Sunday, October 10, 2010

Nói chuyện tiếng Anh (5): Engrish, Singlish, Renglish, Runglish, Franglais, Spanglish, và giải lao tích cực

Lâu quá rồi tôi không viết về tiếng Anh, cũng nhớ nhớ. Nhưng mà công việc quá tải thực sự, bị stressed đến nỗi không còn nhớ nổi là mình ... đang bị stress và cần phải giải trí, giải lao, vv ;-).

Hôm nay tình cờ đọc được bài này trên trang blog của MacMillan Dictionary, thấy thú vị quá, nên mới nhớ ra rằng "đổi món ăn", tức thay việc này bằng việc khác, cũng là một cách giải lao, gọi là giải lao tích cực (active leisure, hình như thế, ai muốn biết thêm về từ này thì cứ google sẽ có được cái nhìn tổng quát về nó).

Vậy chứ cái bài mà tôi đọc được ấy, nó viết cái gì vậy? À, muốn biết thì cứ vào đó đọc các bạn ạ, nếu tiếng Anh lõm bõm thì mình tra từ điển, bây giờ tra trên mạng cũng dễ lắm rồi, các bạn có thể dùng "baamboo tra từ", địa chỉ thì tôi cung cấp cũng được nhưng tốt hơn là cứ tra google, dùng mấy từ mà tôi đã cung cấp làm từ khóa thì sẽ tìm được thôi. Thì, giải lao tích cực mà lại! ;-)

À quên nữa, cần gì phải tra từ, các bạn cũng có thể dùng công cụ dịch của google, nó sẽ dịch hết cho các bạn một cách tự động từ tiếng Anh sang tiếng Việt - tất nhiên bằng một thứ ngôn ngữ máy, hơi ngây ngô một chút. Nếu các bạn chưa bao giờ sử dụng google translate thì cũng nên thử, nó rất khá các bạn ạ, một sự hỗ trợ hữu hiệu cho các bạn khi sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh đấy. Cũng là giải lao tích cực nữa! ;-) (mệt quá, phải không các bạn)?

Còn với những ai, giống như tôi, đã quá già, quá bận rộn, quá mệt mỏi, quá stressed, đến nỗi không có thì giờ, và cũng chẳng buồn nhớ ra là mình cần giải lao - tích cực hay không tích cực cũng vậy - thì đây là tóm tắt của trang nói trên: Nó viết về Russian English đấy các bạn ạ.

Russian English, cũng giống như các thứ Englishes khác trên thế giới, là cách dùng tiếng Anh của người Nga (hoặc của người Pháp, người Tây Ban Nha, người Singapore, người Tàu - Engrish ấy, vv). Tức là tiếng Anh không hoàn toàn chuẩn mực, mà bị ảnh hưởng bởi một ngôn ngữ khác, nên nó ... kỳ kỳ, đôi khi không hiểu được, nhưng đa số là có thể hiểu, dù không mấy chính xác.

Và nó rất thú vị, vì nó lại làm cho ta hiểu cả 2 ngôn ngữ, và hiểu cái khó của người học tiếng Anh. Nói thêm, khi tôi còn xem tiếng Anh là nghề của mình, đặc biệt là hồi đi học sau đại học về giảng dạy tiếng Anh, thì tôi đã rất say sưa với lãnh vực Second Language Acquisition (SLA) và Interlanguage (không biết dịch tiếng Việt là gì nhỉ?) Interlanguage, là thứ ngôn ngữ nửa tây nửa ta, nửa Nga nửa Mỹ, Runglish hay Renglish như trong bài viết trên MacMillan Dictionary mà tôi đang giới thiệu ấy.

Và cuối cùng, đây là một đoạn trích mà tôi thấy thú vị:
“Following the tendencies of the past years English words are very widely used in Russian mass media even though there are appropriate Russian equivalents. This can be illustrated by the following examples: konversiya from English “conversion” instead of Russian “preobrazovanie”, stagnatsia from “stagnation” instead of “zastoi”, consensus instead of “soglasie”, image instead of “obraz”, pluralism instead of “mnozhestvennost’ mneniy”, prezentatsia from “presentation” instead of “predstavlenie…”

Read, and enjoy các bạn nhé!

2 comments:

  1. í, cái vụ giải lao tích cực này hồi xưa thầy dạy triết ở trường có giảng về ông Marx giải trí bằng cách... giả toán. :D

    ReplyDelete
  2. Tiếng Anh là ngôn ngữ của đế quốc mà lị, len lõi vào các tiếng khác, mà cũng chính vì vậy mà tính đế quốc của nó cũng bị chia lìa trong các local inflections.
    Loc

    ReplyDelete