên, biểu hiện và hậu quả của cái gọi là nền giáo dục ứng thí của TQ mà ảnh hưởng của nó ở VN là không hề nhỏ:
China invented the keju system, which used tests to select government officials. It was a great invention because it enabled talents from across the society to join the ruling class regardless of their family backgrounds. Hence, a great meritocracy could be created. But it evolved into a nightmare for China as the system gradually changed into one that tested memorization of Confucian classics.
Keju is dead now but its spirit is very alive in China today, in the form of gaokao, or the College Entrance Exam. It's the only exam that matters since it determines whether students can attend college and what kind of colleges they can attend. Because of its life-determining nature, gaokao has become the “baton” that conducts the whole education orchestra. Students, parents, teachers, school leaders and even local government officials all work together to get good scores. From a very young age, children are relieved of any other burden or deprived of opportunity to do anything else so they can focus on getting good scores.
The result is that Chinese college graduates often have high scores but low ability. Those who are good at taking tests go to college, which also emphasizes book knowledge. But when they graduate, they find out that employers actually want much more than test scores.
Vậy phải làm sao? Ái chà chà ... Câu hỏi khó đây.
Tác giả của chúng ta cũng trả lời, nhưng hình như không được rõ ràng, đầy đủ như phần mới trích dẫn, mà có vẻ rụt rè, không mấy tự tin, như sau:
Chinese educators are well aware of the problems with the gaokao system and have been trying to move away from the excessive focus on testing. But seeking other valid indicators of strong academic records will take time, especially in a country of 1.3 billion people.
TQ, một con rồng đang lên, với mấy trường ĐH trong top 200 của ARWU (nhớ nhé, ARWU chứ không phải là một hệ thống xếp hạng kém ổn định nào đâu nhé), mà còn như thế, thì VN sẽ ra sao, nếu chúng ta cứ hài lòng với một nền giáo dục ứng thí như hiện nay nhỉ?
À mà có hài lòng đâu nhỉ, thi cử của mình thay đổi mãi đấy thôi, là do chưa hài lòng nên mới thay đổi chứ?
Ái chà ... Một vấn đề khó quá chừng chừng! Một câu hỏi lớn không lời đáp ...
Thôi thì khuyến mãi tấm hình này vậy. Bạn có thấy quen quen không, ừ, giáo viên ngồi dán túi bài thi đấy, giống VN ghê chưa! À mà hình này lấy từ bài viết đã nêu đấy ạ, không phải của tôi, tất nhiên rồi.
No comments:
Post a Comment