Dựa vào đâu để xếp hạng đại học?
Tiếp tục đọc bài “30 cách để xếp loại trường đại học” ở đây, sau đây là phần diễn nghĩa bản sơ đồ trong bài viết.
- Các phạm trù được sử dụng để xếp hạng:
Có 8 phạm trù đang được các bảng xếp hạng sử dụng, đó là:
1. Mức độ cạnh tranh và đặc điểm của sinh viên (tỷ lệ chọi, điểm đầu vào, tỷ lệ được cấp học bổng chính phủ, vv)
2. Đánh giá của bên liên quan (sinh viên, nhà tuyển dụng, đồng nghiệp)
3. Nguồn tài chính và chi phí (chi cho nghiên cứu, chi lương giảng viên, đóng góp tài chính của cựu sinh viên)
4. Mức độ quốc tế hóa (tỷ lệ giảng viên và sinh viên quốc tế)
5. Mức độ phục vụ xã hội (vd: tham gia quân đội, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình – Peace Corps – của LHQ)
6. Hỗ trợ tài chính cho người học (mức học phí, tỷ lệ sinh viên nhận học bổng hoàn cảnh khó khăn, tỷ lệ được hỗ trợ trên tổng số cần hỗ trợ, tổng số nợ học phí, mức độ hoàn trả nợ học phí của sinh viên tốt nghiệp)
7. Thành tích của sinh viên, giảng viên và cựu sinh viên (tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ lên lớp, số giảng viên có chân trong các hội đồng quốc gia, số sinh viên và giảng viên được nhận các giải thưởng, số lượng tiến sĩ do trường đào tạo, các công bố và trích dẫn của giảng viên, mức lương của cựu sinh viên, số cựu sinh viên có thành tích về nghề nghiệp)
8. Giảng dạy (tỷ lệ giảng viên-sinh viên, tỷ lệ giảng viên toàn thời gian trên tổng số, quy mô lớp học trung bình, chi phí cho hoạt động giảng dạy trên đầu sinh viên, bằng cấp của giảng viên)
- Sự khác biệt giữa các bảng xếp hạng trong việc lựa chọn các phạm trù xếp hạng
Có 6 bảng xếp hạng được đem ra so sánh ở đây, trong đó có 4 bảng xếp hạng quốc gia và 2 bảng xếp hạng quốc tế, đó là: USNWR (của Mỹ, rất phổ biến), Washington Monthly (cũng của Mỹ), Forbes, Kiplinger (chưa nghe bao giờ?), và 2 hệ thống xếp hạng quốc tế nổi tiếng là THE-QS (nhưng từ năm 2010 đã tách ra làm 2 là THE và QS rồi) và ARWU (của Trung Quốc, ĐH Giao thong Thượng Hải).
Khi nhìn vào sơ đồ ta sẽ thấy đa số các chỉ số chỉ được dùng 1 lần, tức mỗi bảng xếp hạng dùng các chỉ số khác nhau. Chỉ có đúng 1 (MỘT) chỉ số được 4/6 bảng xếp hạng cùng sử dụng, đó là tỷ lệ tốt nghiệp và lên lớp. Hai (HAI) chỉ số khác được 3/6 bảng xếp hạng sử dụng là điểm đầu vào (SAT hoặc ACT) và các thành tích (giải thưởng) của giảng viên/sinh viên. Còn lại, có 6 (SÁU) chỉ số được dung chung bởi 2/6 bảng xếp hạng, và 21 (HAI MƯƠI MỐT) chỉ số chỉ được dung bởi 1/6 bảng xếp hạng. Tổng cộng là 30.
Đấy, bây giờ thì ta đã hiểu nghĩa của cái tựa: “30 cách xếp loại trường đại học” rồi, phải không? Cho nên nếu muốn nói là đạt top 200 thế giới thì ngay lập tức phải nói là “theo bảng xếp hạng nào”. Đó cũng là câu hỏi mà GS Marginson đã hỏi tôi khi tôi nói với ông về ước mơ lọt vào top 200 thế giới của VN trong hội thảo cách đây 2 năm, năm 2008.
Ôi, một ước mơ rất xa vời!
Friday, December 10, 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment