Wednesday, January 12, 2011

Tài liệu cần lưu: "Đánh giá năng lực đầu ra trong giáo dục đại học"

Tài liệu này bằng tiếng Anh, tựa đầy đủ là "Assessment of Learning Outcomes in Higher Education: a comparative review of selected practices", tài liệu của OECD công bố năm 2008. Có thể download tài liệu ấy ở đây.

Xin giới thiệu tài liệu trên đến tất cả các bạn. Dưới đây là lời giới thiệu về tài liệu, nhưng mà bằng tiếng Anh. Các bạn cố đọc vậy, nếu không đọc được tiếng Anh thì dùng tạm google translate.

Nhân giới thiệu tài liệu này, tôi muốn nói thêm: trong cái tựa tiếng Anh có một từ mà hiện nay ở VN luôn luôn dịch ra "chuẩn đầu ra". Tôi cực kỳ ghét cách dịch này, vì nó không đúng.

Nghĩa của learning outcomes có thể dịch là "kết quả (của việc học tập", vì "kết quả" là "outcomes" còn "học tập" là "learning". Từ xưa đến nay tôi vẫn dịch từ này như thế (và cả tựa của entry này ban đầu tôi cũng ghi như thế). Nhưng "kết quả học tập" ở VN lâu nay vẫn được hiểu một cách hạn hẹp là các điểm số của các bài kiểm tra mà một học sinh đạt được và thường được ghi trên học bạ, nên tôi phải dùng từ "năng lực đầu ra" để phân biệt (và cũng để cho giống với từ "chuẩn đầu ra" vốn đang rất thịnh hành ở VN). Mà cũng chẳng biết ai đã dịch learning outcomes là "chuẩn đầu ra" đầu tiên nữa (theo tôi, để chính xác hơn thì phải là expected learning outcomes mà tôi dịch là "kết quả học tập dự kiến"), nhưng hiện nay thì tất cả mọi người cứ thấy từ learning outcomes đều máy móc dịch nó là "chuẩn đầu ra". Còn tôi thì chỉ biết lắc đầu và giơ 2 tay lên đầu hàng: thua!

Một lúc nào đó, nếu có ai đó dùng từ "chuẩn đầu ra", tôi rất có mong muốn hỏi vặn lại, "but what do you mean by that?" Còn đây là định nghĩa "learning outcomes" trong tiếng Anh, định nghĩa lấy từ trên mạng, và tất cả đều cho thấy tôi dịch learning outcomes là "kết quả học tập" hoặc "năng lực đầu ra" là hoàn toàn chính xác. Riêng các nghĩa số 3 và số 5 thì gần giống với nghĩa của từ "chuẩn đầu ra" theo cách dùng hiện nay của VN, mà tôi đề nghị nên dịch từ này ra thành "phát biểu năng lực đầu ra". Ai không đồng ý và có ý kiến khác xin trao đổi nhé!


1. refers to the knowledge, skill or behavior that is gained by a learner after instruction is completed and may include the acquisition, retention, application, transfer, or adaptability of knowledge and skills.
www.utexas.edu/academic/diia/assessment/iar/glossary.php

2. The specific information or skills that are the focus of student learning during a given lesson.
www.pa.org/about/glossary_misc.php

3. Statements of what a learner is expected to know, understand and/or be able to demonstrate after completion of a process of learning. ...
www1.unavarra.es/conocerlauniversidad/the-university-today/ehea-european-higher-education-area/glossary

To understand the basic concepts in Accounting, Finance and Economics used in the ICT Industry. Following are definitions of a number of terms and concepts as they are used in accounting, finance and economics. ...
cbdd.wsu.edu/kewlcontent/cdoutput/TR505r/page49.htm

5. the knowledge, skills, and values acquired through a student's participation in an educational activity.
www.scoea.bc.ca/glossary2001.htm

6. Statements indicating the end result for a learner following a learning activity; usually stated in what a person can observe the learner do at the end of a learning activity.
www.teach-nology.com/glossary/terms/l/
-------------------------------
Assessment of Learning Outcomes in Higher Education: a comparative review of selected practices
Authors: Deborah Nusche
Publication Date 29 Feb 2008
-----

Higher education institutions (HEIs) have experienced increasing pressures to provide accountability data and consumer information on the quality of teaching and learning. But existing ratings and rankings of HEIs tend to neglect information on student learning outcomes. Instead, they focus on inputs, activities and research outputs, such as resources used, classes taught, and articles published.

Such indicators provide no indication of the degree to which HEIs actually develop the knowledge and skills of their students. In most countries, hardly any comparable information is available on the educational quality of different programmes and institutions. In some countries, approaches to assess higher education learning outcomes have been developed, but little cross-country information is available on the characteristics of the instruments used.

This paper provides an overview of experience gained in this domain across OECD and partner countries. Based on illustrative evidence collected for 18 assessment instruments, it examines conceptual, organizational and methodological aspects of existing assessments. It proposes a typology of higher education learning outcomes and reviews the ways in which these have been assessed across countries. Examples are drawn from Australia, Brazil, Mexico, the United Kingdom and the United States.

3 comments:

  1. Những điều này rất bổ ích cho giáo dục Việt Nam. Em là sinh viên đang nckh và những tài liệu này đều có ích cho bài viết của chúng em, cám ơn cô rất nhiều. Em chỉ tiếc một điều là không ai quan tâm và phản hồi cho cô.

    ReplyDelete
  2. Em xin cảm ơn cô. Có rất nhiều sinh viên và học viên tìm đọc những tài liệu bổ ích như thế này ạ. Do phần đăng comment rắc rối nên có thể các bạn vô tình chưa để lại lời cảm ơn được tới tác giả. Chúng em rất biết ơn các thầy cô...

    ReplyDelete