Sunday, October 14, 2012

"Dưới tầng hầm của tháp ngà"

"Dưới tầng hầm của tháp ngà" là tựa của một bài viết được đăng trên tờ Atlantic Magazine cách đây đến 4 năm. Tựa gốc tiếng Anh của bài viết là "In the basement of the ivory tower". Một bài viết thật xuất sắc, ít ra là đối với tôi. Lý do tại sao thì tôi sẽ nói bên dưới trong entry này. Còn đây là link dẫn tới bài viết cho những ai muốn đọc: http://www.theatlantic.com/magazine/archive/2008/06/in-the-basement-of-the-ivory-tower/306810/?single_page=true.

community college professor

Tôi đọc được bài này trong một tâm trạng hoàn toàn tương tự với tác giả, và đó là lý do tại sao tôi thấy bài viết thật xuất sắc. Cũng như tác giả, thỉnh thoảng tôi cũng nhận dạy một vài lớp mà trong đó học viên (cao học) hoặc sinh viên đi học không phải vì chúng muốn học, mà là vì chúng bắt buộc phải học. Và cũng tương tự như tác giả, tôi hay dạy môn writing, đặc biệt là academic writing, tất nhiên là tôi dạy bằng tiếng Anh là ngoại ngữ đối với học viên của tôi, còn tác giả thì dạy bằng tiếng Anh nhưng đó là tiếng bản ngữ của tác giả. 

Ngoài ra, cũng tương tự như tác giả, các sinh viên/ học viên của tôi cũng không phải là sinh viên/ học viên xuất sắc - những người mà theo tác giả thì chẳng cần thầy dạy chúng chắc chắn cũng sẽ tiến bộ - mà chỉ là những người có học lực rất trung bình, thậm chí có thể hơi kém. Họ đi học lấy bằng đại học hoặc cao học vì đó là yêu cầu bắt buộc để thăng tiến, dù hoàn toàn không có tố chất phù hợp. Hãy tưởng tượng bạn phải là người thầy trong hoàn cảnh như thế này:

My students take English 101 and English 102 not because they want to but because they must. Both colleges I teach at require that all students, no matter what their majors or career objectives, pass these two courses. For many of my students, this is difficult. Some of the young guys, the police-officers-to-be, have wonderfully open faces across which play their every passing emotion, and when we start reading “Araby” or “Barn Burning,” their boredom quickly becomes apparent. They fidget; they prop their heads on their arms; they yawn and sometimes appear to grimace in pain, as though they had been tasered. Their eyes implore: How could you do this to me?

Sinh viên của tôi học hai môn English 101 và English 102 không phải vì họ muốn học mà là vì họ buộc phải học. Cả hai trường nơi tôi dạy đòi hỏi mọi sinh viên, dù học ngành nào hay có mục tiêu nghề nghiệp ra sao,  đều phải đạt 2 môn học này. Đối với nhiều sinh viên của tôi thì điều này thật khó khăn. Một số sinh viên trẻ, dự định vào ngành cảnh sát, có khuôn mặt rất thật thà trên đó tất cả mọi cảm xúc đều được bộc lộ rõ rệt. Khi chúng tôi bắt đầu đọc các tác phẩm như "Araby" hoặc "Barn Burning" thì sự chán chường trên khuôn mặt họ lộ rõ. Họ bắt đầu loay hoay không yên, hai tay tựa cằm, ngáp và đôi khi còn nhăn mặt đau đớn như thể vừa bị shock điện vậy. Đôi mắt họ cầu khẩn: "Sao thầy lại có thể làm điều này với chúng em?"

Đấy, họ đi học khổ sở như vậy đấy. Còn bạn thì là nhà giáo, nhìn một cách nào đó thì cũng giống như diễn viên, rất nhạy cảm với các biểu lộ của khán giả. Nhưng khán giả thì nếu không thích còn có thể đi ra giữa chừng, chứ sinh viên thì không thể như thế. Nên họ mới ngồi đau khổ như vậy. Thử hỏi, nếu bạn là nhà giáo thì bạn sẽ cảm thấy ra sao?

Khổ sở như vậy, nhưng họ vẫn chịu khó đi học, đủ thấy nhiều người trong số họ có sự kiên trì và nỗ lực phi thường. Và đó chính là lý do khiến cho tác giả cảm thấy thật khó khăn khi phải đánh rớt sinh viên của mình. (Các bạn hãy nhìn cái hình minh họa mà tôi đã lấy trong bài viết để bỏ vào đây thì sẽ rõ!).

Với những người học như vậy, một người thầy có lương tâm sẽ làm gì nhỉ? Các bạn hãy đọc đoạn trích rất thú vị dưới đây, nói về trường hợp một nữ sinh viên lớn tuổi  (khoảng 40 tuổi) gọi là cô L.bị tác giả chấm điểm F (điểm rớt, fail, phải nộp bài lại). Đây là một sinh viên mà ngay từ đầu khóa học tác giả đã cảm thấy là sẽ rất khó khăn vì cô rất thiếu kỹ năng hàn lâm, ví dụ như kỹ năng sử dụng Internet để tìm thông tin, hoặc kỹ năng tra cứu trong thư viện (nên nhớ rằng các thư viện ở một trường đại học ở các nước tiên tiến rất lớn với khối lượng tài liệu và thông tin đồ sộ, nên sử dụng chúng một cách hiệu quả đòi hỏi một số kỹ năng chuyên biệt). 

“I can’t believe it,” she said when she received her F. “I was so proud of myself for having written a college paper.”

She most certainly hadn’t written a college paper, and she was a long way from doing so. Yet there she was in college, paying lots of tuition for the privilege of pursuing a degree, which she very likely needed to advance at work. Her deficits don’t make her a bad person or even unintelligent or unusual. Many people cannot write a research paper, and few have to do so in their workaday life. But let’s be frank: she wasn’t working at anything resembling a college level.

"Không thể tin được", cô ấy nói khi nhận lại bài bị điểm F của mình. "Em đã hãnh diện biết bao vì đã hoàn tất được một bài tiểu luận ở bậc đại học."

Nhưng bài viết của cô ấy không thể nào được xem là một bài tiểu luận ở bậc đại học, và cô ấy còn lâu lắm mới đạt được trình độ ấy. Thế nhưng cô ấy vẫn đang cố gắng theo đuổi, đóng học phí khá cao để được quyền theo đuổi một tấm bằng đại học mà có thể cô ấy sẽ cần để được thăng tiến trong nghề nghiệp. Những chỗ còn thiếu sót về năng lực hàn lâm của cô cũng chẳng làm cho cô tệ đi hay ảnh hưởng gì đến công việc hoặc thậm chí cũng chẳng có gì là bất thường. Rất nhiều người không thể viết được một bài tiểu luận mang tính hàn lâm, và thực ra cũng chẳng có nhiều người cần đến kỹ năng này trong công việc hàng ngày. Nhưng vẫn phải nói thẳng là bài làm của cô hoàn toàn không đạt trình độ đại học.

I gave Ms. L. the F and slept poorly that night. Some of the failing grades I issue gnaw at me more than others. In my ears rang her plaintive words, so emblematic of the tough spot in which we both now found ourselves. Ms. L. had done everything that American culture asked of her. She had gone back to school to better herself, and she expected to be rewarded for it, not slapped down. She had failed not, as some students do, by being absent too often or by blowing off assignments. She simply was not qualified for college. What exactly, I wondered, was I grading? I thought briefly of passing Ms. L., of slipping her the old gentlewoman’s C-minus. But I couldn’t do it. It wouldn’t be fair to the other students. By passing Ms. L., I would be eroding the standards of the school for which I worked. Besides, I nurse a healthy ration of paranoia. What if she were a plant from The New York Times doing a story on the declining standards of the nation’s colleges? In my mind’s eye, the front page of a newspaper spun madly, as in old movies, coming to rest to reveal a damning headline:

THIS IS A C

Illiterate Mess Garners ‘Average’ Grade 

Adjunct Says Student ‘Needed’ to Pass, ‘Tried Hard'.

Tôi đã cho cô L. điểm F và đêm hôm ấy tôi mất ngủ. Trong những trường hợp bị đánh rớt, có một số trường hợp làm tôi trăn trở nhiều hơn những trường hợp khác. Câu nói của cô vẫn cứ vang bên tai tôi, và nó chạm đúng vào một điều khó nghĩ cho cả tôi lẫn cô ấy. Cô ấy rõ ràng đã làm tất cả những gì mà xã hội Mỹ luôn khuyến khích. Cô ấy đã quay lại trường học để cải thiện chính mình, vì vậy cô mong được tưởng thưởng chứ không phải là bị chà đạp như vậy. Cô đã rớt nhưng không phải vì thường xuyên vắng học hoặc không nộp bài. Chẳng qua là cô hoàn toàn không có tố chất phù hợp để học đại học. Mình đang chấm điểm cái gì đây nhỉ, tôi tự hỏi và thoáng nghĩ đến việc cho cô ấy điểm C trừ (điểm đạt yếu) giống như điểm của học viên nam lớn tuổi. Nhưng rồi tôi không thể cho phép mình làm điều đó. Tôi cần phải công bằng với các học viên khác. Nếu cho điểm quá dễ thì sẽ làm cho chuẩn mực giáo dục bị hạ thấp. Ngoài ra, tôi cũng mang trong mình một chút sự sợ hãi khá lành mạnh: biết đâu cô ấy là do báo New York Times cài đặt vào để điều tra việc hạ thấp chất lượng giáo dục thì sao? Tôi vẫn nhớ cái tựa bài báo ấy, lướt qua trong đầu tôi như một đoạn phim quay chậm, với cái tựa "kinh khủng" như sau:

NHƯ THẾ NÀY MÀ ĐẠT ĐIỂM C SAO?
Mess Garners đạt điểm trung bình mặc dù không biết gì cả!
Giảng viên nói: "Học viên này rất cần đạt, và đã rất nỗ lực."

Một điều rất đáng suy nghĩ mà tác giả đã nêu ra trong bài viết của mình là rất nhiều khi các giảng viên trực tiếp đứng lớp rơi vào tình trạng rất khó khăn khi chấm điểm, đặc biệt là những trường hợp như trên. Với tư cách là những con người với những hoàn cảnh cụ thể, những khó khăn trong cuộc sống, sự thiếu thốn thời gian, tác giả không dễ gì đánh rớt một học viên khi biết rõ rằng việc rớt môn học của mình sẽ là một cản trở lớn cho các học viên trong nỗ lực thăng tiến của họ. Hãy đọc đoạn này:

I could not be aloof, even if I wanted to be. Our presence together in these evening classes is evidence that we all have screwed up. I’m working a second job; they’re trying desperately to get to a place where they don’t have to. All any of us wants is a free evening. Many of my students are in the vicinity of my own age. Whatever our chronological ages, we are all adults, by which I mean thoroughly saddled with children and mortgages and sputtering careers. We all show up for class exhausted from working our full-time jobs. We carry knapsacks and briefcases overspilling with the contents of our hectic lives. We smell of the food we have eaten that day, and of the food we carry with us for the evening. We reek of coffee and tuna oil. 

Tôi không thể dửng dưng với họ, cho dù có muốn như thế. Sự hiện diện của chúng tôi trong các lớp học buổi tối như thế này đủ để chứng tỏ rằng cả hai phía đều đã mệt mỏi lắm rồi. Tôi đang làm thêm công việc thứ hai, còn các học viên của tôi thì đang cố gắng một cách tuyệt vọng để đến một nơi mà chẳng ai bắt họ phải làm (tức là đi đến lớp học buổi tối). Tất cả chúng tôi chỉ mong được ở nhà vào buổi tối. Học viên của tôi đa số là gần bằng tuổi tôi. Mà dù tuổi có gần nhau hay không thì tất cả chúng tôi đều là những người trưởng thành, tức là vợ con đùm đề, đầu tắt mặt tối trả nợ nhà và hoàn thành công việc ở cơ quan. Chúng tôi đến lớp trong tình trạng mệt nhoài vì công việc toàn thời gian vào ban ngày. Chúng tôi đeo ba lô hoặc xách cặp táp mà bên trong chứa đầy những công việc ở nơi khác. Quần áo chúng tôi có thể còn ảm mùi thức ăn mà chúng tôi đã ăn trước khi đến lớp, hoặc mùi thức ăn chúng tôi mang theo để ăn trong giờ giải lao cho đỡ đói. Người chúng tôi đầy mùi cà phê và mùi cá hộp. 

Một bài rất đáng đọc, vì nó cho người ta thấy mặt trái ảm đạm và những khó khăn của nghề giáo. Tôi chợt nhớ đến cô giáo Hà Thu Thủy (hình như thế) và vụ canh gà Thọ Xương. Thương quá, cô giáo chỉ mới có 25 tuổi, vừa bằng tuổi con trai tôi. Chẳng trách nào ngành sư phạm không thu hút được sinh viên, chả có gì là lạ cả, các bạn nhỉ?

2 comments:

  1. Chị Phương Anh: Chị dịch rất hay và thoáng lắm. Cái khó là cái "thoáng" đó Chị ạ. Tôi cũng có một thời gian ngắn dạy học sinh và thua kinh nghiệm tôi nhận thấy rằng cho điểm đánh giá học sinh thì mình phải có tiêu chuẩn áp dụng cho cả lớp, mặc dầu đôi khi mình cũng rất áy náy lắm (như tác giả bài này). Nếu học sinh không đạt được tiêu chuẩn vì không đẻ ý làm bài, ham chơi hay bận việc thì đó là trách nhiệm của học sinh. Còn nếu học sinh cần mẫn, siêng năng (không nhất thiết phải sáng dạ) mà không đạt tiêu chuẩn thì tôi nghĩ đó là lỗi của người thầy. Chính vì vậy mà khi dạy tôi luôn luôn tự hỏi chính mình là bài dạy của mình có dể hiểu không và Tài liệu mình chỉ cho học sinh có đầy đủ cho họ học không.
    Khổng Tử trong sách HSIO KI--Book XVI (Record on the Subject of Education) có nói về người làm thầy:
    When a superior man knows the causes which make instruction successful, and those which make it no effect, he can become a teacher of others. Thus in his teaching, he leads and does not drag; he strengthens and does not discourage; he opens the way but does not conduct to the end without the learner's own efforts. Leading and not dragging produces harmony. Strengthening and not discouraging makes attainment easy. Opening the way and not conducting to the end makes the learner thoughtful. He who produces such harmony, easy attainment, and thoughtfulness may be pronounced a SKILLFUL TEACHER.
    (Đoạn văn này hay nhưng tôi dịch ra tiếng Việt thấy khó khăn quá. Chị dịch dùm được không. Như vậy sẽ được nhiều bạn đọc hơn). Cảm ơn Chị trước. David

    ReplyDelete
  2. Chào anh Dũng (David Ngo),

    Lâu quá không "gặp" anh qua mail. Hôm nay mới biết anh là HoaHuongDuongz. Tôi đang bận quá anh ạ; hôm khác sẽ cố gắng dịch phần anh gửi ở trên sang tiếng Việt nhé. Và rất cám ơn lời khen của anh về việc "dịch nghe tự nhiên" của tôi. :-)

    ReplyDelete