(tiếp theo bài 1)
2. Về sự "phát triển không tương xứng ..."
Luận điểm chính của phần này, cũng là luận điểm chung của bài viết, có thể thấy qua hai đoạn trích dưới đây (đoạn đầu tiên và đoạn cuối cùng của phần có tiểu tựa nêu trên):
Các tác giả viết: "Chưa có những chứng cứ để nói rằng sự yếu kém trong KHGD góp phần vào sự tụt hậu của giáo dục, nhưng những dữ liệu hình như nhất quán với nhận xét đó. Tính từ thập niên 1970 đến nay, khoảng cách của VN với các nước trong khu vực (trừ Philippines) càng lúc càng xa. So với năm 1970 thì thu nhập bình quân trên đầu người đã tăng gần 20 lần, trong lúc đó Malaysia tăng 21 lần, Thái Lan tăng 24 lần, Indonesia tăng 36 lần, Singapore tăng 45 lần. So sánh tương quan giữa các nước với VN thì năm 1970 thu nhập bình quân đầu người của Indonesia cao hơn VN 1,3 lần, đến năm 2010 Indonesia đã cao hơn VN 2,4 lần. Cùng thời gian đó, tương quan GDP đầu người giữa Malaysia và VN là 6,3 lần và 6,8 lần; giữa Singapore và VN là 14,9 lần và 34,2 lần; giữa Thái Lan và VN là 3,1 và 3,7 lần."
Và
"Sự yếu kém về KHGD của VN thể hiện qua công bố quốc tế đã phần nào cho thấy sự bất cập của giáo dục trong việc đổi mới để đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của toàn cầu hóa. Việc đối chiếu với kết quả nghiên cứu giáo dục của các nước trong khu vực cho thấy trong vòng 15 năm qua, tất cả các nước đều có bước phát triển nhảy vọt, kể cả VN, nhưng nhịp điệu phát triển của KHGD VN còn khoảng cách xa so với các nước và không tương xứng với nhịp điệu phát triển của nền kinh tế."
Bỏ qua những nhận xét và tranh luận mà tôi đã nêu ra trong bài 1, đây chính là phần làm cho tôi sửng sốt nhất về bài báo nói trên vì những suy luận đơn giản đến thô thiển và cực kỳ nguy hiểm của bài viết. Xin tóm tắt lại luận điểm chính của tác giả ở đây: Nghiên cứu giáo dục tại VN yếu kém (qua số lượng công bố quốc tế ít ỏi và chất lượng thấp theo cách tính của bảng xếp hạng còn tranh cãi là Scimago), điều này dường như là nguyên nhân làm cho giáo dục VN yếu kém (tuy chưa khẳng định vì chưa có chứng cứ, nhưng các tác giả đã có những dữ liệu nhất quán để đưa ra nhận định trên).
Từ nhận định đó, dường như các tác giả có hàm ý rằng để góp phần đổi mới giáo dục VN thì điều quan trọng nhất là phải đẩy mạnh việc nghiên cứu giáo dục về cả số lượng và chất lượng, nhưng chất lượng ở đây phải được đo đạc bằng số lượng công bố quốc tế và các chỉ số định lượng khác như chỉ số trích dẫn vv theo phương pháp đánh giá của bảng xếp hạng Scimago?
Tranh luận:
* Các tác giả nêu ra những số liệu về thu nhập bình quân đầu người của VN và các nước trong khu vực nhằm mục đích gì? Để chứng minh VN phát triển chậm hơn các nước khác? Nếu vậy, các tác giả dựa vào căn cứ nào để xác định phải tăng bao nhiêu lần thì mới được xem là phát triển tốt? Nếu VN tăng 20 lần và được xem là chậm, thì Malaysia tăng 21 lần so với, vd Singapore tăng 45 lần, thì Malaysia được xem là một ví dụ của phát triển chậm hay là của phát triển nhanh? Cũng câu hỏi đó với Thái Lan, tăng 24 lần (so với Malaysia tăng 21 lần). Với số liệu này, phải chăng ta có thể kết luận rằng trong thời gian đó, Thái Lan có mức độ phát triển nhanh hơn Malaysia?
* Hoặc ngược lại, phải chăng các tác giả muốn khẳng định rằng VN có tốc độ phát triển không kém gì các nước lân cận, nhưng NCGD của VN thì không tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế? Nếu vậy, tác giả dựa vào mốc nào để xác định mức độ tương xứng đó? Ví dụ, nếu phát triển kinh tế (thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người) tăng 20 lần như VN, thì nghiên cứu giáo dục cũng phải tăng 20 lần? Hay 15 lần, 10 lần, 5 lần, hoặc con số nào khác? Các tác giả hoàn toàn không đưa ra một gợi ý nào cả.
Có lẽ gợi ý của các tác giả là phải làm theo các nước lân cận mà tác giả đã nêu tên ở đây. Như vậy, ta hoàn toàn có thể xem xét số liệu của các nước này từ trong cơ sở dữ liệu của Scimago và so sánh với VN. Nhưng tôi sẽ tạm để dành, chưa đưa ra những con số mà tiếp tục tranh luận với tác giả về những lập luận mà tôi cho là rất có vấn đề trong bài báo trước đã.
* Một hàm ý rất quan trọng trong bài viết là do nghiên cứu giáo dục tại VN rất yếu kém nên dường như điều này đã dẫn đến những yếu kém, lạc hậu của nền giáo dục VN hiện nay. Tất nhiên các tác giả đã cẩn thận rào đón thêm rằng điều này chưa có chứng cứ để khẳng định, nhưng dẫu sao thì các tác giả cũng khẳng định thì đã có những dữ liệu nhất quán cho phép đưa ra nhận xét như vậy (xem lại đoạn trích ở trên).
Cũng như ở đoạn trên, những số liệu này chúng sẽ dễ dàng kiểm chứng và sẽ được tôi đề cập đến trong phần cuối của bài tranh luận của tôi. Ở đây tôi muốn hỏi, những số liệu về thu nhập bình quân đầu người ở đây có liên quan như thế nào với chủ đề chính của bài viết là nghiên cứu giáo dục, mà theo các tác giả là rất đáng báo động?
Phải chăng tác giả muốn nói rằng vì NCGD kém (qua số lượng bài báo quốc tế quá ít ỏi đã đề cập trong bài 1) nên (dường như) nền giáo dục của VN bị tụt hậu, và rồi từ đó dẫn thẳng đến hàm ý rằng sự tụt hậu về giáo dục khiến cho nền kinh tê của VN kém phát triển?
Nếu quả thực đây là dòng lập luận của tác giả, thì đây là sai lầm quan trọng nhất thúc đẩy tôi phải viết bài này. Dựa vào những nghiên cứu nào mà các tác giả có thể đưa ra những suy luận quá thô thiển đến độ nguy hiểm như vậy? Liệu từ những số liệu của bài báo chúng ta có thể rút ra kết luận rằng để phát triển giáo dục VN (từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế) thì chỉ cần tăng cường nghiên cứu "khoa học giáo dục" là xong? Nếu đúng như vậy, thì cần nghiên cứu cái gì trong "KHGD", hay nghiên cứu cái gì cũng được, miễn là có công bố quốc tế?
Cứ tạm chấp nhận rằng chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu giáo dục (ừ thì ai cũng nghĩ thế), nhưng nếu có nhiều nghiên cứu có chất lượng tốt theo nghĩa giúp giải quyết những vấn đề của VN, mà không có công bố quốc tế, thì có giúp cải thiện chất lượng giáo dục (và từ đó kéo theo sự phát triển kinh tế mà biểu hiện là tăng thu nhập bình quân đầu người) hay không?
Thực sự, nếu đây là hàm ý của tác giả thì các tác giả hoàn toàn không có gì khá hơn những người làm chính sách giáo dục ở VN với những suy đoán phiến diện, lệch lạc, nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì những suy nghĩ đơn giản ấy lại được hóa trang bằng những số liệu cứng trông rất đáng kính trọng, dù những số liệu này được lựa chọn một cách tùy tiện và có chủ đích để ủng hộ những luận điểm chủ quan của mình, bất chấp mọi nguyên tắc khoa học.
------
Tôi muốn kết thúc nhanh bài viết này cho xong cho trọn phần tranh luận để chờ đợi câu trả lời của các tác giả, nhưng vì bận việc cơ quan nên phải tạm dừng lại, sẽ viết nốt phần chót với các số liệu thú vị trong ngày nay hoặc trễ lắm là ngày mai.
Nguồn: http://tuoitre.vn/ban-doc/517468/bao-dong-tu-nghien-cuu-giao-duc.html
2. Về sự "phát triển không tương xứng ..."
Luận điểm chính của phần này, cũng là luận điểm chung của bài viết, có thể thấy qua hai đoạn trích dưới đây (đoạn đầu tiên và đoạn cuối cùng của phần có tiểu tựa nêu trên):
Các tác giả viết: "Chưa có những chứng cứ để nói rằng sự yếu kém trong KHGD góp phần vào sự tụt hậu của giáo dục, nhưng những dữ liệu hình như nhất quán với nhận xét đó. Tính từ thập niên 1970 đến nay, khoảng cách của VN với các nước trong khu vực (trừ Philippines) càng lúc càng xa. So với năm 1970 thì thu nhập bình quân trên đầu người đã tăng gần 20 lần, trong lúc đó Malaysia tăng 21 lần, Thái Lan tăng 24 lần, Indonesia tăng 36 lần, Singapore tăng 45 lần. So sánh tương quan giữa các nước với VN thì năm 1970 thu nhập bình quân đầu người của Indonesia cao hơn VN 1,3 lần, đến năm 2010 Indonesia đã cao hơn VN 2,4 lần. Cùng thời gian đó, tương quan GDP đầu người giữa Malaysia và VN là 6,3 lần và 6,8 lần; giữa Singapore và VN là 14,9 lần và 34,2 lần; giữa Thái Lan và VN là 3,1 và 3,7 lần."
Và
"Sự yếu kém về KHGD của VN thể hiện qua công bố quốc tế đã phần nào cho thấy sự bất cập của giáo dục trong việc đổi mới để đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của toàn cầu hóa. Việc đối chiếu với kết quả nghiên cứu giáo dục của các nước trong khu vực cho thấy trong vòng 15 năm qua, tất cả các nước đều có bước phát triển nhảy vọt, kể cả VN, nhưng nhịp điệu phát triển của KHGD VN còn khoảng cách xa so với các nước và không tương xứng với nhịp điệu phát triển của nền kinh tế."
Bỏ qua những nhận xét và tranh luận mà tôi đã nêu ra trong bài 1, đây chính là phần làm cho tôi sửng sốt nhất về bài báo nói trên vì những suy luận đơn giản đến thô thiển và cực kỳ nguy hiểm của bài viết. Xin tóm tắt lại luận điểm chính của tác giả ở đây: Nghiên cứu giáo dục tại VN yếu kém (qua số lượng công bố quốc tế ít ỏi và chất lượng thấp theo cách tính của bảng xếp hạng còn tranh cãi là Scimago), điều này dường như là nguyên nhân làm cho giáo dục VN yếu kém (tuy chưa khẳng định vì chưa có chứng cứ, nhưng các tác giả đã có những dữ liệu nhất quán để đưa ra nhận định trên).
Từ nhận định đó, dường như các tác giả có hàm ý rằng để góp phần đổi mới giáo dục VN thì điều quan trọng nhất là phải đẩy mạnh việc nghiên cứu giáo dục về cả số lượng và chất lượng, nhưng chất lượng ở đây phải được đo đạc bằng số lượng công bố quốc tế và các chỉ số định lượng khác như chỉ số trích dẫn vv theo phương pháp đánh giá của bảng xếp hạng Scimago?
Tranh luận:
* Các tác giả nêu ra những số liệu về thu nhập bình quân đầu người của VN và các nước trong khu vực nhằm mục đích gì? Để chứng minh VN phát triển chậm hơn các nước khác? Nếu vậy, các tác giả dựa vào căn cứ nào để xác định phải tăng bao nhiêu lần thì mới được xem là phát triển tốt? Nếu VN tăng 20 lần và được xem là chậm, thì Malaysia tăng 21 lần so với, vd Singapore tăng 45 lần, thì Malaysia được xem là một ví dụ của phát triển chậm hay là của phát triển nhanh? Cũng câu hỏi đó với Thái Lan, tăng 24 lần (so với Malaysia tăng 21 lần). Với số liệu này, phải chăng ta có thể kết luận rằng trong thời gian đó, Thái Lan có mức độ phát triển nhanh hơn Malaysia?
* Hoặc ngược lại, phải chăng các tác giả muốn khẳng định rằng VN có tốc độ phát triển không kém gì các nước lân cận, nhưng NCGD của VN thì không tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế? Nếu vậy, tác giả dựa vào mốc nào để xác định mức độ tương xứng đó? Ví dụ, nếu phát triển kinh tế (thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người) tăng 20 lần như VN, thì nghiên cứu giáo dục cũng phải tăng 20 lần? Hay 15 lần, 10 lần, 5 lần, hoặc con số nào khác? Các tác giả hoàn toàn không đưa ra một gợi ý nào cả.
Có lẽ gợi ý của các tác giả là phải làm theo các nước lân cận mà tác giả đã nêu tên ở đây. Như vậy, ta hoàn toàn có thể xem xét số liệu của các nước này từ trong cơ sở dữ liệu của Scimago và so sánh với VN. Nhưng tôi sẽ tạm để dành, chưa đưa ra những con số mà tiếp tục tranh luận với tác giả về những lập luận mà tôi cho là rất có vấn đề trong bài báo trước đã.
* Một hàm ý rất quan trọng trong bài viết là do nghiên cứu giáo dục tại VN rất yếu kém nên dường như điều này đã dẫn đến những yếu kém, lạc hậu của nền giáo dục VN hiện nay. Tất nhiên các tác giả đã cẩn thận rào đón thêm rằng điều này chưa có chứng cứ để khẳng định, nhưng dẫu sao thì các tác giả cũng khẳng định thì đã có những dữ liệu nhất quán cho phép đưa ra nhận xét như vậy (xem lại đoạn trích ở trên).
Cũng như ở đoạn trên, những số liệu này chúng sẽ dễ dàng kiểm chứng và sẽ được tôi đề cập đến trong phần cuối của bài tranh luận của tôi. Ở đây tôi muốn hỏi, những số liệu về thu nhập bình quân đầu người ở đây có liên quan như thế nào với chủ đề chính của bài viết là nghiên cứu giáo dục, mà theo các tác giả là rất đáng báo động?
Phải chăng tác giả muốn nói rằng vì NCGD kém (qua số lượng bài báo quốc tế quá ít ỏi đã đề cập trong bài 1) nên (dường như) nền giáo dục của VN bị tụt hậu, và rồi từ đó dẫn thẳng đến hàm ý rằng sự tụt hậu về giáo dục khiến cho nền kinh tê của VN kém phát triển?
Nếu quả thực đây là dòng lập luận của tác giả, thì đây là sai lầm quan trọng nhất thúc đẩy tôi phải viết bài này. Dựa vào những nghiên cứu nào mà các tác giả có thể đưa ra những suy luận quá thô thiển đến độ nguy hiểm như vậy? Liệu từ những số liệu của bài báo chúng ta có thể rút ra kết luận rằng để phát triển giáo dục VN (từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế) thì chỉ cần tăng cường nghiên cứu "khoa học giáo dục" là xong? Nếu đúng như vậy, thì cần nghiên cứu cái gì trong "KHGD", hay nghiên cứu cái gì cũng được, miễn là có công bố quốc tế?
Cứ tạm chấp nhận rằng chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu giáo dục (ừ thì ai cũng nghĩ thế), nhưng nếu có nhiều nghiên cứu có chất lượng tốt theo nghĩa giúp giải quyết những vấn đề của VN, mà không có công bố quốc tế, thì có giúp cải thiện chất lượng giáo dục (và từ đó kéo theo sự phát triển kinh tế mà biểu hiện là tăng thu nhập bình quân đầu người) hay không?
Thực sự, nếu đây là hàm ý của tác giả thì các tác giả hoàn toàn không có gì khá hơn những người làm chính sách giáo dục ở VN với những suy đoán phiến diện, lệch lạc, nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì những suy nghĩ đơn giản ấy lại được hóa trang bằng những số liệu cứng trông rất đáng kính trọng, dù những số liệu này được lựa chọn một cách tùy tiện và có chủ đích để ủng hộ những luận điểm chủ quan của mình, bất chấp mọi nguyên tắc khoa học.
------
Tôi muốn kết thúc nhanh bài viết này cho xong cho trọn phần tranh luận để chờ đợi câu trả lời của các tác giả, nhưng vì bận việc cơ quan nên phải tạm dừng lại, sẽ viết nốt phần chót với các số liệu thú vị trong ngày nay hoặc trễ lắm là ngày mai.
Nguồn: http://tuoitre.vn/ban-doc/517468/bao-dong-tu-nghien-cuu-giao-duc.html
No comments:
Post a Comment