Thực ra tôi không muốn viết bài này nữa, vì mọi việc cho đến giờ cũng đã khá rõ ràng: bài viết trên báo Tuổi Trẻ ngày 25/10/2012 có rất nhiều điểm không chính xác về số liệu, không nhất quán về phương pháp, và không logic trong lập luận, vì vậy giá trị thông tin của bài báo là rất thấp, nếu không nói là chẳng có chút giá trị nào.
Tôi nghĩ, nếu các tác giả là người có trách nhiệm, hoặc báo Tuổi Trẻ quan tâm đến ý kiến của bạn đọc (là tôi) thì nên có phản hồi. Nhưng tôi cũng biết đòi hỏi điều này đối với VN là hơi khó, nên có lẽ những phản hồi, tranh luận của tôi sẽ chỉ rơi vào khoảng không im lặng mà thôi, như tôi đã có kinh nghiệm một vài lần khác với tác giả Phạm Thị Ly.
Tôi nghĩ, nếu các tác giả là người có trách nhiệm, hoặc báo Tuổi Trẻ quan tâm đến ý kiến của bạn đọc (là tôi) thì nên có phản hồi. Nhưng tôi cũng biết đòi hỏi điều này đối với VN là hơi khó, nên có lẽ những phản hồi, tranh luận của tôi sẽ chỉ rơi vào khoảng không im lặng mà thôi, như tôi đã có kinh nghiệm một vài lần khác với tác giả Phạm Thị Ly.
Nhưng đã hứa với độc giả là sẽ kết thúc bài tranh luận hôm nay nên tôi vẫn phải viết thêm vài giòng, trong đó có một điểm mà tôi vẫn chưa nêu rõ ràng trong 3 bài trước. Đó là: tôi thực sự không hiểu các tác giả đưa những thông tin về GDP của VN và các nước khác trong khu vực vào phần cuối của bài viết để làm gì.
Theo tôi, đây là phần viết yếu nhất của bài viết, vì có vẻ các thông tin được lắp ghép từ các nguồn khác nhau mà dường như không có mục đích, kèm những phát biểu khá chủ quan, không có chứng cứ. Ngoài ra, tôi cũng không hiểu tại sao tác giả đang lấy số liệu công bố khoa học từ năm 1996 đến 2010, mà về kinh tế lại lấy số liệu từ năm 1970. Mốc 1970 ở đây có ý nghĩa gì thế, và tại sao lại lấy xa thế?
Quan trọng hơn, sau khi phát biểu rằng có những số liệu (nhất quán!) cho thấy về mối liên hệ giữa NCGD với chất lượng của nền giáo dục, bài viết thay vì đưa ra những số liệu cho thấy NCGD của VN kém đi kéo theo sự tụt hậu của giáo dục (một điều mà tôi không tin các tác giả có thể dễ dàng chứng minh), thì lại đưa ra những thông tin về thu nhập bình quân đầu người.
Cách viết như vậy khiến ta không thể hiểu theo cách nào khác hơn là cho rằng các tác giả tin rằng có một mối liên hệ trực tiếp và tuyến tính giữa GD và kinh tế, và cứ hễ nơi nào giáo dục tốt thì ngay lập tức kinh tế cũng phải tốt. Một nhận định chưa được chứng minh và có thể xem là khá hồ đồ. Những lời phát biểu như thế này mà không có số liệu kèm theo thì quả là thiếu thận trọng.
Theo tôi, đây là phần viết yếu nhất của bài viết, vì có vẻ các thông tin được lắp ghép từ các nguồn khác nhau mà dường như không có mục đích, kèm những phát biểu khá chủ quan, không có chứng cứ. Ngoài ra, tôi cũng không hiểu tại sao tác giả đang lấy số liệu công bố khoa học từ năm 1996 đến 2010, mà về kinh tế lại lấy số liệu từ năm 1970. Mốc 1970 ở đây có ý nghĩa gì thế, và tại sao lại lấy xa thế?
Quan trọng hơn, sau khi phát biểu rằng có những số liệu (nhất quán!) cho thấy về mối liên hệ giữa NCGD với chất lượng của nền giáo dục, bài viết thay vì đưa ra những số liệu cho thấy NCGD của VN kém đi kéo theo sự tụt hậu của giáo dục (một điều mà tôi không tin các tác giả có thể dễ dàng chứng minh), thì lại đưa ra những thông tin về thu nhập bình quân đầu người.
Cách viết như vậy khiến ta không thể hiểu theo cách nào khác hơn là cho rằng các tác giả tin rằng có một mối liên hệ trực tiếp và tuyến tính giữa GD và kinh tế, và cứ hễ nơi nào giáo dục tốt thì ngay lập tức kinh tế cũng phải tốt. Một nhận định chưa được chứng minh và có thể xem là khá hồ đồ. Những lời phát biểu như thế này mà không có số liệu kèm theo thì quả là thiếu thận trọng.
Xin mọi người hãy đọc lại phần trích dẫn dưới đây:
"Chưa có những chứng cứ để nói rằng sự yếu kém trong KHGD góp phần vào sự tụt hậu của giáo dục, nhưng những dữ liệu hình như nhất quán với nhận xét đó. Tính từ thập niên 1970 đến nay, khoảng cách của VN với các nước trong khu vực (trừ Philippines) càng lúc càng xa. So với năm 1970 thì thu nhập bình quân trên đầu người đã tăng gần 20 lần, trong lúc đó Malaysia tăng 21 lần, Thái Lan tăng 24 lần, Indonesia tăng 36 lần, Singapore tăng 45 lần. So sánh tương quan giữa các nước với VN thì năm 1970 thu nhập bình quân đầu người của Indonesia cao hơn VN 1,3 lần, đến năm 2010 Indonesia đã cao hơn VN 2,4 lần. Cùng thời gian đó, tương quan GDP đầu người giữa Malaysia và VN là 6,3 lần và 6,8 lần; giữa Singapore và VN là 14,9 lần và 34,2 lần; giữa Thái Lan và VN là 3,1 và 3,7 lần."
"Chưa có những chứng cứ để nói rằng sự yếu kém trong KHGD góp phần vào sự tụt hậu của giáo dục, nhưng những dữ liệu hình như nhất quán với nhận xét đó. Tính từ thập niên 1970 đến nay, khoảng cách của VN với các nước trong khu vực (trừ Philippines) càng lúc càng xa. So với năm 1970 thì thu nhập bình quân trên đầu người đã tăng gần 20 lần, trong lúc đó Malaysia tăng 21 lần, Thái Lan tăng 24 lần, Indonesia tăng 36 lần, Singapore tăng 45 lần. So sánh tương quan giữa các nước với VN thì năm 1970 thu nhập bình quân đầu người của Indonesia cao hơn VN 1,3 lần, đến năm 2010 Indonesia đã cao hơn VN 2,4 lần. Cùng thời gian đó, tương quan GDP đầu người giữa Malaysia và VN là 6,3 lần và 6,8 lần; giữa Singapore và VN là 14,9 lần và 34,2 lần; giữa Thái Lan và VN là 3,1 và 3,7 lần."
Nhận xét và tranh luận:
- Những "dữ liệu nhất quán với nhận xét" rằng "sự yếu kém trong NCGD góp phần vào sự tụt hậu của giáo dục" mà các tác giả đã phán ra ở trên là gì, xin vui lòng cho biết.
Riêng tôi, khi ngồi xem xét kỹ các số liệu trong Scimago thì tôi thấy nếu chỉ xét theo công bố quốc tế, thì chẳng có gì đáng phải la hoảng lên như thế về NCGD của VN. Nếu nó tệ thì nó cũng chỉ tệ ở mức trung bình, vì còn có những ngành tệ hơn, dù ta có thể tin là mức đầu tư dành cho những ngành này là cao hơn ngành giáo dục.
- Nếu không có dữ liệu, các tác giả không nên tùy tiện "gợi ý" rằng vì nghiên cứu giáo dục của VN kém (theo nghĩa: xếp hạng công bố quốc tế theo cơ sở dữ liệu của Scimago là kém) nên nền giáo dục của VN hiện nay mới tụt hậu như thế. Và sự suy diễn lại càng tệ hại, thiếu logic hơn khi các tác giả có hàm ý rằng vì NCGD kém --> giáo dục tụt hậu --> kinh tế kém phát triển.
Xin được nhấn mạnh với 2 tác giả rằng đây là một sự suy diễn quá mức đến không thể chấp nhận được, vì chúng ta chỉ mới có trong tay một ít số liệu về công bố quốc tế theo một cách xếp hạng là Scimago. Trên thế giới còn nhiều cơ sở dữ liệu và cách xếp hạng khác nữa, đồng thời cũng không thể không quan tâm đến số lượng và chất lượng của những nghiên cứu trong nước.
Ngoài ra, công bố quốc tế có thể dùng làm MỘT (xin nhấn mạnh: một trong nhiều) loại thước đo về năng lực nghiên cứu mà chủ yếu là nghiên cứu hàn lâm, lý luận (academic research), nhưng điều đó hoàn toàn KHÔNG ĐỒNG NHẤT với thực tiễn nghiên cứu của một quốc gia, đặc biệt là những nghiên cứu nhỏ, action research, gắn với thực tế và áp dụng ngay mà hầu như rất ít khi công bố rộng rãi. Vì vậy, ngay cả khi các số liệu trong bài báo là chính xác và nếu ta có cơ sở để tin rằng những số liệu của Scimago đã đủ để cho phép các tác giả nhận định của tác giả về nghiên cứu khoa học của VN còn kém, thì các tác giả cũng chỉ nên dừng ở đó, chứ không nên gợi ý về mối liên hệ nhân quả giữa chất lượng của NCGD với chất lượng của cả một nền giáo dục. Đây chính là điều mà tôi phản đối các tác giả và bài viết nhiều nhất.
Riêng gợi ý của các tác giả về sự kém phát triển của VN so với các nước khác trong khu vực (khoảng cách ngày càng xa) thì tôi cho là một gợi ý rất vu vơ và thiếu logic nhất, đến độ không cần quan tâm đến. Nếu nói về mối liên hệ giữa NCKH và sự phát triển kinh tế của VN, tôi đề nghị các tác giả quan tâm đến các lãnh vực sau đây vì nó trực tiếp liên quan đến toàn bộ các hoạt động của một nền kinh tế. Đó là nghiên cứu của các ngành doanh thương (business), kinh tế, ngân hàng, tài chính; hoặc nghiên cứu về môi trường; công nghệ và công trình. Tôi đã xem qua các số liệu và thấy rằng quốc gia gần chúng ta nhất (xấp xỉ bằng nhau về thứ hạng) là Indonesia nên có thể sử dụng quốc gia này để đối sánh, và cặp quốc gia ĐNÁ cao hơn chúng ta một bậc mà chúng ta có thể so sánh là Thái Lan và Mã Lai.
Những so sánh ban đầu của tôi cho thấy, nghiên cứu giáo dục của chúng ta gần ngang ngửa với Indo về số lượng (mặc dù quốc gia này đông dân hơn ta vài lần), nhưng nghiên cứu kinh tế và môi trường thì ta thua họ kha khá; nghiên cứu về kỹ thuật của chúng ta cũng kém, nhưng có hai ngành khoa học mà chúng ta trội hơn hẳn so với Indo là toán và khoa học máy tính với rất nhiều công bố. Những điều này các bạn có thể tự kiểm tra lại trong cơ sở dữ liệu của Scimago, vì tôi lười chụp màn hình và đưa lên quá.
Với những số liệu như vậy, liệu tôi có thể đưa ra những nhận định trái ngược với 2 tác giả PTL và NVT rằng những thành tựu về toán học và khoa học máy tính của VN chẳng hề có chút ứng dụng gì trong các ngành khác, ví dụ như môi trường hoặc kinh tế; vì thế không nên tiếp tục đầu tư cho các ngành "vô tích sự" này nữa, được không? Tất nhiên tôi nói như vậy chỉ để phản biện, chứ không đủ "tự tin" như các tác giả để đưa ra các kết luận đao to búa lớn mà chỉ dựa trên một vài số liệu sơ sài như trong bài báo 25/10.
Well, bài tranh luận đã rất dài còn tôi thì quá bận. Xin chấm dứt ở đây và mong các tác giả vui lòng trả lời cho bạn đọc và cho tôi. Nếu các tác giả không trả lời, tôi cũng đành phải tự hiểu theo kiểu của mình. Và rất cám ơn các độc giả của blog đã đọc và trao đổi. Tôi sẵn lòng trao đổi thêm, công khai qua comment hoặc riêng qua mail, với những ai quan tâm đến chủ đề này.
Có lẽ một hôm nào đó tôi sẽ viết ra thành bài những nhận định của riêng tôi về những số liệu so sánh nói trên.
- Những "dữ liệu nhất quán với nhận xét" rằng "sự yếu kém trong NCGD góp phần vào sự tụt hậu của giáo dục" mà các tác giả đã phán ra ở trên là gì, xin vui lòng cho biết.
Riêng tôi, khi ngồi xem xét kỹ các số liệu trong Scimago thì tôi thấy nếu chỉ xét theo công bố quốc tế, thì chẳng có gì đáng phải la hoảng lên như thế về NCGD của VN. Nếu nó tệ thì nó cũng chỉ tệ ở mức trung bình, vì còn có những ngành tệ hơn, dù ta có thể tin là mức đầu tư dành cho những ngành này là cao hơn ngành giáo dục.
- Nếu không có dữ liệu, các tác giả không nên tùy tiện "gợi ý" rằng vì nghiên cứu giáo dục của VN kém (theo nghĩa: xếp hạng công bố quốc tế theo cơ sở dữ liệu của Scimago là kém) nên nền giáo dục của VN hiện nay mới tụt hậu như thế. Và sự suy diễn lại càng tệ hại, thiếu logic hơn khi các tác giả có hàm ý rằng vì NCGD kém --> giáo dục tụt hậu --> kinh tế kém phát triển.
Xin được nhấn mạnh với 2 tác giả rằng đây là một sự suy diễn quá mức đến không thể chấp nhận được, vì chúng ta chỉ mới có trong tay một ít số liệu về công bố quốc tế theo một cách xếp hạng là Scimago. Trên thế giới còn nhiều cơ sở dữ liệu và cách xếp hạng khác nữa, đồng thời cũng không thể không quan tâm đến số lượng và chất lượng của những nghiên cứu trong nước.
Ngoài ra, công bố quốc tế có thể dùng làm MỘT (xin nhấn mạnh: một trong nhiều) loại thước đo về năng lực nghiên cứu mà chủ yếu là nghiên cứu hàn lâm, lý luận (academic research), nhưng điều đó hoàn toàn KHÔNG ĐỒNG NHẤT với thực tiễn nghiên cứu của một quốc gia, đặc biệt là những nghiên cứu nhỏ, action research, gắn với thực tế và áp dụng ngay mà hầu như rất ít khi công bố rộng rãi. Vì vậy, ngay cả khi các số liệu trong bài báo là chính xác và nếu ta có cơ sở để tin rằng những số liệu của Scimago đã đủ để cho phép các tác giả nhận định của tác giả về nghiên cứu khoa học của VN còn kém, thì các tác giả cũng chỉ nên dừng ở đó, chứ không nên gợi ý về mối liên hệ nhân quả giữa chất lượng của NCGD với chất lượng của cả một nền giáo dục. Đây chính là điều mà tôi phản đối các tác giả và bài viết nhiều nhất.
Riêng gợi ý của các tác giả về sự kém phát triển của VN so với các nước khác trong khu vực (khoảng cách ngày càng xa) thì tôi cho là một gợi ý rất vu vơ và thiếu logic nhất, đến độ không cần quan tâm đến. Nếu nói về mối liên hệ giữa NCKH và sự phát triển kinh tế của VN, tôi đề nghị các tác giả quan tâm đến các lãnh vực sau đây vì nó trực tiếp liên quan đến toàn bộ các hoạt động của một nền kinh tế. Đó là nghiên cứu của các ngành doanh thương (business), kinh tế, ngân hàng, tài chính; hoặc nghiên cứu về môi trường; công nghệ và công trình. Tôi đã xem qua các số liệu và thấy rằng quốc gia gần chúng ta nhất (xấp xỉ bằng nhau về thứ hạng) là Indonesia nên có thể sử dụng quốc gia này để đối sánh, và cặp quốc gia ĐNÁ cao hơn chúng ta một bậc mà chúng ta có thể so sánh là Thái Lan và Mã Lai.
Những so sánh ban đầu của tôi cho thấy, nghiên cứu giáo dục của chúng ta gần ngang ngửa với Indo về số lượng (mặc dù quốc gia này đông dân hơn ta vài lần), nhưng nghiên cứu kinh tế và môi trường thì ta thua họ kha khá; nghiên cứu về kỹ thuật của chúng ta cũng kém, nhưng có hai ngành khoa học mà chúng ta trội hơn hẳn so với Indo là toán và khoa học máy tính với rất nhiều công bố. Những điều này các bạn có thể tự kiểm tra lại trong cơ sở dữ liệu của Scimago, vì tôi lười chụp màn hình và đưa lên quá.
Với những số liệu như vậy, liệu tôi có thể đưa ra những nhận định trái ngược với 2 tác giả PTL và NVT rằng những thành tựu về toán học và khoa học máy tính của VN chẳng hề có chút ứng dụng gì trong các ngành khác, ví dụ như môi trường hoặc kinh tế; vì thế không nên tiếp tục đầu tư cho các ngành "vô tích sự" này nữa, được không? Tất nhiên tôi nói như vậy chỉ để phản biện, chứ không đủ "tự tin" như các tác giả để đưa ra các kết luận đao to búa lớn mà chỉ dựa trên một vài số liệu sơ sài như trong bài báo 25/10.
Well, bài tranh luận đã rất dài còn tôi thì quá bận. Xin chấm dứt ở đây và mong các tác giả vui lòng trả lời cho bạn đọc và cho tôi. Nếu các tác giả không trả lời, tôi cũng đành phải tự hiểu theo kiểu của mình. Và rất cám ơn các độc giả của blog đã đọc và trao đổi. Tôi sẵn lòng trao đổi thêm, công khai qua comment hoặc riêng qua mail, với những ai quan tâm đến chủ đề này.
Có lẽ một hôm nào đó tôi sẽ viết ra thành bài những nhận định của riêng tôi về những số liệu so sánh nói trên.
Theo toi, cung "chẳng có gì phải la hoảng lên" khi phai mat ba bon bai viet de chi tranh luan ve mot bai viet tren bao. Do co phai la peer-reviewed paper dau ma "phải la hoảng lên" the. Bao viet o VN loi day ray day thoi ma.
ReplyDeleteChào cô
ReplyDeleteEm có đọc bài phản biện của cô. Những phản biện liên quan đến số liệu thì em cũng chưa có thời gian thẩm thấu, nhưng riêng về mối liên hệ giữa giáo dục và phát triển thì em nghĩ đến vài ý có liên quan.
http://www.huffingtonpost.com/ian-fletcher/a-review-of-ha-joon-chang_b_840417.html
Em chỉ có bản in chứ không có phiên bản điện tử của quyển sách này, tuy nhiên bài điểm sách trên có dẫn ra 23 nhận định chính của Ha Joon Chang, trong đó có điều 17:
Thing 17: More education in itself is not going to make a country richer. You need not just education, but industries for educated people to work in. And paper-pushing education isn't necessarily the kind of education you need--something America forgets with its neglect of serious vocational training. Again, ask Germany and Japan.
Dĩ nhiên mục đích của giáo dục không phải chỉ là thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, phần trích dẫn ở trên đã cho thấy một điều: mối liên hệ giữa giáo dục và phát triển tương đối phức tạp. Sự liên hệ giữa nghiên cứu về giáo dục và chất lượng giáo dục cũng mơ hồ, nhất là khi người làm chính sách giáo dục chưa chắc đã áp dụng hoặc thậm chí là quan tâm đến các kết quả nghiên cứu. Em có thắc mắc là liệu các tác giả có số liệu gì về chất lượng giáo dục của VN bây giờ và mấy chục năm trước (so với các nước khác) không hay chỉ dựa trên anecdotal evidence. Những thắc mắc này không nhằm mục đích để "biện hộ" cho nghiên cứu giáo dục (em không có lợi ích gì khi làm vậy cả), mà là để làm rõ hơn những nhận định của hai tác giả.
Một ý nhỏ:
Đoạn "Cùng thời gian đó, tương quan GDP đầu người giữa Malaysia và VN là 6,3 lần và 6,8 lần; giữa Singapore và VN là 14,9 lần và 34,2 lần; giữa Thái Lan và VN là 3,1 và 3,7 lần" thật sự khó hiểu và hình như có nhầm lẫn: tại sao "tương quan" GDP đầu người giữa, ví dụ, Malaysia và VN lại là 6,3 VÀ 6,8 lần?
Em nghĩ ý tác giả là năm 1970 thì tỉ số là 6,3:1, năm 2010 thì tỉ số là 6,8:1 cô ạ (vì phần trên tác giả nhắc đến hai cột mốc này khi so sánh).
H.
Hi H.
DeleteCám ơn nhận xét của em. Về ý nhỏ cuối bài tôi đã sửa lại rồi, cám ơn em. Tôi sẽ viết thêm một bài về mối liên hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế khi có dịp, một đề tài thú vị.
Ở VN, những "vị" có học vị TS, GS thì khi SV, học viên gởi mail nhờ giúp đỡ, nhờ hướng dẫn, xin tài liệu,...thì chắc chắn thư đó rơi vào im lặng. Không hồi âm dù chỉ 1 dòng, dù từ chối không giúp đỡ cũng cần nói với nhau 1 lời. Như thế mới là người tri thức.
ReplyDeleteTác giả Tuấn, tác giả Vũ Thị Phương Anh, tác giả Ly tôi đều đã gởi mail và thư của tôi đều không được trả lời.
Vậy thì, tác giả Tuấn và tác giả Ly không trả lời cho tác giả Anh cũng không có gì lạ. Cái lòng luẩn quẩn mà. Mình ích kỷ, hẹp hòi, coi thường người khác thì mình sẽ nhận lại như vậy.
Xin nói thêm, trả lời thư và email là quyền của tác giả nhưng chỉ có những người sợ " mất dạy" mới không dám chia sẽ tài liệu mình có, mới giữ khư khư cho riêng mình để đi chạy sô, để "mua" ở các lớp cao học.
Bạn Người lên tiếng có vẻ bức xúc quá nên "phang" đại nhỉ?
ReplyDeleteNhờ giúp đỡ thì có thể sẽ có người trả lời và có người không trả lời, tùy theo người được nhờ có điều kiện giúp đỡ hay không; nhưng việc tranh luận như thế này thì liên quan đến uy tín chuyên môn của những người bị chất vấn. Và nếu họ không trả lời thì người ta sẽ hiểu là họ không thể trả lời. Cũng là một câu trả lời đấy bạn ạ.
Người lên tiếng,
ReplyDeleteTôi lại nhận thêm comment của bạn, lần này thì dài. Và mặc dù thông thường dù comment có như thế nào tôi cũng đăng lên, nhưng lần này thì sẽ xóa đi và không đăng. Vì tôi thấy mình không cần phải trả lời những người lạ mặt, nặc danh vào nhà người khác nhưng lại nghĩ mình là chủ nhà, và vì vậy có quyền đặt ra luật lệ cùng phê phán, kết án người khác. Rất tiếc.