Thursday, October 28, 2010

Làm gì để chống đạo văn?

Hôm qua tôi có viết một entry trong đó có nêu lên giả thuyết của tôi là "đạo văn là một vấn đề văn hóa".

Tôi chưa thực sự chứng minh điều này, cũng chưa đưa ra những lập luận đến nơi đến chốn, nhưng tôi vẫn tin là nếu đạo văn không hoàn toàn có nguồn gốc từ văn hóa, thì văn hóa cũng có một ảnh hưởng quan trọng đến thói quen đạo văn của những người sống trong nền văn hóa đó.

Mà đã là văn hóa, thì nó thấm vào máu rồi, sửa không dễ! Vậy nếu chúng ta muốn thay đổi để phù hợp với thói quen và thông lệ của thế giới, thì cần làm gì nhỉ?

Thay vì phải tìm lại châu Mỹ lần thứ hai, tôi nghĩ chúng ta hãy cứ tìm xem các nước trên thế giới họ làm việc này như thế nào. Tôi nghĩ, dễ nhất là chúng ta bắt đầu ở trường đại học, vì đây là nơi mà người học bắt đầu được tập tành để trở thành những nhà khoa học, những trí thức thực sự cho đất nước.

Mà nếu thế thì dễ quá, các trường đại học Âu-Mỹ họ đã có cách làm rất cẩn thận, hoàn chỉnh. Chỉ cần xem cách họ làm, rồi phán đoán xem cách nào dễ áp dụng ở VN nhất, thì áp dụng thôi.

Dưới đây là một vài đường links mà tôi nghĩ là có ích:

1. Plagiarism: How to Avoid it. Là những hướng dẫn dành cho người học để tránh "đạo văn không cố tình" (inadvertant plagiarism, hình như thế). Ở đây.

2. Education, not ethics. Bài viết của Susan Blum, một tác giả khá nổi tiếng khi bàn về đạo văn và văn hóa. Trên tờ Chronicle of Higher Education. Ở đây.

3. Plagiarism stoppers. Dành cho các giảng viên muốn ngăn chặn đạo văn. Ở đây.

4. Plagiarism workshop. Có thể dùng tài liệu này để làm workshop cho sinh viên. Ở đây.

7. Plagiarism and paper mills. Từ dùng rất hay: paper mills. Nó dùng để chỉ mấy loại tài liệu theo kiểu bài văn mẫu. Ở đây.

Đại khái thế. Các bạn đọc xong thì chia sẻ ý kiến với mọi người nhé.

3 comments:

  1. À, em đã từng phải deal với một sinh viên Mỹ đạo văn đó! Em mời nó đến gặp, bảo, ê, bài này không phải mày viết. Nó nói luôn, sorry!!! hehehe. Sau này ai cũng sửng sốt, vì nếu nói thế, mà không có bằng chứng thì nó kiện ngược, mà em thì dĩ nhiên không có bằng chứng!!!
    May là nó nhận tội, và em cho viết bài lại. Bên này nó có guidlines rất rõ khi tiếp xúc mấy trường hợp đó. Nó có cả một phòng, gọi là OMBUDS OFFICE, lo mấy việt tranh chấp. ví dụ theo link này sẽ thấy chức năng của phòng, http://www.umass.edu/ug_programguide/generalinfo/ombudsoffice.html

    Gọi đạo văn là môt habitus chắc cũng không sai. Nó có đủ thứ nguồn gốc, văn hóa, kinh tế, xã hội. Đạo xong nhiều khi kiếm ra tiền nhiều, vì nỗi tiếng (nếu ko bị phát hiện)
    Cheers,
    L

    ReplyDelete
  2. Hi Lộc,
    Thú vị nhỉ. Tôi cũng có kinh nghiệm tương tự với em. Người ta đạo văn của mình, khi mình nói họ còn đòi "minh định" với tôi nữa. Mà tôi thì tìm mãi không ra bằng chứng do tôi không cố tình lưu lại bằng chứng. May mà chưa bị kiện ngược! (Sau đó thì tìm thấy mail gửi qua gửi lại mà chưa delete, hú hồn!)

    Nên nhớ: kẻ thù của ta, những người đạo văn mà bị phát hiện ấy, chúng không hề hiền, và buộc phải diệt chúng ta để ... tự vệ! Em nên nhớ bài học này để phòng thân nhé!

    ReplyDelete
  3. Không lo không lo, văn em ai dám đạo!!! haha, chúng nó bảo viết không cho chúng nó hiểu, mặc dù dùng khái niệm sinh viên năm nhất, ặc ặc!

    ReplyDelete