Thursday, April 12, 2012

Đọc “Xuất khẩu giáo dục” (Educational Exports), nghĩ về đại học tư thục ở VN

Bài trên tờ The Economist, mới toanh ngày 10/4 (tức là 11/4 ở VN), hôm qua. Ngắn thôi, nhưng rất hay. Tiếc là tôi đang bận quá không có thìgiờ để dịch, viết gì cả. Chỉ có thể ghi nhanh lại vài suy nghĩ vụn dưới đâythôi vậy.

Này nhé, tựa bài là “xuất khẩu giáo dục”. Lại được đăng trên blog Trade and Growth (Mậu dịch và Phát triển) nhé. Có ai còn cãi giáo dục (đại học) không phải là hàng hóa nữa hay không? Có ai còn cho rằng giáo dục (đại học) phải được coi là công ích và phải được nhà nước bao cấp (hoàn toàn) nữa hay không? Nên nhớ (theo bài viết này), đối với nước Mỹ, ngành giáo dục đại họcchính là ngành công nghiệp thành công nhất và có mức xuất khẩu cao nhất so vớicác ngành công nghiệp khác.

Nhiều ý kiến trong nước – từ các nhà lãnh đạo, quản lý các trường đại học, các giảng viên, nhà khoa học, các luật gia, và các nhà nghiên cứugiáo dục – vẫn cho rằng giáo dục đại học phải được xem là một phần của hệ thống kinh tế (dạy nghề) hơn là hệ thống giáo dục (dạy người), và được đối xử sòng phẳng theo quy luật thị trường (tất nhiên có sự điều tiết và giám sát của nhà nước). Nhưng hình như suy nghĩ này vẫn còn quá mới đối với VN?

Sao mọi người không nghĩ: cứ khư khư bám lấy quan niệm giáodục là hàng hóa công, hay công ích, liệu có ích gì không, nếu hiện nay giáo viên (giảng viên đại học) thì chưa sống được bằng lương chính thức nên phải chạy show khắp nơi, chẳng có thì giờ đâu mà đọc sách cập nhật kiến thức chứ đừng nóilà nghiên cứu ra cái mới, sinh viên đi học thì ngán ngẩm với chương trình cũ kỹ và vô dụng, và tất cả mọi người VN và TQ nếu có đủ điều kiện thì sẽ ngay lập tức nộp tiền cho con mình đi học ở những nơi mà giáo dục đại học được xem là một món hàng xuất khẩu để thu tiền? Vì ngay cả Mỹ, nơi có một nền giáo dục đại học cônglập tuyệt vời, cũng vẫn xem sinh viên quốc tế là những người mua hàng nhập khẩu, trả tiền vì lợi ích tư cơ mà, có liên quan gì đến công ích đâu?

Chúng ta cần một cuộc giải phóng tư duy về vai trò của tư nhân trong giáo dục, quả thực thế! Nếu không thì chủ trương xã hội hóa giáo dục của chúng ta chắc sẽ còn nhiều khó khăn lắm lắm! Và sự tụt hậu đối với các nước xung quanh chắc sẽ là một điều không còn gì phải bàn cãi nữa.

8 comments:

  1. Em luôn nghĩ rằng giáo dục là về cách làm người. Không bao giờ nên biến nó thành cách làm tiền cả. Tiền chỉ là công cụ chứ không phải là mục đích. Em nghĩ vấn đề của nền giáo dục Mỹ chính là nó bị thương mại hóa và không còn giữ được vai trò giáo dục nữa. Em đang học giáo dục ở Mỹ thì em hiểu là giáo dục Mỹ không phải là một nền giáo dục thành công về mặt giáo dục. Chúng nó chỉ thành công về mặt tiền bạc thôi. Bao nhiêu người tài đến Mỹ học và dạy là vì họ có sẵn tài năng, muốn chứng minh tài năng, chứ còn tài năng của họ chưa chắc là được phát triển nhờ cơ chế ở các trường đại học cũng như phổ thông của nó. Bọn Mỹ hoạt động dựa trên cơ sở buôn bán trí truệ chứ không phải là sản xuất trí tuệ. Sở dĩ Mỹ có thể kinh doanh giáo dục được là do nó sở hữu tiếng Anh và các cơ chế để tự nó định nghĩa thế nào là thành công. Việt Nam mà định biến giáo dục thành ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp ấy cũng chỉ là một ngành công nghiệp yếu kém mà thôi. Sự thành công của giáo dục Mỹ về thương mại hoàn toàn không áp dụng cho Việt Nam vì hai nước quá khác nhau.

    ReplyDelete
  2. Theo em giáo dục là giáo dục, kinh doanh là kinh doanh, chính phủ là chính phủ. Ba cái đó tuy không tách rời nhau nhưng buộc phải có tính độc lập thì trong khi tương tác với nhau mới đem lại cân bằng cho xã hội. Hiện nay kinh doanh đã thâu tóm cả giáo dục và chính trị và đó là một mối hiểm họa lớn với tự do tư tưởng của loài người, là cỗ máy duy trì bất công xã hội. Tại sao không ai nghĩ rằng cái gì cũng thành kinh doanh là một kiểu suy nghĩ độc tài?

    ReplyDelete
  3. Em đồng ý là cần phải phát triển mạnh hơn nữa khối đại học tư thục nhưng điều đó hòa toàn không có nghĩa là biến giáo dục thành kinh doanh. Các cơ sở giáo dục tư nhân phải hướng tới mục đích giáo dục chứ không phải mục đích kinh doanh. Các đại học tư cần phát triển là để tận dụng nguồn lực của xã hội, và vì nhà nước thể tự một mình lo cho giáo dục, chứ không phải để biến giáo dục thành kinh doanh.

    ReplyDelete
  4. Hệ thống giáo dục ở châu Âu ưu việt hơn hệ thống giáo dục ở Mỹ và theo em có nhiều bài học có giá trị cho giáo dục Việt Nam hơn là giáo dục Mỹ.

    ReplyDelete
  5. Lẽ dĩ nhiên châu Âu khác Việt Nam và nền giáo dục của nó cũng bị thương mại hóa, nhưng nó có sự cân bằng hơn. Giáo dục ở Việt Nam phải dựa trên việc đào tạo ra nhân lực có chất lượng thực sự chứ không thể dựa trên việc buôn bán trí tuệ như ở Mỹ được.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khong biet Phung Ha Thanh dang hoc o My nho vao nguon kinh phi nao va hoc o truong nao ben do. O My co hon 4000 truong DH va CD nen em nen tim hieu cho ky khong tuyet doi hoa mot cai gi va nen khai thac nhung cai tot cua nen GD DH My.Co gi ma bao nhieu nguoi gioi giang tren the gioi deu do ve MY tham gia giang day va hoc tap.

      Delete
  6. Wow, Hà Thanh. Em có vẻ “bức xúc” về vụ “kinh doanh” giáo dục này quá nhỉ, nên viết liền 5 cái comments một lúc.

    Nhưng có lẽ chúng ta đang không nói cùng ngôn ngữ, Hà Thanh ạ. Thực ra bài viết ngắn này tôi không đủ chỗ để nói cho hết ý. Một cách ngắn gọn, tôi không ủng hộ cách làm của cơ quan quản lý cũng như truyền thông hiện nay tại VN, đó là rất có thành kiến với các trường tư thục (gần như tất cả tội lỗi gì của giáo dục đại học VN cũng là do tư nhân?), mà bỏ qua những yếu kém, sai sót, và kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát ở các trường công. Tất cả, chỉ cần giương lên chiêu bài “giáo dục (đại học cũng) là công ích”  giáo dục (đại học) phải thuộc khu vực công  không ủng hộ đại học tư, và không ủng hộ thu đủ về học phí đại học, bỏ mặc cho giáo viên đại học ở khu vực công với đồng lương chết đói.

    Và còn có một điều còn đáng lên án hơn rất nhiều, đó là: sự kỳ thị trường tư chỉ được thực hiện với các trường tư của VN mà thôi, còn của Tây thì cái gì cũng tốt. Mặc dù nó cũng là trường tư, và cũng là kinh doanh đấy thôi?

    Nhưng tôi không sử dụng từ “kinh doanh” theo nghĩa xấu em ạ. Tôi dùng nó với nghĩa neutral, như trong WTO người ta định nghĩa giáo dục là một loại service có thể trade được. Mà tôi tin rằng muốn kinh doanh tử tế, được thị trường chấp nhận thì thực ra phải làm đàng hoàng đấy em ạ.

    Nhưng mà thôi, nói chuyện này thì dài lắm. Em chờ đọc bài đầy đủ về vấn đề này nhé.

    ReplyDelete
  7. Xin đóng góp vài suy nghĩ.
    1.Theo tôi thì giáo dục đại học không nên nằm trong khuôn khổ "dạy người" nữa mà phải là "dạy nghề" bởi vì người học đã vào giai đoạn trưởng thành (+18)cho nên việc "Dạy người" không phải là mục đích chính và cần thiết.
    2.Tư tưởng "Công hữu hóa" nó đã ăn sâu vào tiềm thức của giai cấp lãnh đạo VN đã mấy mươi năm theo CNXH rồi thì việc chấp nhận tư hữu hóa giáo dục dĩ nhiên không thề xảy ra một sớm một chiều nếu không có sự chấp nhận thay đổi tư duy của giới lãnh đạo.Sự kỳ thị nó là điều hiển nhiên khi tư duy nhận thức chưa thay đổi kịp với xu hướng phát triển cũa xã hội cũng như sự hội nhập vào cộng đồng thế giới.
    3.Tư hữu hóa giáo dục chẳng có gì là không đúng cả nếu nó thật sự thỏa mãn chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn & yêu cầu của người mua.
    4.Nếu coi "Tri thức" là món hàng mà người học là khách hàng cần mua thì bản thân trường đại học đã là một công xưởng khinh doanh rồi.
    Tư duy này có được chấp nhận & khuyến khích hay không còn tùy thuộc vào số lượng "chất xám" của các nhà lãnh đạo VN.

    HoàngLong

    ReplyDelete