Thursday, December 2, 2010

Đánh giá CTĐT theo tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA (3)

3. Đánh giá CTĐT theo AUN-QA

Các công cụ và quy trình đánh giá CTĐT theo AUN-QA bao gồm: báo cáo tự đánh giá (self-assessment report, viết tắt là SAR); các công cụ đánh giá của thành viên đoàn đánh giá ngoài; và quy trình đánh giá ngoài chính thức.

3.1. Báo cáo tự đánh giá

Cấu trúc báo cáo tự đánh giá theo AUN-QA gồm có phần giới thiệu và 07 chương với những nội dung tương ứng với các yếu tố trong mô hình tổng quát về chất lượng giáo dục đại học của AUN-QA được trình bày trong phần 2 của báo cáo này.

Giới thiệu
Mô tả ngắn gọn về hoạt động tự đánh giá của Khoa.
Mô tả ngắn gọn về trường và Khoa.
Mô tả ngắn gọn về chương trình đào tạo
Chương 1: Mục tiêu và những kết quả học tập dự kiến (1)
Chương 2: Chương trình đào tạo
2.1 Chương trình chi tiết (2)
2.2 Nội dung chương trình (3)
2.3. Cấu trúc chương trình (4)
2.4. Quan điểm sư phạm (5)
2.5 Kiểm tra đánh giá sinh viên (6)
Chương 3: Đầu vào
3.1 Chất lượng giảng viên (7)
3.2 Chất lượng nhân viên hỗ trợ (8)
3.3 Chất lượng sinh viên (9)
3.4 Tư vấn hỗ trợ sinh viên (10)
3.5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị (11)
Chương 4: Đảm bảo chất lượng
4.1 Đảm bảo chất lượng dạy và học (12)
4.2 Lấy ý kiến sinh viên (13)
4.3 Thiết kế chương trình (14)
4.4 Phát triển giảng viên (15)
4.5 Phản hồi từ bên liên quan (16)
Chương 5: Đầu ra
5.1 Đầu ra của sinh viên (17)
5.2 Tỷ lệ đạt và tỷ lệ bỏ học (18 + 19)
5.3 Thời gian trung bình để nhận được bằng (20)
5.4 Khả năng tìm việc làm (21)
Chương 6: Sự hài lòng từ bên liên quan
6.1 Ý kiến sinh viên
6.2 Ý kiến cựu sinh viên (người tốt nghiệp)
6.3 Ý kiến của thị trường lao động
6.4 Ý kiến xã hội
Chương 7: Phân tích điểm mạnh - điểm yếu
7.1 Tóm tắt điểm mạnh
7.2 Tóm tắt điểm yếu
7.3 Kế hoạch sắp tới

Theo yêu cầu của AUN-QA, báo cáo không cần quá dài, vào khoảng 50-80, nhằm cung cấp cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài một bức tranh tổng quát về chương trình đào tạo và những điểm mạnh – điểm yếu của chương trình. Tất cả những số liệu chi tiết và minh chứng kèm theo được tập hợp trong một tập phụ lục. Việc xem cái gì là minh chứng và đưa vào phụ lục là tùy vào khoa đào tạo, không có quy định chung của AUN-QA.

(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment