Friday, August 6, 2010

Vì sao có thể nghi ngờ UBI là một diploma mill?

Sau bài viết trên blog của GS Nguyễn Văn Tuấn về UBI mà hôm trước tôi có đề cập đến trong entry "UBI, hay 10 năm phong trào du học và 'du học tại chỗ' tại VN", rất nhiều người bạn bè và người thân của tôi có gọi đến và hỏi tôi thêm thông tin về ngôi trường này. Tựu trung, câu hỏi của tất cả mọi người là: UBI có phải là trường dỏm không, và làm sao biết? Vì chỉ một bài viết trên blog của GS Nguyễn Văn Tuấn mà kết luận là UBI là trường dỏm thì liệu có vội vã quá hay không, hay là cần những thông tin chính thức?

Và câu trả lời của tôi đối với mọi người, trước hết là tôi không biết chắc chắn, và sự nghi ngờ của tôi cũng chỉ là phán đoán cá nhân mà tôi muốn chia sẻ với mọi người để cùng nhau tự bảo vệ, chứ cũng chẳng phải là thông tin chính thức gì cả. Tuy nhiên, tôi vẫn có khá nhiều lý do để nghi ngờ rằng UBI là một diploma mill.

Lý do ư? À, thì ... kinh nghiệm nghề nghiệp - ý tôi nói là nghề làm "đánh giá chất lượng giáo dục đại học" ấy mà. Đối với tôi, UBI có khá nhiều dấu hiệu của một diploma mill, mà tôi có thể liệt kê như sau:

1. Mặc dù luôn tự quảng cáo là một trường đào tạo QTKD có uy tín thuộc loại hàng đầu, nhưng UBI lại phải sử dụng 'dịch vụ' validation của ĐH Wales để được công nhận văn bằng. Thông tin này do chính UBI cung cấp trên website của mình, có thể đọc . Trên facebook của UBI (địa chỉ: http://www.facebook.com/pages/United-Business-Institutes/117901261571476) cũng nêu thông tin này, xin trích ở đây:
United Business Institutes is a Brussels-based business school awarding a BA and MA from the University of Wales along with a widely regarded MBA and DBA.
http://www.ubi.edu/
UBI là một trường doanh thương đặt tại Bỉ đào tạo cấp bằng BA và MBA của trường ĐH Wales, song song với một chương trình đào tạo MBA và DBA được đánh giá cao [well, đánh giá cao này là do ai nhỉ, hay là tự phong?]

Đối với các bạn chưa hiểu validation là gì, xin được giải thích nôm na (không chính xác hoàn toàn, nhưng dễ hiểu) là nó na ná như các chương trình liên kết đào tạo tại địa phương tại VN, tức là các trường cao đẳng hoặc đại học ở địa phương liên kết với các trường đại học lớn để cho trường ấy đỡ đầu cho mình về mặt chuyên môn.

2. Thông tin về trường này trên trang web của trường thật sơ sài, thậm chí lập lờ. Chỉ mới thành lập vào năm 1991/1992 (trên trang web thì nói 1991, nhưng trên facebook thì ghi 1992), nhưng logo của trường lại là một huy hiệu có vẻ cổ kính, gây cho người ta cái ấn tượng rằng trường này rất cổ, chẳng hạn như Cambridge, Oxford của Anh. Và sự lập lờ này thể hiện rõ qua cách trường này tự giới thiệu về mình trên trang web: trường thì mới thành lập, nhưng UBI lại giới thiệu mình như sau:
A cozy 1.200 m2 mansion dating back to the 19th century, with full modern conveniences. Easily accessible, UBI is located in the center of Brussels, 200 m. from the Porte de Namur / Naamsepoort. Metro stations, bus stops, and taxis are all within a 300 m. radius. Additionnally, two train stations (Central and Luxembourg) are 1000 m. away.

Bạn có để ý đoạn tôi tô đậm không: "từ thời thế kỷ thứ 19". Mới đọc thoáng qua tôi cứ tưởng là trường này đã tồn tại hơn 100 năm, nhưng không! Đấy là nó tọa lạc trên khuôn viên của một biệt thự (mansion) cổ hơn 100 năm, chứ! UBI có nói là nó tồn tại trên 100 năm bao giờ đâu? Tại tôi tự đọc nhầm thôi.

3. Đội ngũ giảng viên của UBI dường như vô cùng mỏng so với số lượng sinh viên đông đảo của UBI trên toàn thế giới. Thông tin trên website của UBI liệt kê một danh sách tổng cộng là 39 người, nhưng số lượng sinh viên của họ thì có lẽ nhiều vô kể, vì trường này giảng dạy từ cử nhân đến tiến sĩ, mà lại liên kết đào tạo khắp nơi, nào Việt Nam (từ Bắc chí Nam!), Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ, Ba Lan, Croatia (toàn những nước thuộc diện 'dễ bị lừa' như bài dịch về 'diploma mill' mà tôi mới đưa lên hôm qua).

Sự đa dạng về khu vực địa lý của sinh viên UBI mới thật đáng nể: UBI có sv từ 53 nước trên thế giới theo học! Tôi không hiểu với số lượng giáo sư như vậy, và số chương trình liên kết ở khắp nơi như thế kia, thì làm sao họ có thể đảm nhiệm nổi nhỉ? Hay có những nơi họ sử dụng giáo viên tại chỗ? Mà nếu thế, thì chất lượng giáo viên và chất lượng chương trình họ kiểm tra như thế nào, không thấy họ nói gì cả?

4. Và cuối cùng, điều làm cho tôi thực sự nghi ngờ UBI là 'diploma mill' là đây:

a. UBI không được kiểm định bởi bất kỳ tổ chức nào cả. Chính họ khẳng định điều này. Hãy xem trên trang facebook của họ, ở đây. Điều này cũng trùng với những gì GS Tuấn đã nói trên blog của ông.

b. "Hãy nói cho tôi bạn của anh là ai, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào." Như tôi đã nói trong entry trước về UBI, tôi thực sự nghi ngờ UBI khi tiếp xúc với một đại diện ở VN của NetAcademy khi họ đến 'chào hàng' chương trình online của UBI liên kết với NetAcademy, rồi NetAcademy lại đi tìm nơi liên kết (và gặp ngay tôi!), cứ y như bán hàng đa cấp vậy! Mà NetAcademy là ai? Là một công ty tư nhân chuyên 'kinh doanh giáo dục' của Mã Lai, có trang web ở đây. Các bạn cứ vào đó đọc thì ắt sẽ phán đoán được.

(Mở ngoặc: Trong tay tôi vẫn còn đang cầm một brochure quảng cáo cho chương trình MBA của UBI liên kết với NetAcademy bằng 2 thứ tiếng Tàu và tiếng Anh. Vậy mà cũng UBI này đang liên kết với một số trường được xem là có tiếng, thậm chí hàng đầu ở VN đấy, các bạn ạ! Như vậy có nghĩa là các trường hàng đầu của VN là cùng hội cùng thuyền với NetAcademy sao? Chao ôi, đau xót quá các bạn ơi!)

Đấy, lý do mà tôi nghi ngờ UBI là 'diploma mill' là thế. Không chính thức, chỉ là phán đoán của cá nhân tôi thôi. Đã thuyết phục được các bạn chưa, hay vẫn phải có thông tin chính thức? Mà cần gì thông tin chính thức nhỉ, tôi thấy có rất nhiều điều quan trọng trong đời, ví dụ như lập gia đình, bạn có cần ai thông tin chính thức cho bạn về người bạn định lấy làm vợ, làm chồng đâu, mà tự bạn quyết định trên những phán đoán của mình đấy chứ?

Ôi, giáo dục đại học của Việt Nam ôi! Bao giờ mới khá lên được đây, chẳng lẽ cứ mãi thế này sao?

À quên, xin chép lên đây một vài ý kiến của các học viên về chương trình đào tạo của UBI tại VN để các bạn tiếp tục có thêm thông tin mà phán đoán:

Nguyen Tuyen:
Trung thực mà nói, có quá nhiều chương trình MBA liên doanh liên kết theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó và chẳng cần học cũng có bằng. Chính vì vậy mà không những bạn Federer mà rất nhiều người khác khi có ý định học MBA đều thực sự không biết chọn vì vàng thau lẫn lộn, trường nào cũng quảng cáo là .. hàng đầu, đâu có ai chịu nhận hàng cuối bao giờ.

Tôi có vài người bạn đang theo học chương trình MBA Việt 100%, khi tôi hỏi sao không học chương trình của nước ngoài dạng liên kết đào tạo thì được vỗ vào mặt bằng hàng loạt dẫn chứng.....nào là anh ấy, chị nọ cũng học chương trình của Mỹ, Bỉ....etc đấy, có cần học gì đâu mà vẫn có có bằng. Quả thật như vậy nên tôi tịt ngòi luôn, lên diễn đàn thì mạnh miệng nói vậy thôi chứ ra ra ngoài đâu dám khoe học UBI hay này nọ đâu.

Túm lại, nhu cầu đang rộ, mọi người cần thì sẽ có nơi cung, có bạn cần tấm bìa, có người cần kiến thức. Cùng một lớp và cùng một chương trình, cùng thày cung học.. nhưng có người thì "bay rất cao", vận dụng được kiến thức đã học vào công việc của mình, thấy trưởng thành và tự tin hơn nhưng cũng có không ít (có lẽ là số đông) chỉ "sè sè ngọn cỏ" - Trích lời GS. T.T.N Thiêm.
Nguồn: http://www.topmba.vn/forum/index.php/topic,1596.20/wap2.html
Random:
Quote from: Federer on October 07, 2009, 08:23:43 AM
Kính chào các anh, chị và các bạn,
Rất vui được tham gia diễn đàn topmba và được trở thành member mới toanh.
Ngày hôm trước, tôi vừa nộp hồ sơ xét tuyển khoá EMBA tháng 10/2009. Tuy nhiên qua nói chuyện với một anh vừa tốt nghiệp EMBA niên khoá 2008 và đọc kỹ thông tin các bạn đã chia sẻ trên diễn đàn này tôi thực sự lo lắng và có thể sẽ phải thay đổi kế hoạch của mình với những lý do sau:

1.Một lớp học khoảng 60-70 người nghe giảng qua phiên dịch cho một khoá MBA quốc tế (171 triệu VND) thì có hiệu quả gì không vì cái chúng ta cần cải thiện là tiếng Anh thì rốt cuộc về tay không, chưa nói đến nội dung môn chuyên ngành. Lớp đông như vậy có thể vì xét tuyển, mà xét tuyển thì đa số là "trúng".

2.Thiết nghĩ chương trình này quả thật cho các bác lãnh đạo ở tầm vĩ mô vì các môn học quá chung chung. Học xong lại không phải bảo vệ luận văn thì sẽ không phát triển kỹ năng cá nhân của mình và thực sự tôi thấy không có bất kỳ một áp lực nào, thế thì học EMBA ... thuận lợi quá!!!

Đây chỉ là quan điểm cá nhân (một cách chủ quan) vì mỗi người chúng ta đều có một hướng đi riêng của mình.

Thông qua topic, cho em hỏi các anh/chị đã tốt nghiệp MBA chương trình chuẩn 15 môn dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh tại SGS thì phải thi đầu vào những môn gì, yêu cầu tiếng Anh và mức học phí là bao nhiêu?
Chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đã quan tâm.
.
Nguồn: http://www.topmba.vn/forum/index.php/topic,1596.15/wap2.html

59 comments:

  1. Trích,
    "ví dụ như lập gia đình, bạn có cần ai thông tin chính thức cho bạn về người bạn định lấy làm vợ, làm chồng đâu, mà tự bạn quyết định trên những phán đoán của mình đấy chứ?"

    Có chứ, nhưng cuới xong rồi mới cần thì trễ rồi.

    Cũng như đang cuống lên vì M.B.A thì ai can thế nào cũng không đuợc. Lấy bằng xong rồi thì mới hỡi ơi,
    choi

    ReplyDelete
  2. TS Vũ Minh Giang: "Tôi mới được cảnh báo đang có một chiến dịch sau khi chửi bới nền giáo dục của Việt Nam thì đánh tiếp vào Trường ĐH Quốc gia để nhằm hạ uy tín của trường. Cơ quan chức năng đang vào cuộc để làm rõ vụ này rồi" (nguon http://phapluattp.vn/201008071237149p0c1019/hoc-vien-cua-dh-irvine-dang-roi-ruot.htm)

    Khong biet co PA co bi "co quan chuc nang" nao lam kho de chua?

    ReplyDelete
  3. DHQG HN có uy tín đâu mà hạ. Nguời ta đang cố giúp VN đi vào nề nếp cho phù hợp với văn hóa học thuật của thế giới văn minh mà bảo là nguời ta nhằm hạ uy tín. Dừng có mà ỷ thế ỷ quyền để mà chụp mũ.

    CÓ giỏi thì cứ đụng đến cô PA và anh Hải xem. guời Việt ở Pháp, Anh, Nỹ, Úc, và Đức sẽ bạch hóa tất cả những việc liên kết với truờng dỏm quốc tế.

    Tôi challenge truờng DHQGHN mở cổng trang WEB của mình để đọc phản hồi và tòan bộ tư liệu về những truờng Dỏm mà các Đại học và Cao đảng VN đang liên kêt.

    CHúng tôi sẽ tranh luận một cách tích cực xây dựng bằng bất cứ ngôn ngữ nào mà TS Vũ Minh Giang múon.

    ReplyDelete
  4. Bác Chơi và mọi người,

    Cám ơn sự chia sẻ và ủng hộ. Thực sự tôi chỉ muốn làm cho giáo dục VN tốt lên mà thôi, vì tôi là người trong ngành, và con cái tôi đang là những 'khách hàng' của ngành giáo dục.

    À mà lạ quá, khoảng 3, 4 ngày nay tôi không tài nào vào trang web của Bộ Giáo dục Mỹ để kiểm tra các thông tin về accreditation được nữa. Giống hệt như facebook trước đây, hoặc trang web của GS Tuấn trong vòng vài ngày quanh vụ đề thi tiếng Anh. Có bác nào bị như vậy không, hay chỉ có ở VN mà thôi? Mong các bác cho thông tin nhé!

    Mà nếu chỉ có ở VN, thì chẳng lẽ lại là tin tặc? Kể ra thì tin tặc nào mà làm được việc này thì cũng giỏi đấy, nhưng khi bị phát hiện, đem ra tòa án quốc tế, thì có lẽ khá mệt đấy nhỉ!

    PA

    ReplyDelete
  5. Em vào trang của USDE bình thường cô ạ. Có điều không vào facebook được khoảng 1, 2 tháng rồi. :)

    Em hơi thắc mắc là vì sao không thấy báo nào phỏng vấn thầy Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Giám đốc các Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh Doanh UBI tại Việt Nam (thông tin chính xác đến năm 2009, năm nay không biết thế nào). Em muốn biết thêm cách nhìn nhận vấn đề từ góc độ UBI. Không biết cô PA có quen biết gì thầy này không? Tạm thời đã biết quan điểm của 1 lãnh đạo VNU, Hà Nội - which is somewhat scary, isn't it?

    Nhân tiện, nhờ ai kiểm tra hộ tin sau giùm em:

    "Với 15 môn học, trong vòng 18 tháng, các học viên được học trực tiếp với các giáo sư nước ngoài, không qua phiên dịch và trợ giảng. Tốt nghiệp khoá học, học viên được nhận bằng MBA do UBI cấp. Chương trình do 100% đội ngũ giáo sư, giảng viên quốc tế đến từ các quốc gia Anh, Mĩ, Pháp, Hà Lan…giảng dạy. Chương trình đào tạo MBA của UBI được Quốc tế công nhận nên ngay trong thời gian đang theo học, nếu học viên nào vì lí do công tác hoặc gia đình phải di chuyển sang Mĩ hoặc đến các nước ở Châu Âu, thì sẽ đương nhiên được chuyển đổi để theo học tiếp chương trình đào tạo MBA ở các trường chuyên đào tạo MBA tại đó. Một số trường có thể học chuyển tiếp với UBI: London University (UK), Clark University (Boston, US); Mercer University (Atlanta, US); University of Miami (Florida, US); Webster University (Geneva, Switzerland); SDA Bocconi (Milan, Italy); Tilburg University (The Netherlands), American University (Paris, France)…"

    http://news.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1736/C1748/2006/12/N13719/?35

    Tra thử University of Miami thì thấy trường này được regionally accredited (bởi Southern Association of Colleges and Schools), không biết thực chất thế nào?

    SGK

    ReplyDelete
  6. Chị PA,

    Tôi không bị vấn dề gì khi vào các Web site của Bộ GD Mỹ để kiểm tra các thông tin về accreditation. Chắc là " nhân dân bức xúc" chận lại ? Tôi nhớ ông GS Bùi Trọng Liễu, dạy Toán Dại Học Paris, có viết khi tham nhũng mà di vào Giáo Dục thì tay hại ghê lắm. Mong rằng Ùy Ban Kiểm Tra Trung Ương, nên diều tra làm sáng tỏ, vì TS Vũ Minh Giang là cấp Ủy, nhưng không phát hiện dược hiện tượng tiêu cực dã gần 10 năm qua. TS Giang lại quá tin Irvine University, khi giao hoàn toàn cho họ giảng dạy mà không hề biết cả trường "Dại Học" này chỉ có 5 người. Diều mâu thuẩn là một mặt bênh vực Irvine University, một mặt cho người tháo gở hết thông tin nào có liên hệ Irvine University. Tất cả C.V. của giảng viên cũng dược xoá bỏ hết những chổ nào có liên hệ với Irvine University.

    ReplyDelete
  7. Trích:
    "Chương trình do 100% đội ngũ giáo sư, giảng viên quốc tế đến từ các quốc gia Anh, Mĩ, Pháp, Hà Lan…giảng dạy. "

    1 giờ đứng lớp của 1 lecturer tại Mỹ:

    Undergraduate = tốithiểu $49.83/giờ - $70.00/giờ tùy theo truờng

    Mỗi lớp đứng 3 giờ + 1 giờ tiếp học sinh. Tính luơng 4 giờ

    Graduate School: Từ $80.00 - $100.oo/giờ
    Mỗi lớp đứng lớp 3 giờ + 1 giờ tiếp học sinh. Tính luơng 4 giờ.
    ___
    Associate Professor và professor thì ăn luơng năm và 1 tuần chỉ đứng lớp khỏang 9 giờ và 3 giờ tiếp Sinh viên, thời giờ còn lại ngồi phòng riêng đọc sách, sọan giáo án và nghiên cứu. Luợng từ $80,000 - $120,000/năm.

    mỗi năm có 4 tuẩn Vacation + 12 ngày holidays + 12 ngày nghĩ ốm + Nghỉ hè thay nhau rong chơi.
    ________

    Bên VN trả tiền nổi như vậy cho lecturer ngạoi quốc không? Đó là chưa tính tiền vé máy bay, ăn ở, và đi lại cho họ.

    TÔi đã giới thiệu 1 associate professor và 1 professor Mỹ trắng, mắt xanh tóc vàng, giống Anglo Saxon nghiêm chỉnh dạy free cho VN trong 1 tháng hẻ. Tiếc thay VN không đáp ứng đựợc vé máy bay, khách sạn, ăn ở, và đi lại trong thời gian dạy free ở VN. Nên đành phải bỏ cuộc luôn và tôi cũng bị xấu hổ vì mình là nguời VN mà truớc đó bên VN cam kết là sẽ đài thọ các việc đó. Bây giờ thỉnh thỏang ngồi ăn trưa họ vẫn cỏn đùa hỏi tôi project VN đến đâu rồi?

    Truờng nào mà quảng cáo lecturer ngọai quốc 100% đứng lớp là chỉ có thuê Tây Balô đứng lớp mà thôi.
    _______
    Chị PA cần trang nào cứ email cho tôi. Chả ai khóa tôi cái gì hết. Anytime

    Choi

    ReplyDelete
  8. Chi PA ơi,

    Ai mà chẳng muốn cho nên GD nước nhà tốt lên. Nhưng sáng sơm nay đọc bài này http://boxitvn.blogspot.com/2010/08/hai-ai-hoc-au-tien-bi-tam-ngung-tuyen.html
    http://boxitvn.blogspot.com/2010/08/su-that-ve-viec-thao-chay-cua-thu.html

    thì "thôi rồi Lượm ơi". Nhà đã dột từ nóc! Người muốn làm GD ĐH tử tế thì không được thì hỏi làm sao người ta không làm bậy được!? Lúc đầu tôi thấy không cho tuyển sinh ở 2 trường ĐH, tôi tưởng là trường gì đó ở Phan Thiết chứ nào ngờ...

    Còn vấn đề truy cập website, hiện gời Đạt vẫn truy cập vào những site đó bình thường dù đâng dùng adsl của VNPT. Chỉ có cái khác là phải dùng opendns chứ không dùng dns của vnpt. Trước đậy xãi dns của ISP này thì hay bị timeout lắm. Còn những ISP khác thì không biết rõ.

    Đạt.

    ReplyDelete
  9. Chào bác Đạt,

    http://dantri.com.vn/c25/s25-413611/toi-xin-tra-lai-quyet-dinh-tam-ngung-tuyen-sinh-cua-bo.htm

    Tội nghiệp bác Nguyên Ngọc quá. Bác tới tuổi hưu rồi mà không nghỉ ngơi, dấn thân vào giáo dục làm gì cho khổ thế này.
    Ở Vn những người đi "ngược chiều" khó mà tồn tại được. Cứ xuôi dòng chảy mà nương thì khỏe cái thân. Bác Đạt có thông tin gì thêm về PCT thì share cho mình với nhé. Many thanks.

    Chị PA cẩn trọng nhé!

    ReplyDelete
  10. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có thông tin nói rằng GĐ chương trình MBA của IBU ở VN la GS Việt kiều có tiếng Tôn Thất Nguyễn Thiêm. Sao lại đến cơ sự này!

    http://www.prompt.vn/aboutus.asp?qla=vn&qp=1&qc=7&qnid=8&qmid=23

    Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm

    Giáo sư Thiêm là Tiến sĩ xã hội học kinh tế, nguyên là Giáo sư về Kinh tế phát triển và Chiến lược ngoại thương tại Đại học tổng hợp Bruxen. Là chuyên gia tư vấn chiến lược phát triển doanh nghiệp và Chiến lược thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp tại Châu Âu, Mỹ, Canada và là Giáo sư thỉnh giảng về lĩnh vực này tại nhiều trường Đại học. Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm hiện là Giám đốc chương trình đào tạo MBA của Viện quản trị kinh doanh Bruxen UBI (Bỉ) tại Việt Nam và là Giảng viên môn Quản trị chiến luợc thương hiệu và Quản trị chiến lược cho chương trình MBA của UBI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo sư Thiêm là tác giả của bộ sách 6 tập về quản trị thương hiệu "Dấu ấn thương hiệu", cuốn "Thị trường, chiến lược, cơ cấu" do Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh và Saigon Times phát hành. Giáo sư cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về thương hiệu, kinh tế học đăng trên các tạp chí uy tín trong nước được giới chuyên môn đánh giá cao.

    ReplyDelete
  11. Dear Đạt và Minh,
    Cám ơn hai em về sự chia sẻ và những thông tin. Hôm nay chị vào được trang web của Bộ GD Mỹ rồi, nhưng cũng chỉ chập chờn thôi. Sự cố kỹ thuật?

    Dear Anonymous 10:16 PM:
    Đúng là GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm là GĐ chương trình này ở VN. Tôi đã gặp ông 1 vài lần từ thời đầu thập niên 2000, khi tôi còn ở trường XH-NV.

    Thực sự đối với vấn đề bằng dỏm này, điều quan trọng hiện nay là phải giải quyết ra sao? Vì tôi nghĩ, có khá nhiều người đã lỡ học những bằng này rồi, và hiện nay đã nằm sâu trong hệ thống. Trong đó, có những người không phải là không có thực chất, và xứng đáng với tấm bằng họ có (tương tự vụ Tan Jun tức Đường Tuấn ở TQ).

    Cần phải có cách giải quyết chính thức, lờ đi thì cũng dở, mà nếu làm ra thì nên làm đến đâu, cũng phải cân nhắc.

    Làm sao mà giáo dục đại học của ta lại ... đổ đốn ra thế này không biết?

    ReplyDelete
  12. Dear all,

    Thật ra thì việc đã xảy ra rồi. Tất cả cố gắng của các bạn là rất đáng đuợc trân trọng trong việc ngăn chặn những sự việc "không tốt" của một số nguời hám lợi cả ngọai quốc lần bên VN và chấn hựng ngành giáo dục Việt Nam.

    Chung quy cũng vì thiếu thông tin đa chiều cho nên khi báo chí giới thiệu là liên kết với ngọai quốc học tiếng việt mà lấy bằng Mỹ ai mà không ham.

    Xem báo thấy sẽ bàn để hòan tiền học phí lại cho học viên.

    Ông Vụ truởng nói như đùa.

    Các chương trình đó cũng như một món hàng. Họ giới thiệu, trả lời các câu hỏi, và bàn bạc cụ thể với các ông, các ông vỗ tay vào, đồng ý thì họ mới đem vào bán. Bây giờ các ông bán xong hàng rồi. Nguời mua dùng rồi, và tiêu hóa rồi thì làm sao mà "Nôn" ra đuợc.

    Vào WTO rồi bơi ra biển lớn là thế đấy.

    Trong nuớc bao nhiêu là anh tài mà không trâm trọng ý kiến và lắng nghe để dẫn đến những hâu qủa không lường trước đuợc.

    Tôi nghĩ là nhà nuớc phải lắng nghe dân. Trong dân rất nhiều anh tài và có "Tâm" với đất nuớc mời rọ ra làm việc đi không cần phải thời gian cơ cấu gì cho mất thì giờ.

    Chơi

    ReplyDelete
  13. Tôi nghĩ ông GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm không có dạy Dại Học Tổng Hơp Bruxen ( ? ) mà công việc của ông là dạy cho UBI là chánh. Có ai biết Dai Học Tổng Hợp Bruxen tiếng Anh là gì không ?

    ReplyDelete
  14. Dear bác Chơi,

    Bác nói, ông Vụ trưởng nói như đùa.

    Vậy bác có cao kiến gì để giải quyết tình hình hiện nay không, cho mọi người nghe với.

    Để 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra', bác ạ!

    Dear Anonymous,

    Có phải ĐH tổng hợp Bruxelles là trường này không? http://www.ulb.ac.be/

    ReplyDelete
  15. Sẽ kiểm tra các chương trình liên kết đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội.
    "ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ GD-ĐT nói cần phải có quy định về bồi thường cho người học nếu cơ sở đào tạo của Việt Nam liên kết với trường ĐH dỏm ở nước ngoài để chiêu sinh."

    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201032/20100807024450.aspx

    Bếu trả tiền lại thì đối tác ngọai quốc không bao giờ trả lại cả vì họ cứ chiếu theo hợp đồng ký với DHQGHN. Họ đúng là dỏm nhưng DHQGHN chấp nhận mua cái dỏm đó bán cho người học. Với số tiền mua cái bằng đó nếu mà "Không Dỏm" thì gấp 5 lần là ít. Mà cũng ít nguời qualify đuợc vào học chuong trình đó lắm.

    Còn làm sao để giải quyết tình hình hiện nay?

    Chỉ có cách là thưa với những nguời đã cầm bằng rồi là ban giám đôc truờng thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm tra và chọn lựa đối tác cũng như chuơng trình và xin đền bù cho họ một chương trình "thật" trong nuớc. Tôi nghĩ rằng rất nhiều vị ở VN thừa sức hướng dẫn chương trình MBA tuơng đuơng với Mỹ bằng tiếng việt.
    (Tại sao cứ phải dính Mỹ vào mới đuợc??)

    Còn những nguời hiện đang học thì cũng như vậy, và chuyển qua chuơng trình cập nhật như trên. Và mấy ơng tây thì xếp cho họ huớng dẫn tiếng Anh cho chững nguời đang học.

    Còn hòan lại tiền thì không bao giờ xảy ra.

    Nói thật, xin lỗi, đền bù, và từ chức từ hiệu truởng cho đến những nguời liên quan đến dự án.

    Choi

    ReplyDelete
  16. Chào cô Phương Anh, em có 1 ý kiến nho nhỏ để giải quyết vấn đề của UBI, em định viết một bài gửi các báo nhưng cần ý kiến trao đổi của tất cả các bạn. Như cô Phương Anh đã tâm sự "có khá nhiều người đã lỡ học những bằng này rồi, và hiện nay đã nằm sâu trong hệ thống. Trong đó, có những người không phải là không có thực chất, và xứng đáng với tấm bằng họ có". Khi đọc forum topmba.vn em cũng cảm nhận được những gì mà cô muốn bày tỏ. Theo em quan trọng nhất bây giờ là cơ sớ pháp lý của vấn đề. Theo quyết định SỐ 77/2007/QĐ-BGDĐT một văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp sẽ được công nhận khi "Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng". Hiện nay có ý kiến cho rằng UBI chưa được kiểm định bởi các cơ quan kiểm định nước ngoài. Do vậy, bằng do UBI cấp cũng sẽ không được công nhận tại Việt Nam. Chương trình liên kết này đã được thực hiện rất lâu rồi, có lẽ ở Việt Nam cần có một cuộc kiểm định nghiêm túc chương trình liên kết này của UBI và công nhận nó nếu như nó đã đạt được yêu cầu của Việt Nam. Chúng ta có lẽ cũng cần nên rộng lượng hơn một chút khi nhìn về các chương trình chưa được công nhận. Bởi vì từ khi thành lập đến khi được công nhận là một quá trình. Nếu ai cũng hẹp hòi với các chương trình chưa được công nhận thì chẳng bao giờ có thêm những chương trình mới và trường mới. Vì tất cả đều bắt đầu từ chưa được công nhận. Nếu chương trình của UBI đã đạt những tiêu chuẩn của Việt Nam thì Việt Nam hãy công nhận nó.
    Điều em cần khẳng định lại rằng những trường chưa được công nhận không thể sách vai với các Đại học hàng đầu của Việt Nam và trong tuyển sinh, các chương trình liên kết cần cho người học những thông tin chính xác để họ có những quyết định hợp lý tùy theo khả năng và mục tiêu của mình.

    ReplyDelete
  17. Chào bác Minh,

    Ông Ngyyên Ngọc chắc không chịu ngồi yên mà "hưởng già" đâu. Chỉ tiếc là ông ấy có vẽ chọn nhầm đối tác rồi. Hay là bị cài cắm vào cũng nên. Bác hỏi "thông tin PCT" là gì?

    Bác Chơi ơi,

    Tôi đọc cái phát biểu của ông cục trưởng đó rồi. KHông biết tại báo trích ngắn quá hay sao chớ tôi không hiểu ổng nói thế để làm gì. Ai sẽ làm qui định đó - trường hay là cục của ổng? Và cái Cục của ổng không bíết làm việc gì mà đến khi có chuyện thì mới nói là sẽ kiểm tra. Dậy trước giờ "ngồi chơi xơi nứơc"? Tôi đồng ý với bác là cách "bồi thường" tốt nhất là xin lỗi học viên và những người có trách nhiêm nên từ chức từ hiệu trưởng.

    Đạt

    ReplyDelete
  18. Dear bác Chơi và Le,

    Cám ơn những ý kiến đúng đắn của hai vị. Nó cho thấy những hướng đi đầu tiên của việc giải quyết UBI, nếu cần.

    Dear Đạt,

    Đúng là bác Nguyên Ngọc, hay chị - khi đến tuổi hưu - hay bất cứ ai trên đất nước này đều không nỡ ngồi không hưởng ... già nếu thấy mình còn có chỗ dùng được cho xã hội.

    Còn chọn chỗ đúng mà làm, hình như ở trên đất nước này nó khó quá hay sao ấy em ạ!

    PA

    ReplyDelete
  19. Chào chị Phương Anh và mọi người,

    Tôi cũng rất nghi ngờ về chương trình liên kết này giữa NCU và VNU:

    http://www.ueb.edu.vn:81/cac-chuong-trinh-lien-ket-111ao-tao-quoc-te/gioi%20thieu%20chuong%20trinh/chuong-trinh-111ao-tao-tien-si-quan-tri-kinh-doanh-lien-ket-voi-111ai-hoc-northcentral-hoa-ky

    Theo thông tin ở đây:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Northcentral_University

    thì:

    Northcentral University is a for-profit accredited online university based in Prescott Valley, Arizona. Northcentral University was established in 1996. Northcentral University has an open enrollment admission policy.

    Trường NCU là khác với trường North Central University:

    http://en.wikipedia.org/wiki/North_Central_University

    Mong các anh chị thạo thông tin kiểm tra giúp tôi thử xem dù không phải là trường dỏm nhưng chất lượng của NCU là đến đâu.

    ReplyDelete
  20. Dear All,

    Tôi có một vài suy nghĩ xung quanh vấn đề này như sau.

    1) Thứ nhất, nguyên nhân tại sao người ta đổ xô đi học những chương trình dỏm như vậy, và có những ai đã theo học và nhận các bằng cấp dỏm kia.

    Theo như hiểu biết của tôi, số lượng những người đi học và nhận bằng dỏm ở VN có thể lên đến hàng ngàn.

    Đa số trong số này là quan chức nhà nước từ chuyên viên đến trưởng, phó phòng ở cấp quận huyện trở lên và chủ yếu đi học bằng ngân sách nhà nước.

    Nếu không đi học bằng ngân sách nhà nước thì họ cũng là con cháu các vị có chức có quyền và giàu sụ.

    Với họ, bỏ ra vài trăm triệu để sở hữu một tấm bằng thạc sĩ của Mỹ thì con đường thăng tiến của họ sẽ rộng mở và do đó số tiền này so với mục đích và thu nhập của họ là quá rẻ.

    Tôi thấy các ông như ông Ân, ông Ngọc thậm chí họ không có một chút ý thức gì về chuyện bằng giả bằng dỏm khi trả lời phỏng vấn. Thấy họ trả lời PV ngây ngô như trẻ con tôi thật cám cảnh.

    Ở VN không hiếm gì chương trình MBA nghiêm túc, chẳng hạn như các chương trình MBA của CFVG hay AIT...

    Tuy nhiên các chương trình nghiêm túc thì kiểm tra đầu vào khá ngặt nghèo như phải làm những bài test theo thể thức GMAT chẳng hạn và chương trình học rất nặng.

    Những đối tượng không có năng lực nhưng muốn có bằng MBA dĩ nhiên không dại gì theo học những chương trình này, và dĩ nhiên các trường dỏm kia là cái đích của họ.

    Những ai thực học, thực sự có năng lực, không ai dại gi bỏ ra vài trăm triệu để nhận về cái bằng dỏm cả.

    Hiện nay nhiều người biết ở xung quanh mình ai xài bằng dỏm nhưng không ai nói ra. Chỉ đến gần đây, do đấu đá trong các kì ĐH Đảng nên người ta mới phanh phui ra một ít và bây giờ chuyện này trở thành lớn.

    2) Thứ hai, cách giải quyết vấn đề này hiện nay nên như thế nào.

    Theo tôi là rất khó. Tôi đồng ý với ý kiến chị Phương Anh rằng hiện nay nhiều người giữ các bằng cấp dỏm này đã vào sâu trong hệ thống nên chuyện giải quyết càng khó.

    Tuy nhiên, tôi không đồng ý với chị Phương Anh rằng có những người có thực chất theo học các chương trình dỏm này.

    Bởi vì những người có ý định đi học MBA nghiêm túc thì họ phải có ý thức rằng họ có phẩm chất quản lí, kinh doanh ở một mức độ nào đấy.

    Nếu họ không có khả năng phân biệt được một chương trình dỏm với một chương trình đàng hoàng trong thời đại thông tin như hiện nay thì họ có phẩm chất gì chứ.

    Rồi sau khi theo học một thời gian chả lẽ họ cung không biết rằng chương trình mình theo học làh cương trình dỏm hay sao?

    Theo tôi, chỉ có thể có khả năng xảy ra là những người có phẩm chất học hành như chị nói biết rõ chương trình dỏm nhưng vẫn theo học. Nếu vậy thì đạo đức nhân cách của những người này rất có vấn đề.

    Trong chuyện xử lý, các nhà chức trách và dư luận không nên nương tay cho những đối tượng này.

    Nhưng nhìn sâu hơn một chút, những ý kiến của tôi ở trên vẫn là bề nổi.

    Chuyện bằng giả, học giả ở đâu cũng có, nhưng về mức độ thì phải nói ở các nước kém phát triển nghiệm trọng hơn rất nhiều, đặc biệt như ở VN hay các nước Châu Phi.

    Một trong những nguyên nhân chính là chính sách sử dụng con người và bằng cấp ở chế độ chứng ta. Tôi không rõ trên thế giới có nước nào bổ nhiệm người chưa có bằng cấp đủ chuẩn vào làm việc rồi trong quá trình làm việc mới cho đi học không chính quy để bổ sung sau hay không.

    Tôi cũng không rõ là họ xem bằng cấp không chính quy cũng có giá trị như bằng cấp chính quy trong các cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước hay không.

    Tôi cũng không rõ là nếu họ phát hiện ra chuyện sử dụng bằng dỏm thì họ có lờ đi như ở ta hay không.

    Nếu những vấn đề trên đây được giải quyết thì nạn bằng giả mới có cơ may giảm xuống.

    ReplyDelete
  21. Northcentral University : Trường này dừng bao giờ học vì nó dược sắp hạng rất thấp, sau cả Dại Học QG Hà Nội. Chúng ta có thể kết luận rằng hầu hết các trường liên kết với Dại Học bên Vietnam không dủ tiêu chuẩn cho Dại Học bên này. Thí dụ trường UBI, không có một GS nào có bằng Ph D, và như thế chỉ xứng dáng là một trường Cao Dẳng hơn là một trường Dại Học.

    http://www.webometrics.info/details.asp?univ=ncu.edu

    Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm hiện là Giám đốc chương trình đào tạo MBA của Viện quản trị kinh doanh Bruxen UBI (Bỉ) tại Việt Nam và là Giảng viên môn Quản trị chiến luợc thương hiệu và Quản trị chiến lược cho chương trình MBA của UBI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm dang ở Vietnam, chắc chắn ông biết tin tức báo chí nói về trường của ông. Mong rằng ông nên lên tiếng.

    http://ubi-emba2.vn/vn/View/Articles/Forum.aspx

    ReplyDelete
  22. Xin chào bạn Anonymous August 8, 2010 12:35 PM
    Tôi đã kiểm tra trên CHEA
    Kể cả Northcentral University và North Central University đều đã được "North Central Association of Colleges and Schools (NCA-HLC), The Higher Learning Commission" công nhận

    ReplyDelete
  23. Thực ra các chương trình liên kết dầu trường phía nước ngoài có được công nhận nhưng hầu hết là những trường thường thường vì nếu liên kết với những trường TOP yêu cầu sẽ rất cao và nguồn tuyển sinh sẽ rất hạn chế

    ReplyDelete
  24. Cám ơn ban Le,

    Tôi biết la NCU đã được công nhận vì thông tin trên Wiki. Tuy nhiên, vấn đề tôi thắc mắc là chất lượng của trường này đến đâu, vì ngoài ĐHQG HN, tôi thấy cả ĐH BK HN va ĐH Công Nghiệp TP HCM cung co liên kết với trường này và họ đào tạo đến tiến sĩ.

    ReplyDelete
  25. Chào bạn Anonymous August 8, 2010 1:15 PM. Bạn có thể có cái nhìn khá khắt khe với những người học chương trình dỏm. Tôi đồng ý có những người học vì bằng như bạn nói. Tuy nhiên, không phải ai cũng thế đâu, có những người không có thông tin, đôi khi không phải họ không có trình độ chẳng qua họ tin vào đối tác liên kết tại Việt Nam nên không kiểm tra. Có ai mà ngờ!
    Tuy nhiên mình cũng không đồng tình với bác Choi là đền bù bằng một chương trình Việt Nam. Nó không khả thi vì liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý (vì các chương trình của Việt Nam đều có yêu cầu đầu vào bằng kỳ thi tuyển sinh và cần có chỉ tiêu của Bộ, quy định các môn tương đương...). Vì vậy các chương trình chưa được nước ngoài công nhận và nếu muốn được công nhận tại Việt Nam cần thông qua quá trình kiểm định nghiêm túc của Việt Nam. Những chương trình không đạt chuẩn thì không thể công nhận được. Người học có thể yêu cầu bồi thường thông qua cơ quan tòa án nếu như có đầy đủ cơ sở chứng minh mình đã bị lừa dối.

    ReplyDelete
  26. Tôi có một thắc mắc mà không tự trả lời được và cũng không biết hỏi ở đâu nên nhân đây tôi hỏi luôn để các anh chị biết thì giải thích cho tôi rõ.

    Đó là chuyện tôi không thấy trên các phương tiện thông tin không có thông tin nào giải thích rõ là vì sao hay cụ thể hơn là dựa trên triết lí nào mà mà nước Mỹ có chuyện để cho các trường dỏm tồn tại.

    Tác hại của những trường dỏm này đối với xã hội và nền giáo dục Mỹ đến đâu?

    Ở Châu Âu, Úc, Canada có những trường dỏm như vậy hay không?

    Tình trạng theo học trường dỏm để lấy bằng dỏm của các nước khác trên thế giới như thế nào?

    Hơi lạc đề một chút, nhưng những vấn đề này cũng như thắc mắc của tôi về chuyện tác hại và lợi ích của game online tôi cũng không tìm được trên mạng:

    Ở các nước tiên tiến, game online có là một vấn nạn như ở VN hay không? Vì sao?

    Làm sao để hạn chế game xấu và khuyến khích game có ích?

    ...

    Mong các anh chị giải đáp cho.

    ReplyDelete
  27. Chào bạn Anonymous August 8, 2010 2:06 PM
    Bạn có thể tham khảo thêm các bảng xếp hạng các trường để có một cái nhìn tương đối về trường mình muốn học. Các trường Mỹ đang liên kết với Việt Nam hầu hết là các trường từ tầm thấp đến bình bình mà thôi.

    ReplyDelete
  28. Ở đây có thông tin về một chương trình liên kết dỏm nữa:
    http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/509044/Nhung-chuong-trinh-%E2%80%9Cngoai%E2%80%9D-troi-noi.html

    ReplyDelete
  29. Chào bạn Anonymous August 8, 2010 2:14 PM
    Tại Mỹ, mở trường thì dễ nhưng để trường được công nhận là một quá trình dài hơi. Nó tồn tại Có thể là do văn hóa tự do của Mỹ. Ví dụ như Irvine University nó hiện nay chưa được công nhận. Có nghĩa là bằng của nó cấp không có ý nghĩa khoa bảng, hay nói thẳng là chả dùng để làm gì được, chỉ chưng chơi. Tuy nhiên, nếu là một cơ sở làm ăn đàng hoàng có ý muốn phát triển thì họ sẽ có mục tiêu và phấn đấu đăng ký xin công nhận trường mình từ các cơ sở kiểm định.
    Ví dụ tại Việt Nam cũng có những Trung Tâm Anh Ngữ, Trung tâm tin học..., họ cũng giảng dạy, đôi khi cũng có cấp bằng (nói chính xác là giấy chứng nhận). Khác với với Mỹ, những cơ sở này tuyệt đối không được dùng chữ Đại học và bằng cấp tuyệt đối không được là Cử Nhân, Thạc sỹ, Tiến Sỹ...

    ReplyDelete
  30. Cám ơn bạn Lê đã trả lời,

    Tôi cũng có biết thông tin về các bảng xếp hạng. Tuy nhiên tôi thấy thì những trường liên kết ở VN thì không có tên trong bất kì bảng xếp hạng nào.

    Nếu được xếp hạng và hạng thấp thì tôi nghĩ chất lượng chắc cũng đã khác một trời một vực với những trường không được xếp hạng rồi phải không ạ?

    Cho nên tôi lờ mờ hình dung là các trường liên kết với VN chắc chảng có chất lượng gì cả nhưng chưa xác quyết được.

    Nhân nói về các bảng xếp hạng, tôi thấy ông Vũ Minh Giang nói rằng trường ông chỉ liên kết với những trường trong top 200 trong bảng xếp hạng của webometrics. Nhưng bảng xếp hạng này đâu có được coi ra gì đâu, vì nó không có liên quan chút nào đến chuyện đào tạo, nghiên cứu, chương trình, cơ sở vật chất cả... Tiêu chuẩn của nó rất trời ơi. Nếu VNU mà dựa vào cái này để đánh giá đối tác thì thi có thể bị coi như là cố tình lừa dối người học.

    Thông tin về cách tính ranking của họ:
    http://www.webometrics.info/about_rank.html

    Xem cái ranking của họ về các trường của VN ở đây thì biết ranking này vớ vẩn như thế nào:
    http://www.webometrics.info/rank_by_country.asp?country=vn

    ReplyDelete
  31. Hi all,

    Tôi xin góp thêm một chút thông tin về Northcentral University (NCU):

    - Đây là một trường mới (hình như thành lập 1996, tôi không nhớ rõ nhưng có thể kiểm tra dễ dàng trên web), lại có tên giống một trường xưa hơn là North Central University --> có vẻ nhái?

    - Trường có được kiểm định của HLC (higher learning commission); tuy nhiên HLC mới bị dính líu trong một vụ kiện cáo gì đó với chính quyền Mỹ vì cái standards của nó có vẻ không nghiêm nhặt lắm --> hơi đáng ngờ, và không thể là trường quá tốt!

    - Riêng chương trình MBA thì được kiểm định bởi ACBSP, là một tổ chức kiểm định các chương trình business dường như cũng hơi có vấn đề. Tôi đã kiểm tra, thấy ACBSP không được cả USDE lẫn CHEA công nhận. Và ngay cái tên ACBSP cũng có vẻ nhái tên AACSB là một tổ chức kiểm định về business lâu đời hơn rất nhiều! Các bạn có thể xem thêm ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Association_of_Collegiate_Business_Schools_and_Programs.

    ReplyDelete
  32. Gửi bạn Anonymous August 8, 2010 2:39 PM.
    Thực tình thì mình cũng rất ngạc nhiên ngay từ khi đọc được tuyên bố của GS. Giang trên báo chí và cũng không hiểu tại sao webometrics được chọn làm thước đo. Lúc đó cũng hơi giật mình nhưng lại tự an ủi rằng thôi thì giữa hàng loạt cái ranking thì cũng cần phải thống nhất 1 cái và có lẽ webometrics là phù hợp với VN.
    Webometrics thực chất là ranking website. Website làm càng tốt thì ranking càng cao. Do đó, chả trách tại sao UBI lại ranking rất thấp trong webometrics. Chỉ cần coi sơ qua website của UBI là đoán ra ngay.
    Đúng như bạn nói là giữa trường chưa được công nhận và trường đã được công nhận nó khác nhau nhiều và rất nhiều. Đó là khác nhau về chất. Còn khác biệt giữa các trường đã được công nhận trong ranking là khác nhau về lượng. Đôi khi nó tùy vào giá trị làm thước đo trong ranking nữa. Theo tôi bằng của Irvine còn thua xa các bằng tại chức, từ xa, mở rộng ở Việt Nam vì các bằng này còn được Việt Nam công nhận.

    ReplyDelete
  33. @ Anonymous August 8, 2010 2:14 PM :
    http://dotchuoinon.com/2010/07/30/nh%E1%BB%AFng-cau-h%E1%BB%8Fi-v%E1%BB%81-%E2%80%9Cti%E1%BA%BFn-si-gi%E1%BA%A5y%E2%80%9D/

    ReplyDelete
  34. Rất đon giản là truờng "Không Dỏm" thì chẳng bao giờ họ phải đi đến các nuớc thứ 3 để chào hàng dỏm.

    Truờng "Không Dỏm" cấp học phí tòan phần trực tiếp cho học sinh giỏi không thông qua nhà nuớc cỉa các nuớ mà SV cư trú.

    Còn học bổng chính phủ Mỹ cho nhà nuớv VN thì SV hên sui may rủi may thì tốt, không may thì hơi tốt nhưng chắc chắn là không có dỏm MÀ CHỈ CÓ TRUỜNG KHÔNG DỎM NHƯNG BẰNG THÌ LẠI DỎM (NGỌAI GIAO MÀ-CÓ CHẾT AI ĐÂU.)Vì Nhà nuớc mỹ chia số SV đó cho các truờng.

    TRUỜNG KHÔNG DỎM THÌ KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN THÌ DÙ SINH VIÊN NỘI ĐỊA HAY SV DU HỌC TỰ TÚC CŨNG PHẢI ĐẠT ĐỦ. (TRỪ DẠNG CUỠI NGỰA XEM HOA)

    Choi

    ReplyDelete
  35. Chào các bác,
    Vào đây thấy các bác bàn rôm rả quá. Tôi cũng xin góp thêm vài câu. Đúng là cần phải xác định rõ đối tác nước ngoài trước khi hợp tác, liên kết đào tạo với họ. Tuy vậy, có bác cho rằng phải liên kết với những trường có uy tín cao, xếp hạng cao, ví dụ top 200 của thế giới. Nhưng các bác cần phải nghĩ lại xem liệu những trường như vậy nó có "chịu chơi" với VN hay không? Nếu nó chịu chơi thì sang VN hợp tác đào tạo liệu có tồn tại được lâu hay không?... Theo tôi được biết thì hiện nay có mỗi CT của 1 số trường châu Âu như Maastrict (Hà Lan), ULB (Bỉ) là nằm trong top 200 thế giới, có liên kết với VN. Còn thêm một điều nữa là mình phải biết mình là ai nữa, các trường ĐH VN đã có trường nào nằm trong top 1000 của thế giới chưa mà đòi hỏi đối tác cao thế? Theo tôi, chỉ cần đối tác đã được kiểm định (Accredited) là đã đủ điều kiện liên kết rồi, nếu họ có thứ hạng cao thì càng tuyệt vời hơn nữa. Các bác cứ phê phán các trường Mỹ chưa kiểm định, hay có thứ hạng thấp giảng dạy không có chất lượng. Vậy các bác đã học thử chưa hay là chỉ nghe nói hoặc suy luận? Các bác đã làm cuộc điều tra, phát phiếu thăm dò các học viên đã học qua các chương trình liên kết để đánh giá chất lượng giảng dạy của các chương trình đó chưa? Các bác có làm cuộc nghiên cứu, so sánh chất lượng đào tạo nào giữa các CTLK với các CT đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong nước chưa? Vậy căn cứ vào đâu để chê CT của người ta kém chất lượng? Hay chỉ dựa vào qui chế, qui định hiện hành của BGDĐT và suy luận cảm tính của mình?
    Vài lời mong các bác suy xét.
    Collins.

    ReplyDelete
  36. chào bạn Anonymous August 8, 2010 11:07 PM
    Tôi đồng ý với bạn. Tôi KHÔNG đòi hỏi các chương trình liên kết phải là high ranking chứ đừng nói là TOP. Chúng ta cần đưa tiêu chuẩn là hợp tác với các trường đã được công nhận trước đã. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển, chúng ta cần từng bước tìm cách hợp tác với các trường TOP.
    Tôi cũng kêu gọi các bạn có một cái nhìn thoáng hơn với các chương trình chưa được công nhận và không đánh đồng tất cả. Có những trường chưa được công nhận và họ đang làm rất nghiêm túc để được công nhận. Tuy nhiên, các trường hàng đầu của VN KHÔNG nên liên kết hợp tác với các trường chưa kiểm định. Các chương trình liên kết cần trung thực hơn với người học (chưa được công nhận thì nói thật để người học lựa chọn)

    ReplyDelete
  37. Tôi xin chia sẻ thông tin về ACBSP. Tôi đã kiểm tra trong website của CHEA, tổ chức này được CHEA công nhận: http://www.chea.org/pdf/2009_2010_Directory_of_CHEA_Recognized_Organizations.pdf
    (trang 14)hoặc ở đây: http://www.chea.org/Directories/special.asp
    Tên viết tắt gần giống AACBSP không có nghĩa là nó muốn "nhái". Tương tự như vậy là trường hợp trường Northcentral university. Nó đã được kiểm định bởi 2 tổ chức kiểm định được công nhận, vì vậy không thể nói là nó không có chất lượng. Tất nhiên không thể so sánh chất lượng của NCU với cá trường được xếp hạng cao được. Cô P.A nói các tổ chức kiểm định trên "có vấn đề" mà không có căn cứ hoặc không rõ ràng có thể bị các tổ chức đó họ phản ứng đấy. Chuyện họ bất đồng với nhau là chuyện riêng của họ, không có liên quan gì đến tư cách pháp lý cũng như chất lượng giáo dục ở đây được.

    ReplyDelete
  38. Hi Anonymous August 9, 2010 7:48,

    Nếu ACBSP được CHEA công nhận rồi thì vẫn nên kiểm tra thêm xem USDE có công nhận không. Để có thể hoàn toàn chắc chắn.

    Hiện nay nếu các bạn theo dõi kỹ thì ngay chính hệ thống kiểm định của Mỹ và tư cách của CHEA cũng đang bị Bộ GD Mỹ và Quốc hội Mỹ xem lại. Vì dù gì thì CHEA cũng là tổ chức đại diện cho chính các trường (các trường đóng membership fee để bảo đảm kinh phí hoạt động cho các tổ chức kiểm định, rồi các tổ chức này lại đóng tiền membership fee cho CHEA).

    Bạn cũng nói đúng là cần tách bạch 2 chuyện, tư cách pháp lý và chất lượng giáo dục. Tôi không dám kết luận gì về họ, và cũng không đang thực hiện một chiến dịch 'bôi nhọ'. Chỉ là đưa ra những ý kiến giúp người tiêu dùng giáo dục VN cảnh giác với những trường hợp có thể dỏm mà thôi.

    Uy tín của từng trường, và uy tín của cả hệ thống giáo dục Mỹ nói chung, không phải là có sẵn, mà là phải xây dựng và bảo vệ. Những ý kiến trái chiều với họ, như tôi đang làm, chỉ là để provide the checks and balances needed for this, mà thôi, bạn đồng ý chứ? Đó cũng là cách làm ngay tại Mỹ.

    Không nên làm 'nạn nhân tự nguyện', các bạn ạ!

    PA

    ReplyDelete
  39. @ Collins,

    Tôi không hiểu bạn đọc ở đâu ra chuyện ở đây mọi người đòi hỏi các trường VN phải liên kết với các trường "top"?

    Tôi nghĩ ở đây mọi người đều rất thực tế, chúng ta chỉ muốn các trường ở VN liên kết với những trường "có chât lượng". Có chất lượng có nghĩa là có các yếu tố của một trường ĐH đàng hoàng như cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình... đàng hoàng; được công nhận và được kiểm định bởi các tổ chức nghiêm chỉnh.

    Bạn còn thắc mắc là mọi người dựa vào đâu mà nói trường này trường kia kém chất lượng và đòi hỏi chỉ có người đi học mới có quyền đánh giá. Tôi thấy ý kiến này là hết sưc tầm phào.

    Một bạn Anonymous ở trên kia nghi ngờ chất lượng của NCU nên đã hỏi các bạn khác để biết thông tin chứ có khẳng định điều gì đâu. Cơ sở nào để bạn ấy nghi ngờ thì ở trên kia đã có đầy đủ thông tin rồi.

    Còn các trường khác nhu Irvine, SPU,... thì chỉ có kẻ mù mới không biết là nó không có chất lượng. Đào tạo tiến sĩ trong vòng 6 tháng va không cần biết tiếng Anh mà có thể có chất lượng à? Một trường với cơ sở vật chất 300m^2 với hai phòng học và mấy chục cuốn sach cùng với 5 cán bộ mà có thể có chất lượng à?

    Chất lượng nói chung của GD ĐH VN rõ ràng là có vấn đề và theo ước của tôi, các chương trình không chính quy, liên thông của VN cũng thuộc dạng không có chất lượng gì cả như các trường trên. Đây à một sự thực và nó đã, đang và sẽ được nói lên khắp nơi trên mọi phương tiện. Tuy nhiên không vì thế mà có nghĩa là chúng ta không có quyền đánh giá và điểm mặt, chỉ tên những "diploma mills" vào VN với mục đích lừa đảo rõ rệt được.

    ReplyDelete
  40. Tôi đồng tình với ý kiến sát trên tôi đây, Vân đề pháp lý thì gần như trường nào cũng đc cấp phép thành lập rồi, còn Kiểm định thì chỉ ở Mỹ để ra nhiều kiểm định quá, chứ ở ta hay ở Bỉ , nhiều nước khác thì đã có kiểm định đâu? nếu bạn học viên nào có bằng Apteach -Ấn độ , mà lên Cục khảo thí bộ mình thì có đc công nhận đâu, nhưng văn bằng Apteach đi xin việc rất được xã hội công nhận,. nói tóm lại các bác cứ xới nhau ra làm gì cho mệt , Bằng đại học của ta đi sang lao , campuchia , và 1 vài nước còn đc công nhận, chứ cái tạm gọi là dỏm của Mỹ đi xin việc ty tỷ nơi , và nhiều nước công nhận

    ReplyDelete
  41. Bang dom cua My chi duoc cong nhan o nhung noi khong biet thoi ban a. Truong toi co nguoi la Thac sy, hoc tien sy Northcentral xong tuong len luong Tien sy, ai de khong nhung khong duoc cong nhan (van an luong thac sy) ma con bi mat het uy tin day ban a. Nguoi ay tot nghiep NCU truoc khi vu truong dom truong gia bi phanh phui kha lau.

    ReplyDelete
  42. Tôi xin mạn phép bàn một chút về vấn đề pháp lý. Mặc dù các trường ở Việt Nam chưa được kiểm định (hiện nay các trường đang cố gắng thực hiện) nhưng chúng ta có nguyên tắc công nhận như sau: Các trường hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, được Bộ Giáo dục và Đào Tạo cho phép thành lập và cho phép cấp bằng (đương nhiên có xác định bo gồm những loại bằng nào)
    Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho các loại bằng cấp do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Trong đó, bằng cấp nước ngoài được công nhận nếu cơ sở giáo dục được cơ quan nhà nước quản lý về Giáo dục của nước đó công nhận và được phép cấp bằng.
    Irvine Uni. và UBI không thể sử dụng nguyên tắc này vì họ chưa được Bộ Giáo Dục Mỹ hay Bỉ công nhận và cho phép cấp bằng. Lưu ý, Approval của Irvine Univ là của Bộ Tiêu Dùng Sự Vụ, bộ này không có chức năng quản lý giáo dục tại Mỹ.

    ReplyDelete
  43. Chào mọi người,
    Tôi hiện đang là một sinh viên theo học chương trình BBA UBI-Hoa Sen. Sau khi đọc thông tin của mọi người đưa ra trên đây, tôi rất hoang mang. Tôi mới hoàn thành HK 1 của chương trình, còn 3 HK nữa để hoàn tất với tổng học phí còn lại phải đóng là 6150 EUR. Tôi đang thực sự hoang mang về thông tin có thể UBI là một diploma mill
    Qua 1 HK vừa rồi, tôi thấy chương trình UBI thực sự cũng bình thường, không có gì đặc biệt cả, chỉ khác một điều là dạy bằng tiếng anh. Còn về kiến thức thì cũng không hơn các trường Việt Nam truyền đạt là bao nhiêu, tự bản thân tôi cũng vẫn tìm đọc thêm các tài liệu của trường ĐH Kinh Tế để củng cố kiến thức.
    Tôi đang suy nghĩ có nên tiếp tục theo chương trình này hay không?
    Tôi hiện thực sự đang rất cần 1 tấm bằng cử nhân để thay đổi cuộc đời. Vì một số sai lầm trong quá khứ, tôi đã coi rẻ việc học, nên giờ UBI là con đường duy nhất cho tôi có tấm bằng ĐH.
    Nếu giờ từ bỏ UBI, tôi thật sự không biết mình phải làm gì nữa.
    Có thể tôi vẫn hoàn tất chương trình học, và tự mình nâng cao kiến thức thì như thế tuy bằng dỏm nhưng tôi vẫn có năng lực thật.
    Cuộc đổ vỡ bằng dỏm hiện nay đang phần lớn nhắm vào các chương trình liên kết của Mỹ, và UBI vẫn chưa xuất hiện nhiều trên các phương tiện báo chí. Nhưng biết đâu đến thời điểm tôi ra trường ( 7/2011 ) thì sẽ phanh phui tới UBI. Như vậy mọi nỗ lực của tôi có thể bị vùi dập. Tôi phải làm sao đây?

    ReplyDelete
  44. Bạn nào ở trên nói có người tốt nghiệp TS ở NCU rồi bị mất uy tín? Tôi không hiểu mọi người ở cơ quan đó nghĩ gì? NCU là trường ĐH được kiểm định đàng hoàng chứ có phải xưởng cấp bằng đâu? Chúng ta cũng không thể nào cố giữ lối tư duy cũ kỹ là giáo dục đại học truyền thống mới có chất lượng, còn giáo dục trực tuyến là không ra gì. Nếu vậy thì tại sao hiện nay càng ngày càng có nhiều chương trình đào tạo trực tuyến ra đời và được kiểm định? Đã đến lúc BGDĐTnên nhìn nhận lại về đào tạo trực tuyến.

    ReplyDelete
  45. Gửi bạn Thắng Lợi
    Theo tôi nghĩ, UBI tại Bỉ chưa được công nhận có xác suất rất lớn. Mặc dù hiện nay thông tin chưa chính thức nhưng phía UBI tại Việt Nam vẫn im hơi lặng tiếng cho thấy chương trình này thực sự có vấn đề. Việc chính minh mình có được kiểm định hay chưa là việc của UBI chứ không phải là việc của chúng ta. Một trường nghiêm túc luôn phải có tư duy phát triển để bảo vệ người học. Như tôi đã trình bày việc kiểm định có ý nghĩa nhất định. Các trường nghiêm túc luôn cố gắng để chương trình của mình được kiểm định và được công nhận. Tôi không rõ Irvine Univ. và UBI đã và đang tích cực làm việc đó chưa tại Việt Nam.
    Theo tôi bây giờ bạn cần bảo vệ chính bản thân mình. Bạn nên yêu cầu UBI chứng minh cho bạn chương trình này đã được kiểm định. Nếu nó chưa được kiểm định thì yêu cầu những người có trách nhiệm hãy kiểm định nó. Tôi nghĩ lợi nhuận từ các chương trình này là rất lớn. Tất cả những người có liên quan cần có hành động thích hợp vì quyền lợi và trách nhiệm của mình.

    ReplyDelete
  46. Gửi bạn Anonymous August 12, 2010 12:41 AM
    Việc công nhận hay không một văn bằng là quyền của cơ quan doanh nghiệp nếu bằng cấp đó chưa được kiểm định. Theo tôi, nếu người có bằng ở trên không hài lòng với quyết định của cơ quan mình có thể gửi bằng của mình đi kiểm định để được hưởng các quyền lợi liên quan đến học vị đó.
    Ở Việt Nam, chúng ta đang tích cực triển khai đào tạo trực tuyến và theo tôi nghĩ mọi người có cái nhìn rất tích cực. Hiện nay, mọi người chỉ cẩn thận với các chương trình chưa kiểm định thôi. Điều này hoàn toàn không liên quan đến đào tạo trực tuyến.

    ReplyDelete
  47. Gui ban Anonymous August 12, 2010 12:41 AM,
    Viec cong nhan hay khong bang cua NCU khong phai la van de hoc truc tuyen hay truyen thong. Duoc kiem dinh boi ACBSP khong co nghia la tot nghiep PhD o do ra dat chat luong tot. Neu muon, GV do co the den BGD yeu cau tham dinh bang PhD cua minh (nhung hinh nhu GV ay khong lam viec nay). Ban than toi thi nghi ngo NCU, vi toi tiep xuc nhieu voi nguoi GV tren, va toi biet GV do hoc duoc nhieu hay it.

    ReplyDelete
  48. Toi da tung hoc MBA o UBI tai TP HCM, khoa dau tien gom nhung anh chi em rat gioi va nhiet tinh. Hien nay phan nhieu trong so ho da gat hai duoc nhung thanh cong, chinh bang nang luc cua ho. Da so dang lam o nhung doanh nghiep tu nhan, doanh nghiep DT nuoc ngoai, ngan hang hoac tham gia giang day.
    Toi cung tin GS TTNT va cac dong nghiep cua ong o UBI. Nhung gi da hoc da giup chung toi nhieu trong cach tu duy.

    ReplyDelete
  49. dạo này báo chí cứ làm mãi vụ này, làm cho những học viên như mình hoang mang thật sự!! Trường được cấp giấy phép mở ra đào tạo sinh viên thì nó đã được kiểm định chưa mọi người??
    Hiz, đang chuẩn bị học UBI, kiểu này sao học? Nếu UBI không được kiểm định ở Bỉ nghĩa là nó không được quyền cấp bằng thạc sĩ ah?
    Thiệt thòi nhất vẫn là học viên thôi.

    ReplyDelete
  50. Gửi bạn Anonymous August 14, 2010 11:05 AM
    Mình chỉ có thể trả lời bạn như thế này. Bạn cần lưu ý những điểm như sau: giấy phép đó do ai cấp và những điều khoản ghi trong giấy phép đó là gì. Nếu giấy phép do bộ GD&DT cấp và cho phép cơ sở GD đó cấp bằng thì bằng của bạn sẽ được công nhận tại Việt Nam. Về nguyên tắc các trường của Việt Nam chưa kiểm định rõ ràng. Tuy nhiên, nói các trường Việt Nam hoàn toàn không có kiểm định thì cũng không hoàn toàn đúng. Thực sự, bộ giáo dục đã có những nguyên tắc và luật lệ nhằm hướng các trường đang hoạt động trên lãnh thổ VN đảm bảo chất lượng đào tạo (như chương trình khung, quy chế tuyển sinh,thẩm duyệt khi mở ngành, kiểm tra giám sát...). Có thể xem đây là những hình thái cơ bản của kiểm định giáo dục. Nó mang nặng hình thức tập quyền.
    Việc có xem xét học ở UBI hay không là quyền của bạn. Tuy nhiên việc UBI chưa được kiểm định tại Việt Nam và Bỉ rất có thể sẽ khiến chương trình này trở nên bất hợp pháp bất kể thực chất của nó ra sao. Theo tôi dự đoán, chính phủ sẽ phải dừng tuyển sinh các chương trình chưa được kiểm định vì bằng cấp của nó sẽ không được VN công nhận. Một tờ giấy ghi bạn là Thạc Sỹ, Tiến Sỹ ... ai cũng có thể in cho bạn được. Quan trọng là tấm bằng này có thể sử dụng được hay không mà thôi.
    Theo tôi nghĩ, với những chương trình chưa được công nhận thì không nên ghi là Thạc Sỹ, tiến sỹ, cử nhân... Nó gây là những lầm lẫn đáng tiếc. Tốt nhất là chỉ cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học với bảng điểm. Với những gì liên quan đến học vị nó cần tương đương với hàng loạt kiểm định rất phức tạp.

    ReplyDelete
  51. Hi all,

    ĐN Validation:

    "Validation: Validation arrangements between
    providers in different countries allow Provider B in receiving country to award the qualification of Provider A in source country. In some cases, the source country provider may not offer these courses or awards themselves, which may raise questions about quality."

    Nguồn: CROSS-BORDER HIGHER EDUCATION: ISSUES
    AND IMPLICATIONS FOR QUALITY ASSURANCE AND
    ACCREDITATION - Jane Knight, in HIGHER EDUCATION IN THE WORLD 2007

    ReplyDelete
  52. Các bạn hảy hết sức cẩn thận khi di học các chương trình liên kết với các "dối tác" nước ngoài. Hảy vào Web site của dối tác dó, xem họ có dược công nhận nơi quốc gia của họ không ? Xem danh sách các giáo sư, có quả thật họ có học vị Ph D thật không ? Tự dặt câu hỏi nếu là GS một trường tại Anh, Bỉ, Mỹ v.vv tại sao GS này về VN, di dạy một trường chưa dược công nhận như thế ? GS dó sẽ mất hết phúc lợi, lương hưu khi về già ? Hảy dọc C.V các vị GS dó, xem ông tốt nghiệp Ph D tại dâu. Chuyện này rất dễ, bạn log on vào Library nơi Dại Học mà GS dó có Ph D, tìm TÊN HỌ NHƯ LAST NAME, FIRST NAME, tên chính xác Thesis. Nếu không tìm ra dược thông tin về GS này, thì rất nhiều khả năng vị dó không có Ph D. Cũng có nhiều GS Viet Kiều như GS Huỳnh Hữu Tuệ, GS Nguyễn Dăng Hưng, GS Trần Hữu Dũng, GS Trịnh Xuân Thuận, GS Lê Tự Quốc Thắng, GS Dàm Thanh Sơn v.vv thì các GS này là thật, cac ông cho biết rất chi tíết lý lịch Khoa Học của các ông. Một người không cho biết chi tiết lý lịch, nhiều khả năng họ dấu diếm vì không có học vị cao.

    Các bạn muốn học Tiến sỉ các chương trình liên kết cũng phải vào các Web site các trường Anh, Mỷ v.vv tìm dọc thông tin. Các info này dầy ngập trên các blogs của sinh viên VN. Các bạn sẽ biết qui trình học TS bao lâu, có ai xong dược trong 2 năm không, thesis viết bằng tiếng Việt dược không ? nhờ người thông dịch ví không biết tiếng Anh dược không ?

    Dây là một sinh viên Viet Nam vừa trình Thesis tại Dại học Oxford bên Anh và hàng mấy chục trong các Dại Học khác ...

    "My Ph.D. thesis defense lasted three hours and forty-four minutes, beginning at 10:00 am on July 23, 2010. The verdict was positive, my examiners were pleased, and I actually had a rather good time.

    Officially, I still have minor corrections to do before I print out the final version to be held at the Bodleian library (or rather, I should say, to be buried at the Bod)—but this should all be done in the next week or so. "


    http://oxford.academia.edu/PhilTrinh/CurriculumVitae

    http://philsproof.com/

    ReplyDelete
  53. Hiện nay thấy các thành viên thảo luận về các trường dỏm dạy ở việt nam rất nhiều, tôi thấy là chúng ta cần phải lên tiếng để tẩy chay các trường học dỏm. Do nhu cầu công việc nên tôi cũng rất quan tâm đến chương trình MBA ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam một số người kinh doanh giáo dục,lấy mục tiêu lợi nhuận là chính và nhiều chương trình dở ẹt ở nước ngòai vào việt nam đã được biến hóa " Kim thiền thóat xác". Đào tạo online thì tổ chức lớp học, mời thầy cô uy tín về dạy về kiến thức thì tốt những chỉ tội cái bằng không có giá trị, một số trường thì chất lượng thấp, chất lượng còn thua cả trường ở việtnam nhưng vào việtnam thì uy tín hẳn lên, được lăng xê đánh bóng. Nhân chuyện Nói về UBI thì tôi có 1 số ý kiến: Nếu bạn nào bỏ tiền túi ra thì nên kiếm 1 trường khác, còn nói học để có kiến thức thì các bạn mua luôn giáo trình MBA của harvard về đọc cũng tốt vì bản chất MBA là tự học. Còn Bài của (GS) tôn thất nguyễn thiêm thì bài này có từ lâu rồi. Nếu các bạn đến hội thảo chương trình MBA của UBI thì được phát 1 bản. Tôi còn nhớ lúc đó phong trào học MBA của UBI ở việtnam phát triển rất mạnh tôi cũng đến Đại học khoa học xã hội nhân văn HCM để nghe về chương trình này nhưng đến nghê giáo sư phát biểu thì tôi thất vọng hòan tòan ( Đại học KHXHNV có 1 văn phòng của UBI). Học MBA nhưng giáo sư nói các bạn sẽ có phiên dịch, các bài assignment các bạn sẽ viết bằng tiếng việt và nhà trường sẽ dịch sang tiếng anh dùm. và hơn nữa là giáo sư còn giới thiệu là hiện nay UBI đã tổ chức được nhiều chương trình và nhiều cán bộ xã, huyện ở tỉnh hải dương đã tốt nghiệp, học hòan tòan bằng tiếng việt hòan tòan và rất hài lòng.

    ReplyDelete
  54. Dây là mô hình vừa di làm vừa di học cũng dổ dược Tiến sỉ.

    Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai: Sinh năm 1952 ở xã An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp. Từ 1958 - 1968: học phổ thông ở Đồng Tháp, sau đó, vào rừng học cấp tốc sư phạm 12+2 rồi đi làm giáo viên. Cuối năm 1971 về Vĩnh Long, học lại 3 năm cấp 3 và 1 năm sư phạm để cùng HSSV tham gia đấu tranh. Năm 1975, giải phóng trở về làm Phó Bí thư thị đoàn.

    Từ năm 1977, về Ty Giáo dục Vĩnh Long vừa làm công tác tổ chức, vừa đi học. Đến năm 1984, lên làm Phó Ty Giáo dục Vĩnh Long và 5 năm sau đó, 37 tuổi, trở thành Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long. 12 năm sau đó, năm 2001, làm Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. 54 tuổi (năm 2006) bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.

    Năm 2007, về nghỉ theo chế độ những vẫn tham gia Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và hiện làm Phó Chủ tịch Hội.
    ( Theo Vietnamnet )

    ReplyDelete
  55. Theo tôi nghĩ tất cả các trường vào việt nam là không tốt vả dởm chăng? kể cả bộ cho 112 trường cũng là dởm chăng? Quan trọng là bên nước họ có đc công nhận và thừa nhận hoạt động không đã, còn chuyện kiểm định là khác, nước ta đã có cơ quan nào kiểm dinh các trương đại học chưa? Tôi nghĩ cung cầu về giáo dục cũng cần đa dạng hóa và cần phải có trường giá rẻ và chất lượng để nước ta giống như Brunei, Đức , Thụy điển.....đi học đại học ít mất phí.

    ReplyDelete
  56. chào bạn Anonymous, câu chuyện như Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai ở VN không phải là hiếm đâu, kể ra không hết được. Nhiều người leo lên chức Bí thư, Chủ tịch, PCT tỉnh luôn kia mà, họ có công nhiều với đất nước nên được ưu ái, càn dân thường: còn lâu.

    ReplyDelete
  57. Kiểm định chất lượng hay không không phải do những tổ chức giáo dục gì gì đó quy định mà do người tiêu dùng quy định thì đúng hơn nhất là với sp giáo dục. Giáo dục đào tạo là để phát triển con người. Chương trình học tốt...chất lượng sv ra trường tốt thì tôi hỏi bạn vấn đề của nó là chỗ nào ạ...

    Nếu bạn viết cho người tiêu dùng thì nên tìm hiểu người tiêu dùng nhận xét thế nào chứ đừng đứng trên khía cạnh của nhà nghiên cứu nhìn ở ngoài vào rồi võ đoán lung tung.

    Tôi gặp nhiều người học cao ở nền giáo dục nước ngoài, kiến thức tuy nhiều nhưng suy nghĩ càng cố gắng đơn giản vấn đề càng tốt và biết nhận xét vấn đề chính xác. Còn mấy bác thạc sỹ tiến sỹ VN thì...không phải tất cả nhưng càng nói càng làm phức tạp vấn đề để chả ai hiểu giống như mình khó hiểu thì oai lắm.

    Sau một hồi đọc bài của bạn và những cái mấy bác trên comment tôi rút ra 1 điều. Các bạn bàn về giáo dục và chỉ dừng lại ở bàn, chả phát triển được đất nước này lên tí nào trong khi những trường nước ngoài ở đây dỏm hay bèo nhèo cũng có quality hơn trường VN và đào tạo ra đội ngũ nhân viên có chất lượng hơn trong tiếp cận với tri thức quốc tế.

    Chúc bàn + luận vui!

    ReplyDelete
  58. Tôi đang là học viên lớp EMBA UBI TPHCM, đọc qua bài của các bạn tôi thấy đúng là các bạn chỉ "luận" cho thêm rắc rối sự đời và cách tư duy của một số bạn hết sức hời hợt. Với tôi chẳng gì phải lo lắng khi theo học lớp này vì ít ra tôi đã tìm đúng lớp, đúng thầy mà tôi cần học, tôi vừa học được hai chữ "hiểu biết" tức là có "hiểu" thì mới có thể nói là "biết" còn một số bạn chỉ "biết" mà không "hiểu" nhưng cũng cố tỏ ra là mình "hiểu biết" !?
    Các bạn hãy thực tế và có cái nhìn sâu sắc một chút trước khi lên tiếng bàn luận một vấn đề. Thử hỏi chất lượng giáo dục của Việt Nam như thế nào ? được quốc tế công nhận không mà đòi kiểm định người ta và đòi bằng cấp phải có thêm chữ ký của Bộ giáo dục ? Bằng cấp của Việt Nam đã được quốc tế công nhận chưa hay chỉ có thể quanh quẩn trong lãnh thổ Việt Nam, có thể là sử dụng được tại Lào, Camphuchia, Myanmar ... toàn là những nước nghèo, kém phát triển.

    Hãy mở rộng tư duy, hãy để đầu mình thông thoáng hơn, động não nhiều hơn để biết đâu là thật, đâu là giả chứ không phải hùa theo những gì mà báo chí nói hay của người khác nói.
    Đúng là khi tham gia lớp EMBA của UBI tôi sẽ "nhẹ nhàng" hơn khi có được tấm bằng nhưng không vì vậy mà tôi không cần kiến thức. Để có tiền đi học tôi phải lao động và khi trả tiền đi học tức là tôi đang đầu tư và tôi cần phải có được những kiến thức xứng đáng với "đồng tiền bát gạo" mà mình bỏ ra.
    Tôi rất kính trọng, khâm phục thầy Tôn Thất Nguyễn Thiêm, tôi cảm được cái "tâm" của thầy qua những bài giảng. Giả sử thầy không có đúng học vị như các bạn bàn luận thì đó cũng là người đáng để bạn học nếu bạn đi theo con đường kinh doanh, thầy có cái nhìn rất sâu sắc về ngoại giới xung quanh và cái hay của thầy Thiêm so với người khác là thầy lý giải tất cả những vấn đề bằng những từ nghữ chuẩn xác nhất và bằng "công thức" cô đọng nhất để vừa học xong tôi có thể nhớ và khi ứng dụng vào thực tiễn tôi thấy vô cùng hiệu quả. Là người Việt, sống và làm việc ở nước ngoài, với mong muốn làm được gì đó để "khai sáng" lề thói kinh doanh trong nước, cách giảng bài của thầy hoàn toàn khác với cách giảng của người nước ngoài qua thông dịch, vì thông dịch chỉ chuyển ngữ mà không chuyển nghĩa, thứ hai là người nước ngoài khi dạy họ không thông hiểu hết đặt điểm, tình hình kinh doanh tại Việt Nam và một phần họ sẽ e dè khi nói thật, nói đúng về tình hình của Việt Nam, mặt khác vì không cùng dòng máu "con rồng cháu tiên" nên dại gì mà họ "thật tâm" và nếu để ý một chút, đôi khi họ còn khai thác thông tin và "học hỏi" từ học viên để có tư liệu khi giảng dạy tại nước khác.

    Vì sao các công ty phá sản, vỡ nợ hàng loạt, vì sao mình bán hàng thua nước ngoài, vì sao mình để những công ty gọi là "công ty tư vấn quốc tế" tư vấn cho tất cả các công ty cùng nghành nghề chỉ "một kiểu kinh doanh" mà mình vẫn phải trả phí cao ? ... có rất nhiều cái để học và phải học và quan trọng là học đúng thầy, đúng chổ để bản thân mình "hiểu" rõ những gì mình đang "biết" và cũng để trong thời kỳ thuận lợi mình có thể phát triển được bản thân và kinh tế, còn trong thời kỳ suy thoái, khó khăn như hiện nay, là một người kinh doanh mình vẫn sống tốt và sống khỏe.

    Tôi mong thầy luôn mạnh khỏe để góp phần cho công cuộc "giáo dục" của nước nhà.

    Vài lời chia sẽ !

    ReplyDelete
  59. Các bạn hãy vào một số trang thông tin khác xem, nếu GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm là người dỏm, không có uy tín thì ai mà mời tham dự các hội thảo quan trọng mang tầm quốc gia !

    Chỉ vậy là "luận" ra vấn đề, đơn giản và hiệu quả !

    ReplyDelete