Bài này muốn đọc thì phải trả tiền, chứ không phải là bài miễn phí. Tuy nhiên, chỉ cần đọc cái tựa và phần giới thiệu vào bài viết thì ta cũng có thể đoán được việc cải cách tuyển sinh ở HQ đi theo hướng nào rồi: đi tìm những sinh viên không chỉ chăm học, thuộc bài, luôn trả lời đúng các đáp án đã học ở trường, mà còn tìm những sinh viên khác biệt, tức những người có tư duy phản biện, sáng tạo, và những loại thông minh khác ngoài thông minh trí tuệ (tức ngôn ngữ, toán học). Hãy đọc đoạn trích sau:
While nearly 700,000 aspiring college students in South Korea sat for the grueling university-entrance exam in November, Yu Hwa Young spent the day riding roller coasters and snapping pictures at Everland, an amusement park here.
"Everyone was jealous," said the 19-year-old recent graduate of Posung High School.
Yu skipped the test because he had already been admitted to an international-studies program at Sogang University, based on his grades, a near-perfect score ...
Việc cải cách tuyển sinh ở HQ thực ra đã được bàn đến từ nhiều năm qua. Theo một bài viết trên tờ Korea Joongang Daily ngày 8/2/2011, hệ thống tuyển sinh ở HQ hiện nay quá cứng nhắc vì bị chính quyền trung ương khống chế quá chặt chẽ, làm mất đi tính tự chủ vốn rất cần thiết để các trường đại học có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất để hoàn thành sứ mạng riêng và trong điều kiện riêng của từng trường. Bài viết ấy có thể tìm ở đây.
Theo tờ Korea Herald ngày 23/11/2010, hiện nay việc tuyển sinh tại HQ đang dựa trên một bài thi chuẩn hóa (standardized test) theo kiểu SAT. Thí sinh dự thi trong một ngày với bài thi kéo dài đến 9 tiếng (!), và kết quả của nó là căn cứ duy nhất để quyết định xem học sinh sẽ được nhận vào học ở trường nào. Tất nhiên là một kỳ thi mang tính cạnh tranh khốc liệt như vậy hẳn phải gây rất nhiều áp lực đối với học sinh, và việc không đạt kỳ thi này gần như đồng nghĩa với việc kết thúc mọi mộng ước tương lai. Đó là lý do tại sao theo tờ báo thì hàng năm sau khi có kết quả kỳ thi thì lại có hàng loạt vụ tự tử. Không những thế, có đến 48% học sinh Hàn đã từng nghĩ đến việc tự sát, tờ báo này cho biết.
Đó là lý do tại sao kỳ thi này cần được cải cách. Cũng theo tờ Korea Herald:
[T]he Ministry of Education acknowledges that students are under intense pressure. “We recognize that Korea SAT is a heavy burden on our students,” said a spokesman for the ministry, “so our ministry has researched CSAT reformation since last year. This reformation is to reduce the weight of CSAT as an element of the university admission process.”
Among the reforms being considered is to give students who think they did badly a chance to re-sit the exam two weeks later. Another possibility is to offer an easier, lower level option in subjects such Korean and English along with a higher option, something already provided for in mathematics. The changes could come into effect by 2013, according to the ministry.
Tóm tắt: giảm tỷ lệ của điểm thi CSAT (tên bài thi tuyển sinh của HQ) trong quá trình xét tuyển, tạo ra các phiên bản với mức độ khó khác nhau đối với một số môn thi và cho thí sinh chọn mức độ khó của bài thi, và tạo điều kiện cho thí sinh thi lại lần 2. Việc cải cách dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2013.
Như vậy là cùng với TQ, HQ cũng đang cải cách tuyển sinh theo hướng làm giảm áp lực, đồng thời tăng các yếu tố xét tuyển - không chỉ chú trọng năng lực học tập hàn lâm, mà còn các yếu tố khác nữa, ví dụ như các năng khiếu âm nhạc, thể thao, hoạt động xã hội .... Tất cả nhằm tạo ra một nguồn tuyển đa dạng cho các trường đại học để có được những tài năng cho xã hội sau này. Một nguồn tuyển sinh tốt chắc chắn sẽ giúp tạo ra những trường đại học có chất lượng tốt, phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội.
Còn tuyển sinh của VN thì sao nhỉ? Cải cách sẽ đi theo hướng nào, nếu có cải cách? Hay chỉ là loay hoay với việc có mấy phiên bản của bài thi (4, 6, hay mỗi thí sinh một phiên bản?), có mấy giám thị trong phòng thi, có đổi bài, chấm chéo hay không, thi trắc nghiệm hay thi tự luận. Tức chỉ loay hoay ở các vấn đề kỹ thuật, mà quên đi mục tiêu của tuyển sinh là gì, phục vụ cho ai, và cách làm hiện nay có đạt được điều đó một cách tối ưu không. Nên cứ càng thay đổi, cải cách, thì hình như lại càng ... cũ! Giống như câu tiếng Anh, "the more things change, the more they stay the same" vậy.
Ôi, bao giờ cho đến ngày xưa của tuyển sinh VN nhỉ?
No comments:
Post a Comment