Và bài viết đầu tiên tôi đọc được là bài này, đăng trên Tuổi Trẻ từ năm 2004, ở đây. Bài viết về tâm sự của dịch giả, nhà nghiên cứu, và giảng viên Nhật Chiêu (Khoa Ngữ văn, trường ĐHKHXH-NV). Có mấy đoạn đáng đọc, hoặc đọc lại nếu đã đọc:
Đạo văn: sự xuống cấp của đạo đức trí thức
Hiện nay tình trạng đạo văn nhiều là vì họ thấy nhiều trường hợp đạo văn trước đó không bị trừng trị.
Đối vối tôi thì đạo văn hơn là tội ăn cắp tài sản bình thường. Bởi người ăn cắp bình thường có thể do họ nghèo khốn... Nhưng một TS mà đạo văn thì không có lý do gì biện minh được. Tiền thì anh ta có rồi, danh cũng có, thậm chí địa vị cũng có, vậy tại sao vẫn ăn cắp? Rõ ràng là sự thiếu liêm sỉ, thái độ thờ ơ của xã hội và cộng thêm sư không nghiêm minh của luật pháp trước vấn đề này khiến họ làm tới.
Nếu xã hội phản ứng gay gắt trước sự xuống cấp về đạo đức này, rồi TS bị tước bằng TS khi đạo văn thì tôi tin rằng mọi chuyện sẽ khác.
Và một bài khác, mà tình trạng đạo văn cũng không hề tốt hơn một chút nào, ở đây. Tựa bài: "Đạo văn kiểu nào phổ biến nhất", đăng trên Tuần Việt Nam, cách đây chỉ vài tháng. Mọi người đọc lại đoạn này:
Không phải là khoe khoang, vì chẳng lấy gì làm vinh dự, nhiều năm nay tôi đã phanh phui ra nhiều vụ đạo văn, mà đa số "khổ chủ" bằng cấp đầy mình. Mà lần nào cũng cống bố "tang chứng, vật chứng" đàng hoàng, địa chỉ cụ thể và tôi luôn sẵn sàng đối chất nếu "khổ chủ" thấy bị vu cáo. Kết quả là, hầu như các vị tỉnh queo, duy nhất Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội là mời tôi tới, để ông hiệu phó thông báo nhà trường quyết định không sử dụng cuốn sách bị tôi phê phán làm giáo trình. Còn lại thì "khổ chủ" vẫn hiên ngang đứng trên bục giảng để nói những lời hay ho, vẫn thăng quan tiến chức, vẫn chủ trì công trình nghiên cứu nọ, phụ trách đề tài nghiên cứu kia.
Đáng nể nhất là một ông quan chức văn hóa- nghệ thuật đã đạo văn, trên internet được tặng cho blog, rồi cả topic hàng trăm trang, bằng chứng sờ sờ mà vẫn "yên phận vị", thế mới tài!
Còn nhiều lắm chứ chưa hết đâu, ví dụ, thử đọc bài "Vì sao ăn cắp văn" ở đây. Trích dẫn:
[...] [N]hà trường của ta không hề dạy học sinh viết luận văn. Các trích dẫn trong luận văn đều hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm, thậm chí cách trình bầy trích dẫn cho chuẩn cũng không được học. Nhưng sách hướng dẫn dạy viết văn bản của "bên kia" lại nhắc nhở rõ: Nếu bạn không ghi rõ nguồn trích dẫn, bạn sẽ bị coi là ăn cắp. Dĩ nhiên, ta có thể trách các em, đằng nào chẳng biết đó không là của mình, thế chẳng là "cầm nhầm" thì là cái gì? Nếu đã có gan cầm nhầm một đoạn trích dẫn, thì làm sao chẳng có gan to hơn? Người Pháp nói cho ăn vần "quả trứng" (oeuf) với "con bò" (boeuf) để có phương ngôn dám ăn trộm quả trứng (oeuf) có lúc sẽ ăn trộm con bò (boeuf).
[...]
Không có đề tài, nên khi phải viết sách giáo khoa thì ăn cắp cách viết của sách khác, bảo là "tham khảo". Viết xong, liền viết tiếp sách tham khảo, 10.000 cuốn thì 9.999 cuốn xáo xào từ sách giáo khoa. Thế là tha hồ móc túi học sinh, em nào cũng thành con bệnh và cũng phải mua kỳ được toa thuốc "tham khảo" bắt buộc.
So với cách ăn cắp mang tính hệ thống, thì sự ăn cắp một trích dẫn hoặc ăn cắp một luận án trở thành bé tí.
Rồi bài này nữa: Lợi ích của đạo văn! Mỉa mai thật, đau lòng thật đấy. Nhưng vẫn là sự thực không thể chối cãi.
Lại có bài này về nạn đạo văn ở TQ, vốn hình như là nơi nguồn gốc của văn hóa đạo văn thì phải, với cách dạy dỗ bắt người học phải "tầm chương trích cú" nói theo lời thánh hiền! Các bạn vào link mà đọc nhé.
Còn thế này nữa chứ, đây là chuyện bản quyền blog. Xem ở đây.
Tôi càng đọc thì càng thấy vấn đề đạo văn đã rất "lậm" ở VN. Và nếu đọc về đạo văn ở VN thì nhiều lắm, chẳng có đủ thời gian mà đọc đâu. Cho nên tôi phải ngưng ở đây thôi. Vì cũng đã đủ rõ rồi: ở VN, đạo văn là một vấn đề văn hóa!
Biết làm sao đây?
Dr Lê Dức Thông quá sai lầm vì không nghĩ người ta khám phá ra ông di copy của người khác.Cuộc dời khoa học của 3 GS dứng chung tên coi như chấm dứt.
ReplyDeletehttp://www.viet-studies.info/culture.htm
Vụ đạo văn trên tạp chí khoa học: Thư của tổng biên tập Monthly Notices of the Royal Astronomical Society bác bỏ bài nộp (22-4-2010) -- Thẩm định viên (referee) của tạp chí này "có chất lượng" nên nhận ra ngay là bài của Lê Đức Thông và các đồng tác giả là sao chép các bài khác, nhờ thế tổng biên tập tạp chí này bác ngay, khỏi đăng để rồi thu hồi như các tạp chí khác! Để ý câu gần chót: "..we are rejecting this paper and, furthermore, will not consider ANY submission from you..." (Chúng tôi bác bỏ bài này và, hơn nữa, sẽ không xem xét BẤT CỨ bài nào mà ông gửi đến). Hi vọng là những nhà khoa học Việt Nam chân chính không bị vạ lây (như đang xảy ra cho Trung Quốc).
Thêm một bài nữa đã bị rút xuống: Search for cosmological time variation of the fine-structure constant using low-redshifts of quasar (Physics Letters B 24-2-2010) -- Ông này có thể được gọi là "đạo văn chuỗi" (serial plagiarist!). (Vào đầu những năm 60 thế kỷ trước, ở miền Nam có chiếu một phim khoa học giả tưởng của Nhật mà bọn con nít chúng tôi rất thích, phim có tựa “Người ruồi gieo máu lửa”! Tự dưng lại nhớ phim này.)
Cám ơn thông tin của bạn. Việc này đáng buồn quá phải không?
ReplyDeleteCó nên gọi dây là văn hoá "ăn cắp" ?
ReplyDeletehttp://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=122457&z=2
Từ lâu rồi trong xã hội Việt Nam, những người có lương tri, có lòng với đất nước, dân tộc, đã phải đau lòng chứng kiến những cái xấu, cái ác, sự không tử tế, thói vô văn hóa, phi văn hóa... ngày càng phát triển tràn lan, bào mòn và hủy hoại những truyền thống đạo đức, những phẩm chất tốt đẹp có từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam.
Một trong những bằng chứng của sự hủy hoại đó là lòng xấu hổ, sự tự trọng dường như cũng ngày càng trở thành xa xỉ. Chúng ta vẫn đọc, vẫn xem trên báo, TV hoặc nhìn thấy ở nơi này nơi kia, vô vàn ví dụ về “lòng xấu hổ đi vắng.” Từ thói làm ăn vô trách nhiệm, nạn hối lộ, chạy chức, mua bằng, xài bằng giả bằng dỏm, nạn đạo văn, ăn cắp hoặc “xào nấu” ý tưởng, tác phẩm, công trình khoa học... của người khác, v.v...
Trong những ngày gần đây, lại có thêm những câu chuyện tương tự. Một bộ phim khi vừa chiếu ra mắt, nhận được rất nhiều lời khen của báo chí, người xem, rằng “đã đem lại hơi thở mới,” “đã làm thay đổi diện mạo của phim Việt.” Sau đó dư luận bỗng phát hiện ra bộ phim này rất giống với một bộ phim đã ra đời từ rất lâu trước đó. Ðó là trường hợp bộ phim “Giao Lộ Ðịnh Mệnh” của đạo diễn Victo Vũ và bộ phim “Shattered” của Hollywood sản xuất năm 1991. Theo nhiều ý kiến nhận xét, “Giao Lộ Ðịnh Mệnh” không chỉ giống “Shattered” về nội dung cốt truyện, mà các nhân vật phụ, nhiều chi tiết nhỏ, một số hình ảnh, góc quay, ánh sáng... cũng tương tự nhau. Lúc đầu “Trả lời Thanh Niên, đạo diễn Victor Vũ nói tỉnh rụi: ‘Chưa nghe ai nói về sự giống nhau của 2 phim, nhưng tôi thấy rất thú vị nếu có sự giống nhau đó.’ Victor Vũ nói không biết phim Shattered ra sao nên phải cần thời gian xem rồi mới có kết luận, song ‘nếu bạn xem rồi và thấy giống đến như vậy thì thật là một sự trùng hợp rất lớn.’” (Báo Thanh Niên ngày 17 tháng 10)