Tuesday, February 15, 2011

Các trường đại học AUN trong top 200 đại học châu Á

Trước hết, xin nói qua về AUN. Đó là tên gọi của Hiệp hội đại học thuộc các nước Đông Nam Á, tên tiếng Anh là ASEAN University Network, thành lập năm 1995, hiện có 26 thành viên chính thức, trong đó có 2 thành viên Việt Nam là 2 ĐHQG Hà Nội và TP HCM. Tất cả các thành viên này đều được xem là đại diện tốt nhất cho chất lượng giáo dục đại học của nước mình, vì AUN chỉ kết nạp một vài trường thuộc loại tốt nhất trong nền giáo dục của một nước mà thôi, và không có ý định nhanh chóng mở rộng số lượng hội viên (để giữ thương hiệu mà lại).

Tuy nhiên, mặc dù là thành viên của cùng một hiệp hội với mục đích chung là nâng cao chất lượng giáo dục đại học của khu vực ASEAN, nhưng chất lượng của 26 trường này có nhiều chênh lệch, phản ánh sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia này. Nói ra thì buồn, nhưng ngay trong 10 quốc gia ĐNÁ, vốn là khu vực cũng chẳng có tiếng tăm lừng lẫy gì cho lắm, thì Việt Nam vẫn thuộc nhóm yếu hơn, đó là nhóm CLMV tức Campuchea - Lào - Myanmar - Việt Nam.

Như tôi đã viết trong một bài trước đây trên blog này, trong 26 trường của AUN thì chỉ có 13 trường có mặt trong bảng xếp hạng quốc tế của QS mà thôi. Có thể đọc bài ấy ở đây.

Bài viết này của tôi là nhằm xem xét danh sách các trường AUN có mặt trong top 200 châu Á và so sánh các đặc điểm của chúng với Việt Nam để đoán xem bao giờ mình mới có hy vọng có mặt được một vài trường trong danh sách này, gọi là "cho có với người ta", cho "thỏa lòng mong ước" của cả nước từ mấy năm qua, vậy mà.

Các bạn đọc bên dưới và cho ý kiến nhé!

-----
Như đã nói, trong 26 trường của AUN, chỉ có 13 trường lọt vào danh sách các trường hàng đầu thế giới của QS. Vậy 13 trường đó là trường nào nhỉ?

Có ngay, danh sách dưới đây:

1/ 31 (30) National University of Singapore (NUS) Singapore

2/ 74 (73) Nanyang Technological University (NTU) Singapore

3/ 180 (138) Chulalongkorn University Thailand

4/ 207 (180) Universiti Malaya (UM) Malaysia

5/ 228 (220) Mahidol University Thailand

6/ 236 (201) University of Indonesia Indonesia

7/ 263 (291) Universiti Kebangsaan Malaysia(UKM) Malaysia

8/ 307 (234) Ateneo de Manila University Philippines

9/ 309 (314) Universiti Sains Malaysia (USM) Malaysia

10/ 314 (262) University of the Philippines Philippines

11/ 321 (250) Universitas Gadjah Mada Indonesia

12/ 401-450 (351) Bandung Institute of Technology (ITB) Indonesia

13/ 401-500 (401-500) De La Salle University Philippines

Thế còn danh sách các trường đại học châu Á thì thế nào? À, danh sách cũng gần tương tự, trừ những trường chỉ tham gia xếp hạng thế giới chứ không tham gia xếp hạng châu Á như NUS của Singapore. Nói thêm, tổng cộng có 25 trường đại học của ĐNÁ trong danh sách 200 trường hàng đầu châu Á, tức ĐNÁ chiếm tỷ lệ 1/8 (không quá tệ, phải không? Nên nhớ là trong danh sách này có những đại gia giáo dục cỡ bự của châu Á là Nhật, Hàn, Hongkong, rồi cả Đài Loan, Israel, Trung Quốc,vv nữa!).

Danh sách 25 trường ĐNA trong danh sách top 200 châu Á được nêu dưới đây, trong đó các trường thuộc AUN được in đậm, và chiếm gần 1/2 danh sách. (Thực ra, nếu thêm NUS vào danh sách này thì sẽ được 26 trường, trong đó NUS đứng đầu, và như thế số trường thành viên của AUN sẽ chiếm đúng 1/2 danh sách tức 13/26). Thông tin lấy trên trang web của QS, ở đây.

(1) 18 Nanyang Technological University (NTU) Singapore B2a 87.70
(2) 28 Mahidol University Thailand B1b 80.20
(3) 42 Universiti Malaya (UM) Malaysia B1b 73.80
(4) 44 Chulalongkorn University Thailand A1b 73.30
(5) 50 University of Indonesia Indonesia A1d 68.59
(6) 58= Ateneo de Manila University Philippines C1d 65.40
(7) 58= Universiti Kebangsaan Malaysia (UKM) Malaysia B1b 65.40
(8) 69 Universiti Sains Malaysia (USM) Malaysia B1b 64.20
(9) 77 Universiti Putra Malaysia (UPM) Malaysia B1b 61.60
(10) 78 University of the Philippines Philippines A1c 61.40
(11) 79 Chiang Mai University Thailand A1b 61.20
(12) 82 Universiti Teknologi Malaysia (UTM) Malaysia B2b 59.80
(13) 85 Universitas Gadjah Mada Indonesia A1d 58.50
(14) 91 Thammasat University Thailand A1c 57.20
(15) 101= University of Santo Tomas Philippines A1d 54.40
(16) 101= Prince of Songkla University Thailand A1c 54.40
(17) 106 De La Salle University Philippines C2c 53.30
(18) 109= Airlangga University Indonesia B1d 52.50
(19) 113= Bandung Institute of Technology (ITB) Indonesia B2c 52.20
(20) 119 Bogor Agricultural University Indonesia B2c 49.90
(21) 122 Khon Kaen University Thailand A1c 49.00
(22) 126 Kasetsart University Thailand A2b 47.50
(23) 151= International Islamic University Malaysia (IIUM) Malaysia B1c
(24) 161= Padjadjaran University Indonesia A3d
(25) 161= Diponegoro University Indonesia A1d

----
Bài này tôi đang viết dở thì có chuyện gia đình, nên phải dừng lại. Nay viết vội để kết thúc cho khỏi quên ý tưởng, nên ai đọc vào sẽ thấy hơi khó chịu vì cảm giác ... dở dang của nó. Thôi thì các bạn chịu khó vậy, khi nào rảnh tôi sẽ viết bù, chứ sao giờ?

Đặc điểm của các trường này ra sao? Chúng ta hãy xem xét các số liệu trong danh sách theo các chủ đề sau:

1. Phân loại trường: Tất cả các trường trong danh sách đều thuộc loại A hoặc B, chỉ có hai (2) trường loại C (số 6 và số 17).

Nhưng trường loại A, B, hay C thì có nghĩa là gì nhỉ? À, cái này thì phải tìm hiểu trên trang web của QS. Sẽ viết trong một entry khác cho đầy đủ, nhưng phải chờ có thời gian đọc kỹ đã.

2. Các trường thành viên của AUN trong danh sách này chiếm một loạt các vị trí đầu tiên (8 hạng đầu của danh sách 25 trường). Điều này có nói lên cái gì không nhỉ? Sẽ phải trả lời trong một entry khác, như trên.

3. Singapore, Thái Lan, và Mã Lai đứng đầu danh sách. Riêng Singapore thì khỏi phải nói rồi, thậm chí NUS còn không thèm xếp hạng châu Á mà chỉ xếp hạng quốc tế thôi kia. Còn Thái Lan và Mã Lai thì thật đáng nể với những trường hàng đầu là UM (Mã) Chulalongkorn và Mahidol (Thái), và nhiều trường khác nữa.

Một vài nước khác của ĐNÁ có trong danh sách này là Philippines và Indo. 5 nước khác hoàn toàn vắng bóng, trong đó có Việt Nam (và tất nhiên, Lào, Campuchia, Myanmar, và cả Brunei nữa, nhưng nước này rất nhỏ và hình như chỉ có 1 trường đại học thì phải).

Những điều trên cần phải được diễn giải ra sao nhỉ? Đấy sẽ là một entry khác. Xin hẹn gặp lại!

No comments:

Post a Comment