Bài dịch này của tôi vừa được đăng trên tạp chí Tia Sáng số ra ngày 20/9 vừa qua, có được tòa soạn biên tập lại và cắt đi một vài đoạn dịch hơi tối nghĩa, và cũng vì bài hơi dài. Tôi cũng vừa đọc lại bản dịch gốc của mình và sửa lại cho sáng sủa hơn, và đăng lên bản đầy đủ lên đây để chia sẻ với mọi người. Tôi nghĩ, bài viết này rất quan trọng như một tiếng nói trái chiều để “cảnh tỉnh” mọi người trước phong trào xếp hạng tạp chí như hiện nay – vốn chỉ có lợi nhiều nhất cho chính những nơi thực hiện xếp hạng.
Bản đăng trên Tia Sáng đã được ban biên tập trích lại 3 đoạn quan trọng mà tôi rất thích, vì nó tóm tắt những ý chính của bài viết, đó là:
(1) Đo lường chất lượng là một việc làm chủ quan;
(2) Một bài báo được trích dẫn nhiều chưa hẳn là có chất lượng hơn những bài khác mà chỉ đơn giản là vì sự phổ biến của lãnh vực hoặc vấn đề mà bài báo đề cập đến;
(3) Các bảng xếp hạng tạp chí chỉ đơn thuần đo lường những gì được nhiều người đọc, chứ không hề quan tâm đến những tác động và lợi ích đối với xã hội.
--------
Sự vô vọng của việc xếp hạng các tạp chí khoa học [1]
Ellen Hazelkorn
Phương Anh dịch và viết lời giới thiệu
Xếp hạng tạp chí khoa học và xếp hạng trường đại học là hai xu hướng toàn cầu vừa mới nổi lên trong thời gina gần đây, tạo ra nhiều tác động về chính sách đối với khoa học và giáo dục đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, như bất cứ một xu hướng mới nào, tác động của việc xếp hạng tạp chí khoa học luôn có hai mặt, tích cực và tiêu cực. Để hiểu rõ hơn về các tác động tiêu cực của việc xếp hạng tạp chí, ngày 16/8/2011 vừa qua trên trang blog WorldWise của tờ tạp chí Chronicle of Higher Education đã cho đăng bài viết của Ellen Hazelkorn với tư cách là một vị khách mời.
Theo giới thiệu trên trang WorldWise, Ellen Hazelkorn là Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu và doanh nghiệp, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu chính sách giáo dục tại Viện Công nghệ Dublin. Bà còn là tác giả của cuốn sách “Xếp hạng và việc tái định hình giáo dục đại học: Cuộc chiến dành danh hiệu đẳng cấp thế giới” đã được nhà xuất bản Palgrave Macmillan xuất bản vào tháng ba vừa qua.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Hazelkorn đến tất cả bạn đọc.
--------------
Xếp hạng các tạp chí học thuật là một trong những khía cạnh gây nhiều tranh cãi liên quan đến việc đánh giá nghiên cứu, và một căn cứ quan trọng để xếp hạng các trường đại học. Việc xếp hạng tạp chí có ảnh hưởng đến nghề nghiệp và hoài bão của các nhà khoa học, cho nên trước sau gì những kết quả xếp hạng này cũng sẽ có người phản đối. Và hậu quả của việc này sẽ còn ảnh hưởng sâu xa hơn những sự kiện gần đây ở Úc [2].
Các cơ sở dữ liệu ISI-Web of Science của Thomson Reuters, Elsevier của Scopus, và Google Scholar đã trở thành những tác nhân chiếm ưu thế trong ngành kinh doanh thông tin toàn cầu đang nhanh chóng mở rộng và đầy hấp dẫn. Thomson Reuters cũng đã xác định được một cơ hội làm ăn khác, đó là Dự án Global Institute Profile, tạm dịch là Thiết lập hồ sơ các trường đại học toàn cầu, trong đó học thu thập thông tin về các trường và sau đó kiếm tiền bằng cách bán lại thông tin này cho chính các trường nhằm mục đích xây dựng kế hoạch chiến lược, hoặc bán cho các bên thứ ba để làm căn cứ xây dựng các chính sách và ra quyết định, hoặc thiết lập các hệ thống phân loại các trường - tương tự như cách Bloomberg đã biến các dữ liệu tài chính thành một loại hàng hoá. Tờ Times Higher Education (THE) cũng đã chuyển từ một người cung cấp (khách quan) các thông tin về giáo dục đại học thành một người chuyên cổ động cho việc xếp hạng toàn cầu. Cùng với công ty Quacquarelli Symonds (thường được biết đến dưới tên viết tắt là QS), THE tổ chức các sự kiện trên khắp thế giới, tiếp thị kiến thức rất sâu của mình về các phương pháp xếp hạng nhằm giúp các trường đại học phấn đấu để đạt được những vị trí phía trên của bảng xếp hạng toàn cầu, và thậm chí còn có cả một ứng dụng cho iPhone nữa!
Xếp hạng tạp chí đòi hỏi phân loại các tạp chí theo cảm nhận về chất lượng của chúng. Thực ra, việc đánh giá nghiên cứu vốn đã luôn tiềm ẩn khả năng xếp hạng, nhưng giờ đây xếp hạng đã trở thành một yêu cầu hết sức rõ ràng. Cần lưu ý rằng tất cả các nhà khoa học đều bị áp lực để chứng minh rằng mình đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng suất và chất lượng khoa học. Nếu ai đó chỉ đơn thuần lâu lâu mới viết được một vài bài thì sẽ bị xem là không đủ bằng chứng về năng lực khoa học. Để đáp ứng đòi hỏi về việc phải đưa ra bằng chứng rõ ràng về thành tích nghiên cứu của các nhà khoa học, quá trình đánh giá nghiên cứu đã được chính thức hóa ở nhiều quốc gia. Ngoài Úc ra thì hiện nay Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Thụy Điển, và nhiều nước khác nữa, cũng chỉ định các điểm số cho các tạp chí khác nhau dựa trên tác động trích dẫn , cũng như phạm vi ảnh hưởng của bài viết là ở tầm địa phương, quốc gia hay toàn thế giới. Gần đây Quỹ khoa học châu Âu đã tiếp tục đưa ra phiên bản kế tiếp của cái gọi là Chỉ số tham khảo châu Âu cho khối ngành nhân văn (European Reference Index for the Humanities).
Cách làm này có lợi cho các trường đại học ưu tú và các nhà nghiên cứu của họ, vốn là những người thống trị các loại ấn phẩm được có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng. Một số người khác tuyên bố rằng việc xếp hạng tạp chí có tác dụng giúp cho các ngành mới được nhiều người biết đến. Nhưng nhìn chung, tuyệt đại đa số các nhà khoa học chỉ biết cắn răng chịu đựng trước trào lưu xếp hạng tạp chí này mà thôi.
Đo lường chất lượng là một việc làm có tính chủ quan; và việc những người thực hiện xếp hạng là các học giả có tầm cỡ, hoạt động trong các tổ chức tư nhân độc lập, cũng chẳng làm giảm tính chủ quan của nó một chút nào. Hơn thế, còn có vấn đề về cơ sở dữ liệu của các tổ chức xếp hạng, vì chúng chỉ chứa được một phần nhỏ của hơn 1,3 triệu bài viết được xuất bản hàng năm. Những ngành chiếm ưu thế trong các bảng xếp hạng là các ngành Vật lý, Sinh học và Y học, do thói quen công bố của các ngành này. Điều này có nghĩa là các nguồn ấn phẩm hoặc các định dạng xuất bản quan trọng khác, chẳng hạn như sách hoặc các bản kỷ yếu hội thảo, các đóng góp vào những bộ tiêu chuẩn quốc tế, các báo cáo chính sách, các định dạng điện tử hoặc các ấn phẩm mã nguồn mở, vv, tất cả đều bị bỏ qua. Bảng xếp hạng trường đại học thế giới của Thượng Hải, vốn đã trở thành tiêu chuẩn vàng được sử dụng bởi các chính phủ trên khắp thế giới, tính điểm thưởng cho những bài viết đăng trên hai tạp chí Nature và Science - nhưng họ làm như thế dựa trên cơ sở nào nhỉ?
Những nghiên cứu phục vụ cho các mục tiêu của từng quốc gia cũng bị thiệt hại; điều này thường có liên quan đến các ngành nhân văn và khoa học xã hội, nhưng cũng có thể liên quan đến nhóm khoa học "cứng". Tôi được nhắc nhở về thực tế này khi tôi gặp một nhóm phụ nữ từ các nước đang phát triển đang theo học để lấy bằng tiến sĩ.Họ đến từ Pakistan, Philippines, và Nigeria, và đang theo đuổi các nghiên cứu về vấn đề chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, và năng suất cây trồng – những nghiên cứu ứng dụng có liên quan thực sự cho cộng đồng của họ; điều này có nghĩa là ngôn ngữ công bố của họ không phải là tiếng Anh vì các công bố của họ là nhắm vào đối tượng độc giả trong nước. Những ứng viên mà tôi phỏng vấn tại Nhật Bản vào năm 2008 cũng đã nêu lên các quan ngại tương tự, khi các tạp chí quốc tế bằng tiếng Anh được đánh giá cao hơn so với các tạp chí bằng tiếng Nhật.
Có một sự phụ thuộc quá mức về việc đánh giá của đồng nghiệp như là một thước đo về chất lượng và tác động. Tuy nhiên, có thể có rất nhiều lý do để dẫn đến một số lượng trích dẫn cao: lĩnh vực của bài báo có thể rất phổ biến, hoặc bài báo đề cập đến một vấn đề quan trọng, nhưng những điều này không có nghĩa là chất lượng của bài viết cao hơn những bài khác. Đây chính là nguyên do của việc Trường đại học Alexandria của Ai Cập đã chiếm được một thứ hạng cao nhưng đầy tranh cãi trong kết quả xếp hạng năm 2010 của THE.
Trong khi giới hàn lâm đang đặt dấu hỏi về xu hướng chuyển từ nghiên cứu do sự thôi thúc của sự tò mò đi tìm tri thức mới sang hướng nghiên cứu với mục đích ứng dụng, thì các nhà nghiên cứu vẫn phải có trách nhiệm đối với sự tài trợ từ nguồn ngân sách công. Tuy nhiên, việc xếp hạng các tạp chí không hề quan tâm gì đến trách nhiệm này. Nói cách khác, bằng cách các chính sách của riêng mình, các bảng xếp hạng tạp chí chỉ đơn thuần đo lường những gì đã được các học giả viết ra và được người khác đọc, hơn là đo lường những tác động và lợi ích của nó đối với xã hội. Đâu là bằng chứng cho thấy rằng các nghiên cứu đang góp phần giải quyết những thách thức lớn của xã hội hoặc đem lại lợi ích cho sinh viên?
Chính phủ các nước đã áp dụng việc xếp hạng tạp chí bởi vì nó có vẻ như là một phương pháp khoa học cho việc phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, với tất cả các nghi vấn về phương pháp luận của việc xếp hạng tạp chí, rõ ràng là nó sẽ không đứng vững nếu phải chịu sự giám sát của pháp luật.
Việc xếp hạng tạp chí chắc chắn sẽ để lại những tác động lâu dài. Đã có bằng chứng về những tác động tiêu cực liên quan đến việc chọn định hướng nghiên cứu và phương pháp quản lý nghiên cứu: các học giả được khuyến khích viết các bài để đăng trên tạp chí chứ không viết sách hoặc các báo cáo phản biện chính sách, làm cản trở những tìm tòi trong lãnh vực mới vì không an toàn, thiên vị một số ngành nghề trong việc phân bổ nguồn lực, và có những tác động đối với việc tuyển dụng và sa thải trong các trường.
Thay vì sử dụng các yếu tố định lượng để đo lường chất lượng, một nhóm chuyên gia của EU đã đề nghị kết hợp các phương pháp tính và định lượng. Sở dĩ cần phải làm như vậy là vì các tạp chí, các biên tập viên, và những người phản biện của họ thường rất bảo thủ, họ luôn hành động như người gác cổng, và điều này có thể dẫn đến nguy cơ làm mất đi những đột phá về mặt tư tưởng vào một thời điểm mà xã hội trên toàn thế giới đang cần có ngày càng nhiều hơn, chứ không phải là ít đi, những tiếng nói phản biện của các nhà khoa học.
--------
[1]Nguồn: http://chronicle.com/blogs/worldwise/the-futility-of-ranking-academic-journals/28553
[2] Tác giả muốn nhắc đến việc tạp chí khoa học có tên là Biography bị rớt từ hạng trung bình xuống hạng bét trong hệ thống đánh giá tạp chí khoa học của chính phủ Úc vào đầu năm 2011 này. Sự rớt hạng này đã ảnh hưởng nặng nề đến việc đánh giá thành tích của một số nhà khoa học của Úc. (Chú thích của người dịch; nguồn tham khảo: http://business.highbeam.com/434953/article-1G1-255996626/controversial-journal-rankings-australia-affect-research)
Bản đăng trên Tia Sáng đã được ban biên tập trích lại 3 đoạn quan trọng mà tôi rất thích, vì nó tóm tắt những ý chính của bài viết, đó là:
(1) Đo lường chất lượng là một việc làm chủ quan;
(2) Một bài báo được trích dẫn nhiều chưa hẳn là có chất lượng hơn những bài khác mà chỉ đơn giản là vì sự phổ biến của lãnh vực hoặc vấn đề mà bài báo đề cập đến;
(3) Các bảng xếp hạng tạp chí chỉ đơn thuần đo lường những gì được nhiều người đọc, chứ không hề quan tâm đến những tác động và lợi ích đối với xã hội.
--------
Sự vô vọng của việc xếp hạng các tạp chí khoa học [1]
Ellen Hazelkorn
Phương Anh dịch và viết lời giới thiệu
Xếp hạng tạp chí khoa học và xếp hạng trường đại học là hai xu hướng toàn cầu vừa mới nổi lên trong thời gina gần đây, tạo ra nhiều tác động về chính sách đối với khoa học và giáo dục đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, như bất cứ một xu hướng mới nào, tác động của việc xếp hạng tạp chí khoa học luôn có hai mặt, tích cực và tiêu cực. Để hiểu rõ hơn về các tác động tiêu cực của việc xếp hạng tạp chí, ngày 16/8/2011 vừa qua trên trang blog WorldWise của tờ tạp chí Chronicle of Higher Education đã cho đăng bài viết của Ellen Hazelkorn với tư cách là một vị khách mời.
Theo giới thiệu trên trang WorldWise, Ellen Hazelkorn là Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu và doanh nghiệp, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu chính sách giáo dục tại Viện Công nghệ Dublin. Bà còn là tác giả của cuốn sách “Xếp hạng và việc tái định hình giáo dục đại học: Cuộc chiến dành danh hiệu đẳng cấp thế giới” đã được nhà xuất bản Palgrave Macmillan xuất bản vào tháng ba vừa qua.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Hazelkorn đến tất cả bạn đọc.
--------------
Xếp hạng các tạp chí học thuật là một trong những khía cạnh gây nhiều tranh cãi liên quan đến việc đánh giá nghiên cứu, và một căn cứ quan trọng để xếp hạng các trường đại học. Việc xếp hạng tạp chí có ảnh hưởng đến nghề nghiệp và hoài bão của các nhà khoa học, cho nên trước sau gì những kết quả xếp hạng này cũng sẽ có người phản đối. Và hậu quả của việc này sẽ còn ảnh hưởng sâu xa hơn những sự kiện gần đây ở Úc [2].
Các cơ sở dữ liệu ISI-Web of Science của Thomson Reuters, Elsevier của Scopus, và Google Scholar đã trở thành những tác nhân chiếm ưu thế trong ngành kinh doanh thông tin toàn cầu đang nhanh chóng mở rộng và đầy hấp dẫn. Thomson Reuters cũng đã xác định được một cơ hội làm ăn khác, đó là Dự án Global Institute Profile, tạm dịch là Thiết lập hồ sơ các trường đại học toàn cầu, trong đó học thu thập thông tin về các trường và sau đó kiếm tiền bằng cách bán lại thông tin này cho chính các trường nhằm mục đích xây dựng kế hoạch chiến lược, hoặc bán cho các bên thứ ba để làm căn cứ xây dựng các chính sách và ra quyết định, hoặc thiết lập các hệ thống phân loại các trường - tương tự như cách Bloomberg đã biến các dữ liệu tài chính thành một loại hàng hoá. Tờ Times Higher Education (THE) cũng đã chuyển từ một người cung cấp (khách quan) các thông tin về giáo dục đại học thành một người chuyên cổ động cho việc xếp hạng toàn cầu. Cùng với công ty Quacquarelli Symonds (thường được biết đến dưới tên viết tắt là QS), THE tổ chức các sự kiện trên khắp thế giới, tiếp thị kiến thức rất sâu của mình về các phương pháp xếp hạng nhằm giúp các trường đại học phấn đấu để đạt được những vị trí phía trên của bảng xếp hạng toàn cầu, và thậm chí còn có cả một ứng dụng cho iPhone nữa!
Xếp hạng tạp chí đòi hỏi phân loại các tạp chí theo cảm nhận về chất lượng của chúng. Thực ra, việc đánh giá nghiên cứu vốn đã luôn tiềm ẩn khả năng xếp hạng, nhưng giờ đây xếp hạng đã trở thành một yêu cầu hết sức rõ ràng. Cần lưu ý rằng tất cả các nhà khoa học đều bị áp lực để chứng minh rằng mình đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng suất và chất lượng khoa học. Nếu ai đó chỉ đơn thuần lâu lâu mới viết được một vài bài thì sẽ bị xem là không đủ bằng chứng về năng lực khoa học. Để đáp ứng đòi hỏi về việc phải đưa ra bằng chứng rõ ràng về thành tích nghiên cứu của các nhà khoa học, quá trình đánh giá nghiên cứu đã được chính thức hóa ở nhiều quốc gia. Ngoài Úc ra thì hiện nay Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Thụy Điển, và nhiều nước khác nữa, cũng chỉ định các điểm số cho các tạp chí khác nhau dựa trên tác động trích dẫn , cũng như phạm vi ảnh hưởng của bài viết là ở tầm địa phương, quốc gia hay toàn thế giới. Gần đây Quỹ khoa học châu Âu đã tiếp tục đưa ra phiên bản kế tiếp của cái gọi là Chỉ số tham khảo châu Âu cho khối ngành nhân văn (European Reference Index for the Humanities).
Cách làm này có lợi cho các trường đại học ưu tú và các nhà nghiên cứu của họ, vốn là những người thống trị các loại ấn phẩm được có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng. Một số người khác tuyên bố rằng việc xếp hạng tạp chí có tác dụng giúp cho các ngành mới được nhiều người biết đến. Nhưng nhìn chung, tuyệt đại đa số các nhà khoa học chỉ biết cắn răng chịu đựng trước trào lưu xếp hạng tạp chí này mà thôi.
Đo lường chất lượng là một việc làm có tính chủ quan; và việc những người thực hiện xếp hạng là các học giả có tầm cỡ, hoạt động trong các tổ chức tư nhân độc lập, cũng chẳng làm giảm tính chủ quan của nó một chút nào. Hơn thế, còn có vấn đề về cơ sở dữ liệu của các tổ chức xếp hạng, vì chúng chỉ chứa được một phần nhỏ của hơn 1,3 triệu bài viết được xuất bản hàng năm. Những ngành chiếm ưu thế trong các bảng xếp hạng là các ngành Vật lý, Sinh học và Y học, do thói quen công bố của các ngành này. Điều này có nghĩa là các nguồn ấn phẩm hoặc các định dạng xuất bản quan trọng khác, chẳng hạn như sách hoặc các bản kỷ yếu hội thảo, các đóng góp vào những bộ tiêu chuẩn quốc tế, các báo cáo chính sách, các định dạng điện tử hoặc các ấn phẩm mã nguồn mở, vv, tất cả đều bị bỏ qua. Bảng xếp hạng trường đại học thế giới của Thượng Hải, vốn đã trở thành tiêu chuẩn vàng được sử dụng bởi các chính phủ trên khắp thế giới, tính điểm thưởng cho những bài viết đăng trên hai tạp chí Nature và Science - nhưng họ làm như thế dựa trên cơ sở nào nhỉ?
Những nghiên cứu phục vụ cho các mục tiêu của từng quốc gia cũng bị thiệt hại; điều này thường có liên quan đến các ngành nhân văn và khoa học xã hội, nhưng cũng có thể liên quan đến nhóm khoa học "cứng". Tôi được nhắc nhở về thực tế này khi tôi gặp một nhóm phụ nữ từ các nước đang phát triển đang theo học để lấy bằng tiến sĩ.Họ đến từ Pakistan, Philippines, và Nigeria, và đang theo đuổi các nghiên cứu về vấn đề chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, và năng suất cây trồng – những nghiên cứu ứng dụng có liên quan thực sự cho cộng đồng của họ; điều này có nghĩa là ngôn ngữ công bố của họ không phải là tiếng Anh vì các công bố của họ là nhắm vào đối tượng độc giả trong nước. Những ứng viên mà tôi phỏng vấn tại Nhật Bản vào năm 2008 cũng đã nêu lên các quan ngại tương tự, khi các tạp chí quốc tế bằng tiếng Anh được đánh giá cao hơn so với các tạp chí bằng tiếng Nhật.
Có một sự phụ thuộc quá mức về việc đánh giá của đồng nghiệp như là một thước đo về chất lượng và tác động. Tuy nhiên, có thể có rất nhiều lý do để dẫn đến một số lượng trích dẫn cao: lĩnh vực của bài báo có thể rất phổ biến, hoặc bài báo đề cập đến một vấn đề quan trọng, nhưng những điều này không có nghĩa là chất lượng của bài viết cao hơn những bài khác. Đây chính là nguyên do của việc Trường đại học Alexandria của Ai Cập đã chiếm được một thứ hạng cao nhưng đầy tranh cãi trong kết quả xếp hạng năm 2010 của THE.
Trong khi giới hàn lâm đang đặt dấu hỏi về xu hướng chuyển từ nghiên cứu do sự thôi thúc của sự tò mò đi tìm tri thức mới sang hướng nghiên cứu với mục đích ứng dụng, thì các nhà nghiên cứu vẫn phải có trách nhiệm đối với sự tài trợ từ nguồn ngân sách công. Tuy nhiên, việc xếp hạng các tạp chí không hề quan tâm gì đến trách nhiệm này. Nói cách khác, bằng cách các chính sách của riêng mình, các bảng xếp hạng tạp chí chỉ đơn thuần đo lường những gì đã được các học giả viết ra và được người khác đọc, hơn là đo lường những tác động và lợi ích của nó đối với xã hội. Đâu là bằng chứng cho thấy rằng các nghiên cứu đang góp phần giải quyết những thách thức lớn của xã hội hoặc đem lại lợi ích cho sinh viên?
Chính phủ các nước đã áp dụng việc xếp hạng tạp chí bởi vì nó có vẻ như là một phương pháp khoa học cho việc phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, với tất cả các nghi vấn về phương pháp luận của việc xếp hạng tạp chí, rõ ràng là nó sẽ không đứng vững nếu phải chịu sự giám sát của pháp luật.
Việc xếp hạng tạp chí chắc chắn sẽ để lại những tác động lâu dài. Đã có bằng chứng về những tác động tiêu cực liên quan đến việc chọn định hướng nghiên cứu và phương pháp quản lý nghiên cứu: các học giả được khuyến khích viết các bài để đăng trên tạp chí chứ không viết sách hoặc các báo cáo phản biện chính sách, làm cản trở những tìm tòi trong lãnh vực mới vì không an toàn, thiên vị một số ngành nghề trong việc phân bổ nguồn lực, và có những tác động đối với việc tuyển dụng và sa thải trong các trường.
Thay vì sử dụng các yếu tố định lượng để đo lường chất lượng, một nhóm chuyên gia của EU đã đề nghị kết hợp các phương pháp tính và định lượng. Sở dĩ cần phải làm như vậy là vì các tạp chí, các biên tập viên, và những người phản biện của họ thường rất bảo thủ, họ luôn hành động như người gác cổng, và điều này có thể dẫn đến nguy cơ làm mất đi những đột phá về mặt tư tưởng vào một thời điểm mà xã hội trên toàn thế giới đang cần có ngày càng nhiều hơn, chứ không phải là ít đi, những tiếng nói phản biện của các nhà khoa học.
--------
[1]Nguồn: http://chronicle.com/blogs/worldwise/the-futility-of-ranking-academic-journals/28553
[2] Tác giả muốn nhắc đến việc tạp chí khoa học có tên là Biography bị rớt từ hạng trung bình xuống hạng bét trong hệ thống đánh giá tạp chí khoa học của chính phủ Úc vào đầu năm 2011 này. Sự rớt hạng này đã ảnh hưởng nặng nề đến việc đánh giá thành tích của một số nhà khoa học của Úc. (Chú thích của người dịch; nguồn tham khảo: http://business.highbeam.com/434953/article-1G1-255996626/controversial-journal-rankings-australia-affect-research)
No comments:
Post a Comment