Tuesday, August 31, 2010

Kiểm định là kiểm định nào?

Gần đây, những vụ bằng dỏm, trường dỏm của nước ngoài liên tiếp bị báo chí trong nước phanh phui. Một trong những nguyên nhân khiến các trường dỏm, bằng dỏm có thể lọt qua các "bộ lọc" để vào VN làm ăn là do "người tiêu dùng giáo dục" trong nước có quá ít hiểu biết và thông tin về hệ thống giáo dục thế giới. Điều này lại càng đúng đối với hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ vì sự đa dạng và phức tạp của nó.

Một trong những điều làm mọi người rối trí hơn cả là vấn đề kiểm định. Tại Hoa Kỳ, khi nói một trường đại học nào đó không được kiểm định thì điều này gần như hoàn toàn đồng nghĩa với việc đây là một trường đại học "dỏm", vì bằng cấp của nó sẽ không được ai công nhận. Tuy nhiên, điều ngược lại thì không phải bao giờ cũng đúng. Nếu một trường đại học nói rằng nó "đã được kiểm định" thì điều đó không có nghĩa là nó không dỏm, mà người học vẫn tiếp tục phải xem xét thêm xem nó đã được kiểm định bởi tổ chức nào, có được công nhận hay không.

Ngay cả trong số các tổ chức kiểm định được công nhận thì không phải tổ chức nào cũng có giá trị như nhau, do sự đa dạng và phân tầng cao độ của hệ thống giáo dục Mỹ. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc phán đoán xem nên chọn học ở trường nào. Nạn nhân của sự thiếu hiểu biết này không chỉ là những người học ở các nước thế giới thứ ba, mà ngay cả học viên người Mỹ cũng mắc phải.

Bài viết bằng tiếng Anh dưới đây là một mẩu tư vấn trên mạng, được đưa lên từ năm 2004, trả lời một câu hỏi của học viên Mỹ về việc chuyển đổi tín chỉ từ một trường "đã được kiểm định" bởi một tổ chức kiểm định quốc gia (national accreditator), được công nhận bởi cả CHEA và USDE, để chuyển sang học tại một trường đại học khác. Như có thể thấy trong bài viết, các tín chỉ đã học đã không được công nhận! Lý do của sự không công nhận này nằm ở chỗ: kiểm định khu vực và kiểm định quốc gia được xem là 2 hệ thống khác nhau và không thể liên thông. Nó cũng giống như không thể giải bài toán 2 quả cam cộng với 3 quả chuối thành mấy quả.

Xin giới thiệu bài viết này đến các bạn. Tôi bận quá không dịch ra tiếng Việt được, nên đã viết lời giới thiệu này. Các bạn có thể sử dụng google dịch để hiểu sơ sơ. Nếu có gì thắc mắc thì hỏi trong comment. Hoặc có bạn nào dịch giúp thì tốt quá.

----------
Ask the Experts: Accreditation Issues
Featured Expert: E. Faith Ivery, Ed.D.

Question: I am about to receive my Associates of Applied Science in Computer Aided Drafting, and I was looking into going to a state university for my bachelor's degree, but they will not accept my associate's degree. I was informed that they cannot accept credits from my school because they do not accept ACICS accreditation. I am told I would have to start all over again, and re-take all my gen-ed classes. Is there anything I can do or am I just out of luck? I know of no schools in my state that teach architecture that accept this type of accreditation (nationally recognized.) Please, if you have any suggestions I would greatly appreciate it. - Mark

Answer: Mark - accreditation! I can’t tell you how many students have contacted my company – many in tears – with the same problem. I have called several proprietary schools and pretended to be a potential student. I ask about transfering credit, and accreditation. I find that most representatives of “nationally accredited” schools don't understand the difference between accrediting bureaus, ACICS and regional accreditation. So, often students enroll in these schools with little or no understanding of the differences. They pay lots of money, graduate, and then find out about “accreditation”.

The differences in accreditation has to do with the level of content, curriculum and agency of the accreditor. (See the Accreditation FAQ for more information.) The term “national” accreditation does not define a better or worse accreditation than “regional” accreditation. They are just different. It is important for the consumer to understand the differences before selecting a school. These proprietary schools are more “entry-level” in instruction, and more “skill” oriented than theory-based. They tend to quickly prepare students for employment. Their degrees are meant to be for more terminal learning. Years ago they were called vocational schools (or technical schools), and they issued diplomas or certificates. I have known of students who retained an attorney for recovery of tuition, because they were not properly advised about the accreditation.

Drafting and architecture are two very different careers. Regionally accredited colleges and universities consider architecture to be a professional school within the institution. Most often the admission requirements are higher than the general departments within the college or university. There are a few regionally accredited colleges and universities which accept direct credit from ACICS schools: the University of Phoenix, Kaplan University, Capella University – but they do not offer architecture degrees. Some regionally accredited colleges/universities may allow you to validate equivalent learning through a portfolio process, and grant credit towards their bachelor degree.

I know of no architecture program to do this. I would suggest taking as many CLEP exams as you can to “replace” your general education learning with college credit – ask the counselor at the regional college/university which exams to take. Other than that, you basically will need to start over at a regionally accredited college/university. You may want to use your learning to start a job with a company that has tuition assistance benefits to pay for your bachelor degree. My recommendation is to always earn an associate degree at a regionally accredited community college if you are planning to continue your education for a bachelor degree. Many of their courses are accelerated, and cost much less than proprietary schools. Proper advising can assure you take courses which can directly be transferred to a 4-year program to earn the bachelor degree. - Faith
Nguồn: http://www.back2college.com/newslettermay0104.htm
------
Một người bạn tốt của blog này, bạn Quang Minh, đã giúp tôi dịch nhanh phần thông tin trên sang tiếng Việt (các bạn sẽ thấy trong phần comment). Tôi đưa lên đây để mọi người dễ đọc hơn, vì có một số người không có thói quen đọc các comments.

Thấy bài này có nhiều thông tin giúp sv VN hiểu hơn về hệ thống giáo dục của Mỹ, tôi làm nhanh kiểu thông dịch "mì ăn liền".

Câu hỏi: Tôi sắp nhận bằng AA (tương đương với Trung cấp chuyên nghiệp 2 năm ở VN) chuyên về Vẽ Kỹ thuật trên Máy tính. Tôi cũng đang định học chuyển tiếp sang 1 trường đại học ngành kiến trúc nhưng rất không may là trường đh này không chấp nhận bằng AA của tôi. Họ giải thích với tôi lý do họ không chấp nhận bằng AA này vì trường họ trước giờ không liên thông với các trường được kiểm định bởi ACICS. (ACICS là viết tắt của Hội đồng kiểm định các trường không phụ thuộc). Họ cũng nói là tôi phải bắt đầu lại từ zero, học lại tất cả các môn đại cương. Vậy bây giờ tôi phải làm gì hay vô vọng? Tôi biết là không có trường ĐH nào trong tiểu bang của tôi có ngành kiến trúc mà chấp nhận bằng AA này. Vui lòng cho tôi vài lời khuyên. Cám ơn rất nhiều. (Tôi tên Điểm)

Trả lời: Chào Điểm. Đây là vấn đề có điểm hay mất điểm!!! (chỗ này ông giáo trả lời chơi chữ). Tôi không biết là có bao nhiêu sinh viên gọi đến công ty tôi vừa nói vừa khóc cũng bị tình trạng y chang như bạn. Tôi cũng thử gọi cho 1 vài trường tư giả bộ là sinh viên xin nhập học để hỏi họ về vấn đề chuyển tiếp các môn ở trường khác và về sự kiểm định của trường. Và tôi vỡ ra rằng, hầu hết những người đại diện các trường “kiểm định toàn quốc” đều không hiểu về sự khác nhau giữa cục kiểm định, ACICS và tổ chức kiểm định vùng. Vì thế nhiều học sinh đã vào học các trường này với sự mù mờ thông tin kiểm định. Họ phải trả khá nhiều tiền, cũng tốt nghiệp rồi lúc đó mới hiểu ra “kiểm định” thực sự là gì.

Sự khác nhau giữa các hệ thống kiểm định là họ làm việc với các cấp khác nhau về nội dung, về chương trình và về đối tượng của cơ quan kiểm định. (Xem mục các câu hỏi thường gặp về kiểm định để biết thêm). Thuật ngữ “kiểm định toàn quốc” không phải có ý nghĩa là tốt hơn hay tệ hơn “kiểm định vùng”. Đơn giản là chúng khác nhau, không so sánh được. Một điều rất quan trọng đối với người đi học là hiểu được sự khác nhau đó trước khi chọn trường cho mình. Những trường tư này hầu hết thiên về giảng dạy những điều rất cơ bản hoặc thiên về kỹ năng hơn là học thuật. Họ đi theo hướng "mì ăn liền" cung cấp cho người học 1 kỹ năng nào đó để xin việc làm. Do đó bằng cấp của họ kiểu như giấy chứng nhận, tức là học xong 1 khóa gì đó rồi chấm dứt chứ không có nghĩa được dùng để học tiếp lên nữa. Hồi xưa người ta gọi họ là trường dạy nghề (hoặc là trường kỹ nghệ). Họ chỉ cấp chứng chỉ hay giấy chứng nhận. Theo chỗ tôi biết thì chưa có học sinh nào nhờ cậy luật sư để đòi lại học phí với lý do họ đã không được hướng dẫn đầy đủ về việc kiểm định.

Vẽ kỹ thuật và kiến trúc là 2 nghề rất khác nhau. Những trường college đã được kiểm định vùng hoặc trường đại học xem ngành kiến trúc thuộc về 1 trường chuyên nằm trong 1 viện đại học. Thông thường phòng ghi danh yêu cầu đầu vào ngàh này cao hơn những khoa khác trong cùng trường đại học. Chỉ có 1 ít trường có “kiểm định toàn quốc” chấp nhận cho chuyển tiếp từ các trường ACICS, trong số đó có Uni of Phoenix, Kaplan Uni, Capella Uni – nhưng rất tiếc họ không có ngành kiến trúc [Để ý 3 trường liệt kê ở đây được chính phủ Mỹ liệt vào loại for-profit instituion - trường hoạt động vì lợi nhuận. Ở Mỹ trường vì lời nhuận LUÔN LUÔN bị xã hội đánh giá thấp hơn trường phi lợi nhuận]. Chỉ vài trường college hay đại học “kiểm định vùng” đồng ý cho bạn hợp thức hóa môn học tương đương thông qua quá trình xem xét hồ sơ và cho bạn tiếp tục học chương trình cử nhân của họ.

Theo tôi biết chắc là không có chương trình kiến trúc của trường nào chấp nhận việc này. Tôi nghĩ việc bạn có thể làm bây giờ là đăng ký thi kiểm tra CLEP càng nhiều càng tốt các môn mà bạn nghĩ bạn có đủ kiến thức (nhớ hỏi ông thầy tư vấn của trường mà bạn muốn học để biết đăng ký thi môn nào). [CLEP là viết tắt của College Level Examination Program – là chương trình cho phép bạn đăng ký thi 1 số môn mà không cần phải đăng ký học. Dĩ nhiên bạn phải đóng 1 số tiền mới được thi, thi đậu thì miễn học môn đó, còn rớt thì mất tiền ráng chịu]. Còn không thì bạn chỉ có cách học lại toàn bộ từ đầu ở 1 trường “kiểm định vùng”. Hoặc bạn có thể dùng kiến thức đã học AA của mình để kiếm việc ở công ty nào mà nó có chương trình hỗ trợ học phí cho nhân viên đi học. Khuyến cáo của tôi là LUÔN LUÔN lấy bằng cấp tại 1 trường cộng đồng được "kiểm định vùng" vì như vậy bạn sẽ tiếp tục học lên cử nhân dễ dàng hơn. Rất nhiều môn học ở các trường này được tăng tốc và giảm giá so với trường tư mà bạn đã học. Những lời khuyên đúng đắn bảo đảm cho bạn nên học những môn nào mà có thể chuyển tiếp lên các trường 4-năm để lấy cử nhân. Bảo đảm luôn!
Lưu ý: những chỗ trong ngoặc [] là giải thích của tôi (tức người dịch, Quang Minh) thêm vào.

------
Nói thêm của tôi, PA, chủ nhân blog này
Tôi vừa tìm thấy ở đây thông tin về việc VN đang xây dựng dự thảo luật bảo vệ người tiêu dùng. Tôi thấy đó là một việc làm hết sức cần thiết cho VN trong lúc này, khi chúng ta đã gia nhập WTO và mở cửa thị trường nước ta cho nước ngoài vào "bán hàng", trong đó có cả giáo dục - có lẽ phải nói, "nhất là giáo dục", vì nó là một ngành vô cùng quan trọng.

Tôi cũng đã tô đậm (bold) mấy câu trong phần dịch ở trên, để nhắc các bạn học viên những điều cần nhớ khi chọn trường. Và để nhắc rằng, với tư cách người tiêu dùng, các bạn có quyền đòi hỏi được cung cấp thông tin, được bảo vệ quyền lợi, hoặc ít nhất nếu chưa có luật lệ gì và các nhà cung cấp dịch vụ cũng thiếu trách nhiệm, thì các bạn nên dùng quyền lựa chọn của mình để họ sợ mà làm ăn cho đàng hoàng. Thì mọi việc mới tốt dần lên được.

Phải tự cứu mình thôi các bạn ơi! Tôi tin rằng nước Mỹ mạnh cũng là vì dân của họ biết đòi hỏi những quyền lợi của mình - quyền lợi chính đáng và được pháp luật bảo vệ. Nước mình tuy nghèo, lạc hậu và luật lệ có thể chưa đủ, nhưng hãy hiểu biết về luật lệ và đòi hỏi được áp dụng đầy đủ các luật hiện hành, thì có lẽ cũng đã làm cho xã hội tiến bộ lên nhiều lắm, các bạn nhỉ?

9 comments:

  1. Một bài viết về UBI trên báo Pháp Luật.

    Với tình trạng hết sức hổn loạn, lung tung bên Giáo Dục hiện nay, cách tốt nhất là các học viên nên hết sức cẩn thận. Hảy hỏi ý kiến các chuyên gia về Giáo Dục, các bạn du sinh Viet Nam dang học Dại Học Mỹ, hảy dọc thông tin về Dại Học nước ngoài trước khi quyết dịnh học chương trình liên kết trong nước. Hảy tìm hiểu xem bằng cấp dó có dược nước ngoài công nhận không, vì nếu không nó chỉ là tờ giấy lộn mà thôi.

    Một cơ sở giáo dục có uy tín thì nên họp báo trả lời rõ ràng các nghi vấn của báo Pháp Luật, không nên im lặng như hiện nay.

    http://phapluattp.vn/20100831010530245p0c1019/hoc-thac-si-khong-can-biet-tieng-anh.htm


    Bình

    ReplyDelete
  2. Thấy bài này có nhiều thông tin giúp sv VN hiểu hơn về hệ thống giáo dục của Mỹ, tôi làm nhanh kiểu thông dịch "mì ăn liền".

    Câu hỏi: Tôi sắp nhận bằng AA (tương đương với Trung cấp chuyên nghiệp 2 năm ở VN) chuyên về Vẽ Kỹ thuật trên Máy tính. Tôi cũng đang định học chuyển tiếp sang 1 trường đại học ngành kiến trúc nhưng rất không may là trường đh này không chấp nhận bằng AA của tôi. Họ giải thích với tôi lý do họ không chấp nhận bằng AA này vì trường họ trước giờ không liên thông với các trường được kiểm định bởi ACICS. (ACICS là viết tắt của Hội đồng kiểm định các trường không phụ thuộc). Họ cũng nói là tôi phải bắt đầu lại từ zero, học lại tất cả các môn đại cương. Vậy bây giờ tôi phải làm gì hay vô vọng? Tôi biết là không có trường ĐH nào trong tiểu bang của tôi có ngành kiến trúc mà chấp nhận bằng AA này. Vui lòng cho tôi vài lời khuyên. Cám ơn rất nhiều. (Tôi tên Điểm)

    Trả lời: Chào Điểm. Đây là vấn đề có điểm hay mất điểm!!! (chỗ này ông giáo trả lời chơi chữ). Tôi không biết là có bao nhiêu sinh viên gọi đến công ty tôi vừa nói vừa khóc cũng bị tình trạng y chang như bạn. Tôi cũng thử gọi cho 1 vài trường tư giả bộ là sinh viên xin nhập học để hỏi họ về vấn đề chuyển tiếp các môn ở trường khác và về sự kiểm định của trường. Và tôi vỡ ra rằng, hầu hết những người đại diện các trường “kiểm định toàn quốc” đều không hiểu về sự khác nhau giữa cục kiểm định, ACICS và tổ chức kiểm định vùng. Vì thế nhiều học sinh đã vào học các trường này với sự mù mờ thông tin kiểm định. Họ phải trả khá nhiều tiền, cũng tốt nghiệp rồi lúc đó mới hiểu ra “kiểm định” thực sự là gì.

    Sự khác nhau giữa các hệ thống kiểm định là họ làm việc với các cấp khác nhau về nội dung, về chương trình và về đối tượng của cơ quan kiểm định. (Xem mục các câu hỏi thường gặp về kiểm định để biết thêm). Thuật ngữ “kiểm định toàn quốc” không phải có ý nghĩa là tốt hơn hay tệ hơn “kiểm định vùng”. Đơn giản là chúng khác nhau, không so sánh được. Một điều rất quan trọng đối với người đi học là hiểu được sự khác nhau đó trước khi chọn trường cho mình. Những trường tư này hầu hết thiên về giảng dạy những điều rất cơ bản hoặc thiên về kỹ năng hơn là học thuật. Họ đi theo hướng "mì ăn liền" cung cấp cho người học 1 kỹ năng nào đó để xin việc làm. Do đó bằng cấp của họ kiểu như giấy chứng nhận, tức là học xong 1 khóa gì đó rồi chấm dứt chứ không có nghĩa được dùng để học tiếp lên nữa. Hồi xưa người ta gọi họ là trường dạy nghề (hoặc là trường kỹ nghệ). Họ chỉ cấp chứng chỉ hay giấy chứng nhận. Theo chỗ tôi biết thì chưa có học sinh nào nhờ cậy luật sư để đòi lại học phí với lý do họ đã không được hướng dẫn đầy đủ về việc kiểm định.

    ReplyDelete
  3. Vẽ kỹ thuật và kiến trúc là 2 nghề rất khác nhau. Những trường college đã được kiểm định vùng hoặc trường đại học xem ngành kiến trúc thuộc về 1 trường chuyên nằm trong 1 viện đại học. Thông thường phòng ghi danh yêu cầu đầu vào ngàh này cao hơn những khoa khác trong cùng trường đại học. Chỉ có 1 ít trường có “kiểm định toàn quốc” chấp nhận cho chuyển tiếp từ các trường ACICS, trong số đó có Uni of Pheonix, Kaplan Uni, Capella Uni – nhưng rất tiếc họ không có ngành kiến trúc [Để ý 3 trường liệt kê ở đây được chính phủ Mỹ liệt vào loại for-profit instituion - trường hoạt động vì lợi nhuận. Ở Mỹ trường vì lời nhuận LUÔN LUÔN bị xã hội đánh giá thấp hơn trường phi lợi nhuận]. Chỉ vài trường college hay đại học “kiểm định vùng” đồng ý cho bạn hợp thức hóa môn học tương đương thông qua quá trình xem xét hồ sơ và cho bạn tiếp tục học chương trình cử nhân của họ.

    Theo tôi biết chắc là không có chương trình kiến trúc của trường nào chấp nhận việc này. Tôi nghĩ việc bạn có thể làm bây giờ là đăng ký thi kiểm tra CLEP càng nhiều càng tốt các môn mà bạn nghĩ bạn có đủ kiến thức (nhớ hỏi ông thầy tư vấn của trường mà bạn muốn học để biết đăng ký thi môn nào). [CLEP là viết tắt của College Level Examination Program – là chương trình cho phép bạn đăng ký thi 1 số môn mà không cần phải đăng ký học. Dĩ nhiên bạn phải đóng 1 số tiền mới được thi, thi đậu thì miễn học môn đó, còn rớt thì mất tiền ráng chịu]. Còn không thì bạn chỉ có cách học lại toàn bộ từ đầu ở 1 trường “kiểm định vùng”. Hoặc bạn có thể dùng kiến thức đã học AA của mình để kiếm việc ở công ty nào mà nó có chương trình hỗ trợ học phí cho nhân viên đi học. Khuyến cáo của tôi là LUÔN LUÔN lấy bằng cấp tại 1 trường cộng đồng được "kiểm định vùng" vì như vậy bạn sẽ tiếp tục học lên cử nhân dễ dàng hơn. Rất nhiều môn học ở các trường này được tăng tốc và giảm giá so với trường tư mà bạn đã học. Những lời khuyên đúng đắn bảo đảm cho bạn nên học những môn nào mà có thể chuyển tiếp lên các trường 4-năm để lấy cử nhân. Bảo đảm luôn!

    ReplyDelete
  4. Chào bạn Bình,
    Cám ơn ý kiến của bạn. Tôi cũng nghĩ giống như bạn vậy, về việc họp báo.

    Quang Minh,
    Cám ơn em nhiều lắm lắm về vụ dịch. Chị đưa lên blog rồi đó như em đã thấy.

    PA

    ReplyDelete
  5. @chủ nhà:
    Cám ơn chị PA "xợt" được ở đâu bài ngắn mà nhiều thông tin có ý nghĩa trong thời điểm này.

    @all: nếu bản dịch có gì sơ suất, các bạn cứ "ném đá" thoải mái, mình chụp!

    Về việc kiểm định, phân loại các cơ quan kiểm định, phân loại các trường... mình cũng có 1 số kinh nghiệm rất muốn chia sẻ với mọi người. Nhưng vì lúc này mình bỏ gd ĐH đi gõ đầu trẻ nên thời gian có hạn. Chỉ mong mượn chỗ của chị PA gửi gắm, trao đổi được bi nhiêu hay bấy nhiêu.

    Về các cơ quan kiểm định, có thể liệt kê họ vào các nhóm sau:
    - CQ kiểm định vùng
    - CQ kiểm định các trường tôn giáo
    - CQ kiểm định các trường nghề
    - CQ kiểm định các trường theo chương trình, ngành nghề

    Mọi người có thể vào đây để download danh sách các cơ quan kiểm định theo nhóm này: http://chea.org/pdf/CHEA_USDE_AllAccred.pdf

    Nguyên tắc chung nhất: Nếu các bạn trẻ có đự định đi học ở Mỹ thì chỉ nên học các trường được kiểm định vùng. Tuy nhiên cái gì cũng có ngoại lệ, sẽ nói rõ sau.

    ReplyDelete
  6. Chị PA,

    Xin gởi chị thông tin về Diploma mill " Đại học Frederick Taylor", dang hoạt dộng tại Viet Nam.

    Trường này do một ông Ấn Dộ tên Monsour Saki, lập ra bên Hawaìi, tên là : Frederick Taylor International University (FTIU),. Năm 2002, trường bị dóng cửa và chính phủ phạt tiền. Ông này chạy sang California dổi tên lại thành : Frederick Taylor University (FTU) ( chú ý : bỏ chử International ). Trong Web site, họ không hề nhắc lại chuyện dổi tên này. Lý lịch Hiệu trưởng Monsour Saki mơ hồ, ông tự ghi là có Ph D tại CSM Institute of Graduate Studies, Kolkatta, West Bengal, India, không ai kiểm chứng dược. Nhưng dây là một tay gạt quốc tế, trong dịch vụ bằng cấp dỏm, cho các nước bên Liberia và Asia.

    Khai giảng khóa II lớp MBA – do Đại học Frederick Taylor, Hoa Kỳ cấp bằng

    http://daotao.sara.vn/detailNews.aspx?id=185&lang=vi

    http://www.ftu.edu/

    http://forums.degreeinfo.com/accreditation-discussions-ra-detc-state-approval-unaccredited-schools/22386-whatever-happened-mansour-saki.html

    Bình

    ReplyDelete
  7. http://hawaii.gov/dcca/ocp/udgi/lawsuits/FTIU
    http://hawaii.gov/dcca/ocp/udgi/lawsuits/FTIU/frederick_taylor

    ReplyDelete
  8. Theo án lệnh của Toá Án bang Hawaii, ông Mansour S. Saki,President Frederick Taylor International University phải giải thể trường này, trả lại tiền cho các học viên dã dóng, khi họ trả lại bằng cấp.

    Dây là lá thư ông phải gởi cho học viên bị lừa.


    Notice to Our Graduates in FTIU-Hawaii
    Name Address City, State Zipcode
    Dear Graduate:
    We are Writing to inform you that during your course of studies, Frederick Taylor International University, Inc., a Hawaii Corporation, was operating in violation of Hawaii’s laws relating to unaccredited degree granting institutions.
    As the result of a settlement reached withthe State of Hawaii, we are offering all graduates a full refund of the tuition paid conditioned on return of the original diploma and transcripts. Ifyou would like to accept this offer, please simply indicate that fact on the duplicate original and return it to us withthe diploma and transcripts. Your refund will be processed within 14 days from its receipt.
    If you decide to return your original diploma and two original transcripts for a refund,you should do so within 30 days from the date of this notice. Please note that your original diploma and two transcripts must be returned to FTIUby Federal Express to ensure a safe delivery. No refund will be paid after 30 days ofthis notice, nor for lost packages. Toensure a guaranteed delivery, we have enclosed a self-addressed Federal Express envelope for your convenience. If you are satisfied with the education and degree received, you can simply disregard this notice.
    If you have any questions about this offer, you may call the State of Hawaii’s Consumer Resource Center at (808)586-2653.You may also call my office at (800)-988-4622 or (925)376-0900for further clarification.
    Very truly yours,
    Mansour S. Saki,President
    Frederick Taylor International University
    Name Signature
    Date
    EXHIBIT A

    ReplyDelete
  9. Cám ơn bác/anh/bạn Bình vì những thông tin đã đưa.

    Cho tôi hỏi một câu nhé: Tôi có quen bác/anh/bạn không vậy? Sao tôi nghi quá? Hay là ... tên trùng tên, văn giống văn, người giống người? Vì tôi có biết một người tên giống bác (?), văn cũng giống, và mối quan tâm dường như cũng giống.

    Tôi đang tìm hiểu thêm thông tin về kiểm định của Mỹ, cũng như giá trị của các văn bằng online, rồi sẽ viết lên đây chia sẻ với mọi người.

    Và đành tiếp tục đoán non đoán già về việc tên giống tên thôi, hic hic!

    ReplyDelete