Bài viết này, cũng như một số bài viết khác mà thỉnh thoảng tôi đưa lên blog này, thực ra không trực tiếp liên quan đến giáo dục, trừ phi ta hiểu giáo dục theo nghĩa rộng, trong đó có cả giáo dục tính cách con người. Lý do tôi đưa lên đây là bởi vì nó có liên quan đến việc lấy ý kiến khảo sát, một phương pháp thông dụng trong nghiên cứu xã hội nói chung và nghiên cứu giáo dục nói riêng.
Nói về lạc quan, chắc rằng ai cũng nhớ gần đây có một mẩu tin cho biết người Việt lạc quan nhất thế giới ấy. Đó là kết quả của một cuộc khảo sát chừng đâu năm mươi mấy quốc gia trong đó người tham gia được hỏi , trong đó những kết quả gây ấn tượng nhất là Việt Nam đứng đầu danh sách các nước lạc quan nhất thế giới, còn Pháp thì ngược lại, đội sổ!
Chuyện thì đã cũ, nhưng hôm nay tình cờ tôi đọc được bài viết trên báo chí tiếng Anh có nhắc đến cuộc khảo sát này, nên tôi mới có entry này vì nhớ lại vài điều muốn viết từ hôm biết kết quả khảo sát nói trên.
Trước hết, xin giới thiệu bài viết tiếng Anh. Nó có tựa là "People engagement and optimism: Is there a relationship?", tạm dịch là: "Sự gắn bó với công việc và sự lạc quan: Phải chăng có một mối liên hệ?" Có thể tìm đọc nguyên bản bài viết ấy ở đây.
Mục đích của bài viết, như có thể đoán được từ cái tựa, là tìm xem liệu có mối liên hệ gì giữa sự lạc quan của mọi người với mức độ gắn bó với công việc tại cơ quan hay không. Rất tiếc là bài viết ấy lại không đưa ra kết luận chi cả, mà chỉ là một gợi ý về một mối liên hệ có thể có để mọi người tìm hiểu và tự trả lời mà thôi. Nhưng dù sao thì bài viết ấy cũng rất thú vị, đặc biệt là có mấy cái hình, mà tôi đã chép lại và đưa vào bài này (các bạn xem bên dưới).
Hình 1: Kết quả khảo sát về sự lạc quan 2010
Hình 2: Mức độ gắn bó với công việc tại các nước khác nhau
Dưới đây là nhận xét của tôi:
1. Dường như 2 tấm hình nói trên cho thấy có một mối liên hệ thuận chiều giữa sự lạc quan và mức độ gắn bó với công việc, và tuy không có VN trong hình thứ hai, nhưng ta cũng có thể đoán được VN nằm cùng nhóm với TQ và Ấn Độ ở góc trái phía trên trong cả 2 tầm hình (tức lạc quan cao, gắn bó nhiều). Điều này có vẻ đã giải thích được tại sao người Việt lại lạc quan cao nhất thế giới như thế (?).
2. Tuy nhiên, cũng 2 bức hình nói trên lại gợi cho tôi một câu hỏi khác, đó là: tại sao lạc quan cao, gắn bó với công việc nhiều, mà nhóm các quốc gia nằm ở góc trái bên trên lại có nhiều quốc gia có thu nhập thuộc hàng thấp nhất (trong số những quốc gia được khảo sát, that is). Và nói tôi đặt câu hỏi (hơi cắc cớ) rằng phải chăng chính do thái độ gắn bó cao, lạc quan nhiều đó (vì hài lòng rồi nên không muốn thay đổi) nên những quốc gia ấy đã không thể có được mức tiến bộ nhanh chóng như các quốc gia nằm ở mé dưới bên tay phải của 2 hình nói trên (đại đa số là các nước Âu - Mỹ)?
Thật là một điều đáng suy nghĩ phải không? Và cũng rất đáng là một nghiên cứu thống kê nghiêm chỉnh, các bạn ạ!
Monday, January 17, 2011
Lạc quan có tạo ra thịnh vượng?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment