Tất nhiên là tôi không tin! Vì làm sao có thể tin được cơ chứ? Mướn người đi học thuê, thì chẳng khác chi cố tình đi mua thuốc giả/dỏm về uống để trị bệnh, cho ... rẻ!
Mở ngoặc chút:Tôi vốn hay so sánh ngành giáo dục với ngành y, vì cả hai ngành này đều giống nhau ở chỗ: "thí nghiệm trên con người", hoăc nói cho đúng bài hơn, là "tạo sự thay đổi trên con người" (ví dụ cúa ngành y: có bệnh thành ra hết bệnh, hoặc đôi khi "lợn lành thành lợn què"; và ví dụ của ngành giáo: chưa biết thành ra có biết, hoặc đôi khi "càng học càng thấy mình ngu" theo nghĩa đen ấy).
Bèn google search, thì trời ơi, mới thấy là mình quá lạc hậu! Dịch vụ này tồn tại ngang nhiên, quảng cáo om xòm, thậm chí cũng đã được báo chí quan tâm viết bài phóng sự cả mấy năm nay rồi. Chẳng hạn, gần đây nhất có phóng sự có thể xem ở đây này.
Còn đây là một đoạn trích trong bài viết mà tôi đưa link ở trên:
Trao đổi với PV Báo CAND, PGS.TS Phạm Văn Quyết - Trưởng phòng Đào tạo sau đại học (nguyên Trưởng phòng Đào tạo), Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Đi học hộ, học thuê là điều đáng lên án trong môi trường giáo dục hiện nay. Bởi đây chính là hình thức gian lận trong học tập.
Thế nên, nếu nhận được tin thông báo về việc có trường hợp vi phạm, nhà trường nhanh chóng cho tiến hành xác minh, nếu đúng vi phạm, Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ xử lý nghiêm, đồng thời gửi văn bản thông báo toàn bộ sự việc cho các trường khác nhằm có biện pháp phòng ngừa răn đe. Cũng theo PGS.TS Phạm Văn Quyết, trong năm 2007, Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã ra quyết định buộc thôi học một trường hợp là sinh viên hệ tại chức do trước đó đã thuê người học hộ.
Lại còn thế này nữa chứ. Trên trang mạng www.ngoinhachung.net, được giới thiệu là Mạng thông tin sinh viên, phần diễn đàn chính có thể thấy ngay trang quảng cáo dịch vụ học thuê của "công ty" hocthue.com. Nó ở đây. Hình chụp màn hình dưới đây.
Không chỉ quảng cáo trên diễn đàn "ngôi nhà chung", "công ty" học thuê còn đưa quảng cáo của mình lên những chỗ khác, ví dụ như Bình Long Forum (kết nối bạn bè) ở đây. Hình chụp màn hình dưới đây.
Đấy, mới chỉ tìm sơ sơ đã như thế. À quên, trong quá trình tìm, tôi còn tìm thấy trên trang danluan một bài viết có tựa đề đại khái gì mà "chỉ có ở VN". Trang Dân Luận này theo tôi hiểu là một trang ở nước ngoài và không mấy thiện cảm gì với nhà nước VN, mặc dù theo tôi là thái độ của họ cũng khá ôn tồn (vì thỉnh thoảng tôi cũng có đọc, well, tìm thông tin trên mạng mà, thì google nó dẫn mình tới bất kỳ nơi nào có chứa thông tin, mà có thông tin thì phải đọc, còn xử lý ra sao thì việc của mình).
Tôi lại lẩn thẩn nghĩ thêm mấy điều:
1. Thời này có lẽ tệ hơn cả thời Tú Xương rồi chăng? Thời Tú Xương, ông đau đớn kêu lên rằng: "Cái học ngày nay đã hỏng rồi/Mười người đi học chín người thôi".
Còn hôm nay, người ta không thôi học, mà còn học hai, ba bằng, rồi hệ tại chức/ chuyên tu/ mở rộng/ từ xa/ văn bằng hai, rồi cao học/ thạc sĩ/ nghiên cứu sinh/ tiến sĩ đủ cả. Chỉ có điều, người ta làm giấy giả, mua bằng giả, và bây giờ, đi học bằng ... người giả!!!!
2. Nhà nước VN quản lý các trang mạng, và quản lý báo chí, truyền thông rất chặt chẽ. Thậm chí đã từng tuyên bố thành tích "đánh sập các trang web xấu". Tôi tin là những điều đó, theo quan điểm và giải thích của nhà nước, là cần thiết để giữ gìn an ninh quốc gia.
Nhưng những trang như hocthue.com này, chẳng lẽ nó không xấu? Chẳng lẽ đó là một hoạt động được phép của nhà nước? Chẳng lẽ các anh an ninh mạng của ta không biết điều này sao? Phải cấm đi chứ, vì chắc chắn là nó sẽ gây ảnh hưởng xấu nhiều mặt: dung túng một tệ nạn rất nguy hiểm, chống lại nỗ lực cải tổ giáo dục đại học của VN, và ngoài ra, còn tạo điều kiện cho "bọn xấu" tha hồ nói chúng ta! Mà họ có nói, thì cũng đúng thôi!
3. Chẳng hiểu trong số những người có trách nhiệm, đặc biệt là trong các trường đại học hiện nay, có ai có bằng thật và "học giả" như vậy không nhỉ? Chà, nghĩ đến đây thì tôi rùng mình, không nghĩ thêm được nữa!
Vậy mà người ta vẫn cứ sính bằng cấp, bổ nhiệm người vẫn cứ chỉ dựa vào bằng cấp mà không cần kiểm tra năng lực thật, và những người có bằng nhưng không chứng minh được năng lực tương xứng hình như vẫn cứ tại vị? Hình như lý do là: nếu cho nghỉ thì ... lấy ai làm việc?
Chà, kiểu này mà CSM gần đây nó dám bảo mình là "Con hổ kinh tế mới của châu Á" thì "chúng nó" chửi mình ác quá, thật vậy! Ai muốn biết về bài ấy thì đọc trên blog này của tôi, ở đây.
À quên nữa, trong bài viết mới đây trên tờ Economist về giáo dục VN, họ cũng đã nhắc tới từ "diploma mills" trong giáo dục đại học của VN rồi đó. Họ tả các trường đại học công của ta thì "lèng èng" (lacklustre), còn trường tư thì cũng chỉ là những trường dỏm, vào bao nhiêu ra bấy nhiêu, học hành chẳng được mấy tí, y như xưởng bằng dỏm/giả (diploma mills) của Mỹ mà thôi. Bài ấy ở đây này. Dưới đây là đoạn trích mà tôi đã nói ở trên:
Enrolment at Vietnamese universities rose from about 900,000 in 2001 to over 1.6m by 2006. But most students study at lacklustre public universities or at private diploma mills. Those who can afford to go overseas. The best and brightest, like Mr Chau, rarely return.
Nhà nước mà không chấn chỉnh sớm, thì các trường đại học VN sẽ rất nhanh chóng vào top 200 đấy, chẳng phải đợi đến năm 2020 đâu. Nhưng mà top 200 các trường "tiêu cực" (corrupted) và "dỏm" ấy ạ.
Biết nói gì nữa bây giờ, ngoài cách nói của "thế hệ mới": Bó tay chấm com!
hihi, chận các thông tin trên trang web làm sao nổi, khi mà các bác đi học cao cấp chính trị ở các tỉnh cũng sử dụng chiêu này (dù ở các lớp này, người ta điểm danh rất ác, không điểm danh đầu giờ, mà điểm danh giữa giờ và cuối giờ, đưa danh sách cho ký tên hẳn hoi, nhưng vẫn đi học thay được tất). potay.com
ReplyDeleteGiáo dục nước ta xuống cấp dến mức này rồi!
ReplyDelete( Đề ý bản dịch sang Anh Ngữ )http://www.youtube.com/watch?v=VEg4ehlwpmk
Đây là cơ quan của Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam.
http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?rnd=10&newsid=53050&rid=140&zoneid=73&page=7