Tôi vừa đọc trên blog cá nhân của GS Nguyễn Văn Tuấn một bài viết về các chương trình liên kết. Ở đây. Rất đáng đọc. Còn tôi, tôi đọc, và giật mình thon thót!
Tại sao lại giật mình? Là vì bài viết nhắc đến cái tên UBI, viết tắt của United Business Institute, một tên tuổi quen thuộc trong lãnh vực đào tạo QTKD tại VN.
Phải kể lể dài dòng một chút: Trước khi làm tại đơn vị hiện nay (Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo thuộc ĐHQG-HCM), tôi đã làm việc tại trường ĐH KHXH-NV, một trường thành viên của ĐHQG-HCM, và có vài năm làm Phó Giám đốc rồi sau đó là Giám đốc Trung tâm Du học, kiêm Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế. Lúc ấy là khoảng đầu thiên niên kỷ (khoảng 2000-2001). Tôi làm ở đó cho đến khi rời ngôi trường mà tôi đã làm việc đúng 20 năm để chuyển sang vị trí hiện nay, vào cuối năm 2003.
Với vị trí lúc ấy, tôi đã từng gặp gỡ rất nhiều 'đối tác tiềm năng' từ Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Nga, Úc, Anh, rồi cả Trung Quốc, Ấn Độ nữa vv đến đề nghị hợp tác trong lãnh vực du học. Tôi còn nhớ, thời đó TTDH nơi tôi làm việc cứ thường xuyên (có thể một vài tháng lại có một hội thảo) nhận được lời mời cùng tổ chức hội thảo du học - thực chất là một buổi giới thiệu thông tin tiếp thị cho một trường hoặc một chương trình đào tạo của nước ngoài, mà trong đó đối tác phía VN có vai trò gần như người phục vụ không công và đứng ra bảo lãnh về mặt nhân thân cho họ, để họ chiêu dụ khách hàng.
Du học, và 'du học tại chỗ' mà ngày nay gọi là 'liên kết' lúc ấy dường như mới trở thành cái mốt hay sao ấy, hoặc cũng có thể là một cái cớ để người ta có thể đi ra nước ngoài sinh sống, nên thị trường làm ăn có vẻ nhộn nhịp ghê lắm, và ai làm khéo thì dịch vụ du học lúc ấy là một dịch vụ béo bở, hầu như không bỏ vốn mà thu lời bằng ngoại tệ mạnh! Một bằng cớ hiển nhiên là Trung tâm Hợp điểm, tôi biết họ từ lúc họ chưa có mảnh đất cắm dùi nên có một số hoạt động còn phải nhờ Phòng HTQT của tôi làm giúp, mà rất nhanh chóng sau đó đã trở thành một tập đoàn, hình như thế, làm ăn phát đạt ra phết!
Tất nhiên, nguồn thu là từ sinh viên. Các trường bên đó thường thỏa thuận rằng nếu đưa được 1 sinh viên sang bên ấy, thì phía VN sẽ được một số tiền nào đó để trang trải chi phí phía VN (hình như chuẩn mực là 10% học phí năm đầu, và có những nơi còn cao hơn nhiều). Lúc ấy, tôi nhớ tình hình cả nước hình như chẳng có bất kỳ có ai quan tâm về chất lượng của đối tác và chương trình gì cả.
Thật ra nhà nước cũng có luật lệ và quản lý, đúng rồi, nhưng chủ yếu là để quản lý an ninh - trật tự (ngoại kiều có ai ra, ai vào), và hành chính (ghi nhận lại các hoạt động để cuối năm thống kê lại xem đã có bao nhiêu chương trình liên kết, chúng tên gì, liên kết với ai, vv). Do mới mở cửa, không kinh nghiệm, và thiếu hướng dẫn, nên sơ hở, sai sót vào lúc ấy chắc chắn phải là nhiều lắm lắm!
Riêng nói hoạt động của tôi. Do được học hành khá nghiêm chỉnh, đào tạo bài bản, nên hồi đó tiếng là làm TTDH thì có tiền (?) nhưng tôi chủ yếu quan tâm cung cấp thông tin miễn phí và những lời khuyên đúng cho khách hàng về những gì họ cần biết, mà chủ yếu là về các kỳ thi quốc tế (nghề của tôi). Ngoài hoạt động thông tin (miễn phí), tôi còn tổ chức các lớp dạy tiếng Anh để chuẩn bị du học - riêng chuyện này thì tôi làm khá đàng hoàng, và cũng có chút uy tín, có thu nhập tí chút để nuôi quân.
Nhưng làm đàng hoàng, không chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mà lại chẳng được ai đầu tư, phải tự trang trải, lại còn phải nộp thuế (vì là hoạt động có thu), nên chỉ làm 2 năm là tôi quá mệt, đề nghị đóng cửa trung tâm, và trả lại chức GĐ, và loay hoay sao, lại chuyển sang làm 'chất lượng' (trái nghề hoàn toàn, dù tất nhiên tôi cũng được trang bị sẵn một số phương pháp và kiến thức của ngành giáo dục, và của khoa học đo lường đánh giá).
Nói dài dòng thế chỉ để dẫn nhập. Phần chính là đây: trong thời gian tôi làm (gần 3 năm ở TTDH) thì tôi đã tiếp xúc khá nhiều tay 'môi giới', chủ yếu là Việt kiều, nhưng cũng có cả người nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, Singapore, và Mã Lai, đến giới thiệu nhiều chương trình, mà bây giờ, 10 năm sau, với gần 7 năm làm chất lượng, tôi biết chắc chắn là đa số là những đối tác dỏm và những chương trình dỏm.
May sao hồi ấy tôi có một ông sếp (đã quá cố, may he rest in peace) rất khó tính, chất vấn vặn vẹo đủ thứ, và bản thân tôi cũng ... phi lợi nhuận quá đi, nên hình như các đối tác ... dỏm tự động bỏ đi dần. Mà khách hàng của tôi cũng thế: họ muốn những câu trả lời ăn chắc, ví dụ: đảm bảo 100% được nhận vào học, 100% có visa, không cần chứng chỉ tiếng Anh, vv, còn tôi thì tôi không làm như vậy được, luôn trả lời đúng sự thật, ví dụ 'tiếng Anh của em còn yếu lắm', 'khi phỏng vấn em nên nói sự thật, đừng học sẵn câu trả lời mang tính đối phó, không đóng kịch' vv, nên họ ... nản, và cũng bỏ đi nơi khác hết. Nên TT của tôi mới khó khăn thế, và tôi mới đề nghị đóng cửa, là thế (dù bây giờ nghĩ lại, tôi cũng bắt đầu có uy tín trong giới làm du học thời ấy).
Vậy còn UBI thì sao? À, chương trình này đầu tiên là xuất phát từ trường của tôi, nhưng (may quá), nó được quản lý như một chương trình độc lập hoàn toàn. Và là một chương trình rất ăn khách. Thật ra thì nó đáp ứng đúng nhu cầu của VN mới mở cửa, cần kiến thức về QTKD. Nói gì thì nói, nó cũng làm được cái việc là 'khai hoang' cho người học về QTKD, vì trước đó có lẽ không ai biết gì. Và nó trở thành một tên tuổi ở VN. Sau đó, tôi thấy nó mở rộng hợp tác sang nhiều đối tác VN khác.
Vì nó đã có mặt khá lâu ở VN, và học viên của nó cũng có nhiều người tôi cho rất tốt, đặc biệt là những người lớp đầu tiên, có chí tiến thủ, có những người bây giờ khá thành đạt và giữ những vị trí cao trong quản lý, kể cả quản lý giáo dục, và có cả những người tôi biết. Thậm chí, ngay cả tôi có lúc cũng muốn đi học (vì tin rằng kiến thức QTKD sẽ giúp ích cho công việc quản lý của tôi), mà UBI thì sau một hồi hoạt động đã được tin là một địa chỉ tương đối có uy tín (tôi chỉ nói là được tin thôi nhé, chứ không khẳng định gì về uy tín, lại càng không biết gì về chất lượng của nó).
Nhưng quả thật, ngay từ thời ấy tôi đã ngờ ngợ về nó, vì có một em làm trong chương trình ấy có hỏi tôi một câu gì đó mà tôi không trả lời được. Đại khái hình như trong brochure giới thiệu chương trình có nêu, UBI là trường của Bỉ, nhưng bằng cấp được công nhận tại một nước nào khác tôi không nhớ. Hơi phi lý! Nhưng chỉ thoáng thắc mắc, rồi thôi!
Tôi cũng nhớ, khoảng năm 2002, có một học giả của chương trình Fulbright vốn đã từng làm PHT của một trường đại học Mỹ, hay nói chuyện với tôi, và khi thấy các brochure giới thiệu du học mà tôi có (do các 'đối tác' gửi cho), đã khuyên tôi hãy cẩn thận, vì có nhiều khả năng những chương trình đó là dỏm. Tôi nghe, cũng ngờ ngợ vậy thôi - hồi ấy còn ngơ ngác lắm, và mọi người thì còn đang hăng hái, phấn khởi lắm khi đất nước mới mở cửa, cho người dân đi ra ngoài học tập dễ dàng như vậy (ngày trước, được ra nước ngoài quả là một sự kiện once in a lifetime, thực thế!)
Cho đến rất gần đây, khoảng cách đây 2 tháng, một trường ĐH tư thục mới mở ở VN mà tôi có quen biết, có hỏi ý kiến tôi về một chương trình hợp tác cũng về QTKD. Lúc này, với gần 7 năm lăn lộn trong nghề chất lượng, và đọc nhiều, đi nhiều, tôi bắt đầu có cặp mắt cú vọ, và ngửi thấy 'hơi tiền' trong mối quan hệ hợp tác đó.
Đại khái, họ 'bán' cho mình một 'chương trình đào tạo' đã được số hóa (digitised) với giá lump sum là 3000 USD cho một bằng cử nhân và 5000 USD cho một bằng MBA, và sẽ cấp bằng của một trong mấy đối tác của nó, trong đó có hình như là cái trường International American University (IAU) 'khét tiếng' mà tôi đề cập đến trong entry mới đây, và ... UBI!!!! Còn phía VN, thì có quyền sử dụng nội dung đó để dạy (tùy ý), và được quyền thu tiền học viên kiểu gì và bao nhiêu cũng được, miễn là cứ một học viên thì trả cho họ 3000/5000 USD tùy trình độ. Well, đó là nói thẳng thừng, thô thiển, còn họ thì nói khéo léo hơn, văn hoa hơn, sử dụng uyển ngữ nhiều hơn!
Vâng, UBI!!! Là trường mà GS Nguyễn Văn Tuấn vừa nói đến trong bài của ông. Tôi cũng vừa tra mạng, và thấy vài thông tin rất đáng ngờ về UBI sau đây, xin đưa link vừa để lưu vừa để thông tin đến những ai quan tâm:
1. UBI (Belgium) is zapped!
Ở đây: http://www.degreediscussion.com/forums/viewtopic.php?f=5&t=7168
2. Net Academy có liên kết với UBI và IAU!!!
Trời ơi, Net Academy chính là đối tác mà tôi đã gặp đại diện phía VN mà tôi mới nhắc đến ở trên đó. Ở đây này: http://online.degree.net/accredited-unaccredited-state-approved-diploma-mill/t-any-to-say-about-united-business-institutes-of-belgium-1720.html
3. UBI có thực sự chất lượng?
Trên một diễn đàn tiếng Việt. Rất nên đọc, để hiểu người học VN nghĩ gì (tôi chưa nói đúng hay sai). Ở đây: http://www.topmba.vn/forum/index.php?topic=1843.0.
Chà, đã 1:40 sáng rồi. Tôi đau đầu quá, phải đi ngủ thôi! Nhưng việc này rõ ràng phải tìm hiểu tiếp. Các bạn nào biết gì hơn về UBI hoặc các trường có nghi vấn khác, xin góp ý nhé!
Wednesday, August 4, 2010
UBI, hay 10 năm phong trào du học và 'du học tại chỗ' tại VN
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Có bài mới trên Báo Pháp Luật về kết hợp du học tại chỗ.
ReplyDeletehttp://phapluattp.vn/p0c1019/giao-duc.htm
_______________
Trong 7 truờng "Học Đại" của Mỹ liên kết với các truờng đại học VN như báo Pháp Lụật đưa tin.
http://phapluattp.vn/20100731032532196p0c1019/112-chuong-trinh-dao-tao-nuoc-ngoai-hop-phap-o-vn.htm.
Sau khi kiểm tra thì 5 truờng không có accredited. 2 truờng còn lại thiếu thông tin như truờng ở thành phố nào và tiểu bang nào nên không kiểm tra đuợc.
2 truòng không kiểm tra đuợc vì không có tên đúng:
1)Trường ĐH Oklahoma City. Tên là Oklahoma City nhưng Oklahoma Ciy không có truờng tên này.
2. ĐH LinColn. Ở Mỹ có 8 truờng mang tên LinColn ở nhiều thành phố và tiểu bang khác nhau. Nếu có tên thành phố và tiểu bang của truờng liên kết thì sẽ verify đuợc.
_______
Dear Chị P.A.
Trung tâm du học là chỗ làm văn bằng VN giả và chứng nhận lợi tức của phụ huynh, và giấy chứng nhân ngân hàng giả để cho SV đi phỏng vấn.
Tự nhiên không hiểu tại sao tôi lại lên cơn "thần kinh thuơng nhớ" mà đi đào bới mấy cái vụ giả mạo này nhỉ?
choi
Chi PA,
ReplyDeleteTrường này là trường dỏm, không dược công nhận bên Bỉ. Trong phần International relationships, họ có liên hệ với các Dại Học bên Vietnam như :
VNU - Vietnam National University:
- SGS - School of Graduate Studies, Hanoi
- USSH - University of Social Sciences & Humanities, Ho Chi Minh City
Hoa Sen University, Ho Chi Minh City
Sent: 10 décembre 2009 03:03
Subject: United Business Institute (UBI)
The United Business Institute (UBI) is a private institution.
The 'programmes' offered are NOT accredited by the competent accreditation bodies in Belgium.
Students at this institution can NOT apply for scholarships.
The United Business Institutes is NOT entitled to award recognized Flemish degrees, like "bachelor", "master" and "Doctor (PhD)".
Holders of qualifications issued by the United Business Institutes can NOT claim academic (access to further studies) or civil (access to regulated professions) rights.
On this page of the higher education register you will find the list of all the registered higher education institutions offering accredited higher education programmes:
http://www.hogeronderwijsregister.be/browseindex
More information regarding the higher education system in Flanders (Belgium) is also available at this website:
http://www.highereducation.be
Best regards,
Erwin Malfroy
Higher Education Policy Unit
Ministry of Education and Training
Flanders (Belgium)g-gollin
Senior Member
International relationships
Vietnam
VNU - Vietnam National University:
- SGS - School of Graduate Studies, Hanoi
- USSH - University of Social Sciences & Humanities, Ho Chi Minh City
Hoa Sen University, Ho Chi Minh City
http://www.ubi.edu/contact/international-relationships/
van
Chị Phương Anh,
ReplyDeleteTối qua vừa đọc xong entry của thầy Tuấn em có nhắn tin hỏi Bác Hưng - người làm việc lâu năm ở Bỉ. Bác nói thế này:
- Nguyen Dang Hung: các trường lớn tại Bỉ hợp tác để tài trợ giúp đỡ, cấm không làm tiền !
Bác nói nếu có thời gian, sẽ tìm hiểu thêm về UBI và viết 1 bài trên blog.
Đang chờ đọc bài trên http://www.ndanghung.com
Dear Dr. Vu~,
ReplyDeleteTruong do?m, chuong trinh do?m nua ne: http://vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Elearning-se-soan-ngoi-dao-tao-thoi-cong-nghe-thong-tin-926652/
Vo van, Southern Columbia, cai chuong trinh MBA dang lam o VN thuc chat la dang dong tien cho nhieu, hoc de^~....
Cong nhan truong nay 'gan da' thiet! Dang co chien dich 'truy quet' rac ruoi ma cung bay dat len bao viet quang cao (du 'doi lot' E-learning doc cho co ve khach quan!).
Chuong trinh MBA, DBA cua truong nay phai bi DEP som!!!
Imperial_Guy
Dear Imperial_Guy
ReplyDeleteCám ơn thông tin hữu ích của bạn. Mình mới lướt qua trang web của CSU, mục Admission / Requirements thấy có cái này:
TOEFL and IELTS scores are not required from:
- Written proof of attaining the C Level English certificate issued by the Government of Vietnam.
(mục cuối trong list)
À ha, không cần xem chi nhiều nữa cho mất thời giờ. Dỏm đã lộ hàng!
Sẵn đây nói luôn để quên: nếu Bộ mà không ra tay kịp thời với mấy trường đào tạo 100% online kiểu này (elearning) thì ở VN sẽ có dịch vụ "học dùm" để lấy bằng của Mỹ.
ReplyDeleteĐến cuối năm nay mà Bộ im lìm, có lẽ mình sẽ bỏ dạy, đi học kiếm tiền dễ hơn. Tính thử nhé, chỉ cần cái nâng cấp đường truyền lên chút, gắn thêm cái webcam, ngồi nhà kiếm tiền, trọn gói MS, MA, MBA, chừng $2000 được rồi. Hơn nữa mình sẽ quảng cáo nghe là phải tin thôi "Bằng Thạc sĩ của Mỹ từ 1 trường có chứng nhận chất lượng của tổ chức CHEA..."
Cho link luôn chứ không úp úp mở mở đâu nhé:
http://chea.org/search/actionInst.asp?accredID=45;Distance%20Education%20and%20Training%20Council
Ai có hứng mở dịch vụ "học dùm" này thì PM mình nhé!!!
P/S: Đang cần đối tác cấp bằng C tiếng Anh quốc gia mà không qua thi!!! Vậy cho đủ bộ, hahaha...
Dear Quang Minh,
ReplyDeleteTôi có Bac II của Pháp (Bien)
Diploma High School Mỹ (GPA 4.0 Honor Graduate)
Proficiency Michigan của Mỹ
BS của Mỹ Truờng Công Đàng Hòang (Honor3.7 GPA)
MPA của Mỹ Truờng Công Đàng Hòang (Honor 3.75 GPA)
DPA của Mỹ Truờng Tư của đạo hơn 100 năm tuổi xịn Accredited đàng hòang. (Honor. GPA 3.87)
Có đang ký đuợc với Quang Minh không?
P.S. Bảo đảm sẽ học tốt nghiệp hộ over all GPA sẽ trên 3.5 cho MBA, DBA, hay bất cứ ngành gì trừ Math, Bio, Chem,.
Statistic math thì A OK.
Ngòai ra còn cò thể dạy lái máy bay, nhảy dù điều khiển, bơi lội 4 kiểu, và lặn khí tài nữa.
Choi
Bác Chơi over-qualified rồi.
ReplyDeleteDạo này thị trường giáo dục VN tấp nập quá, mình phải nhanh nhanh mới hốt bạc bác Chơi nhỉ?
Giờ em cần thêm đối tác vụ bằng C tiếng Anh. Chắc là chị Phương Anh giúp được. Nếu chị không giúp thì em lục lại trong hồ sơ tuyển dụng trường em hôm trước, vì em nhớ có 1 bạn vô phỏng vấn nộp bằng C mà em hỏi "how did you know about this position?" bạn ấy nhìn lên trần nhà 1 hồi rồi lắc đầu. Lục lại hồ sơ bạn í chắc chắn là ra cái Trung tâm cấp bằng C thôi.
Phấn khích quá, tớ sắp giàu rồi bà con cô bác ơi.
Cái tổ chức này "accredited" dỏm.
ReplyDeleteNó là council chứ không phải của Profesional Association.
Nhìn qua 99 truờng là thấy ngay không có truờng Public hay Private "Xịn: nào hết.
Báo tuổi trẻ lại "Hố TO" rồi...
Tòan là những truồng Ma như:
California Coast University (Santa Ana, CA)
California Intercontinental University (Diamond Bar, CA)
California Miramar University (San Diego, CA)
California National University for Advanced Studies (Northridge, CA)
California Southern University (Irvine, CA)
Dear Quang Minh,
ReplyDeleteDạo qua trang nhà CSU thì thấy là dễ qúa.
Làm cái Transcrip cử nhân dỏm ở VN chắc khỏang $500. Cái Bằng C Anh Văn Dỏm chừng $500. Tổng cộng $1,000 là meet requirements của CSU.
Nhận tôi vào đ, tôi dẳm bảo học dùm 3 SV mỗi semester. Mỗi semester mỗi SV sẽ luợm 15 Units đành hòang.
Khi qua nhận bằng tôi sẽ provide escort service nghiêm chỉnh, và đưa đi viếng Nhà Trắng Đàng Hòang.
>>> Khi qua nhận bằng tôi sẽ provide escort service nghiêm chỉnh, và đưa đi viếng Nhà Trắng Đàng Hòang.
ReplyDeleteWell, well, well. Cám ơn bạn Anonymous, mình có thêm ý tưởng để quảng cáo "Đây là chương trình đào tạo có uy tín tại Mỹ. Học viên sau khi nhận bằng tốt nghiệp của trường sẽ được viếng thăm Quốc Hội Mỹ và Nhà trắng. Học viên có thể mang theo bằng chụp tại chỗ để tránh bị nói là học dỏm!"
Chứ ở Vn có trường nào sau khi tốt nghiệp ThS học viên đủ tư cách đi thăm phủ thủ tướng đâu! Cho dù có lấy bằng TS tới cửa đã bị đuổi ra rồi.
>>> Báo tuổi trẻ lại "Hố TO" rồi...
ReplyDeletehttp://tuoitre.vn/Giao-duc/392734/Truong-dom---truong-gia.html
"Chúng ta có thể kiểm tra sự dỏm hay giả của một trường Mỹ qua website www.chea.org. Nếu trường nào không có trong danh sách của Tổ chức CHEA thì đó là trường chưa được kiểm định và không đáng tin cậy về chất lượng."
Bác Hiệp ơi, thế 1 trường có trong danh sách này thì có xịn không ạ??? Phải chi Bác nói rõ luôn thì hay quá. [Mình biết bác Hiệp. Bác làm PhD ở Úc khoảng 70s]
Nói về GDĐH ở Mỹ phải bàn cả 2 yếu tố:
(1) Tư tưởng chủ đạo trong cách thức họ tổ chức hệ thống giáo dục là Tự do. Chính sự tự do làm hệ thống này phát triển cả 2 thái cực: TỐT và XẤU (hay XỊN và DỎM)
(2) Văn hóa học thuật của người Mỹ. Văn hóa này thể hiện ở người đi học và người sử dụng lao động.
Cho nên các trường DỎM có bao giờ nhắm vào dân Mỹ đâu. Họ chỉ nhắm vào các đối tượng thiếu cái số (2) văn hóa học thuật thôi. Đó là người nước ngoài.
Ai ở Cali thì biết, thử đậu xe quan sát các trường "nho nhỏ" sẽ thấy toàn dân "tóc đen" vô học. Hiện giờ Việt Nam đang trong tầm ngắm của các trường dỏm này.
Hệ thống giáo dục của ta thiếu tự do / tự chủ, thay vào đó là tập quyền. Tập quyền để cái gì cũng phải xin phép ở "trên ấy". Và tập quyền thì dẫn đến trách nhiệm tập trung. Bên dưới làm gì qua mặt được thì cứ làm, có gì "trên ấy" chịu. Nhiều khi thấy báo chí xúm nhau đánh "trên ấy" mình thấy cũng oan cho họ vì giả như họ có trăm tai nghìn mắt cũng không quản nỗi chuyện linh tinh.
Nhưng suy cho cùng thì cũng chẳng oan ức gì. Bụng làm thì dạ chịu thôi.
Chào mọi người
ReplyDeleteEm không biết nhiều về accreditation, nên theo phương châm của bác Choi em chỉ dám dựa cột mà nghe. Khi nghe có vài chỗ không hiểu, nên em muốn hỏi lại cho rõ.
1. "Cái tổ chức này "accredited" dỏm.
Nó là council chứ không phải của Profesional Association."
Cho em hỏi tác giả comment: tổ chức dỏm ở đây là "Council for Higher Education Accreditation" (CHEA) hay "Distance Education and Training Council" (DETC)? Hình như không phải là CHEA, vì theo cô PA viết và thông tin trên mạng thì "Ở Mỹ, chỉ có 2 nơi có quyền công nhận các tổ chức kiểm định, đó là CHEA (Hội đồng kiểm định giáo dục đại học) và USDE (Bộ Giáo dục Mỹ)" (tức là CHEA có chức năng accredit the accreditor luôn rồi). Còn nếu là DETC, thì em thấy nó ghi "DETC is recognized by Council for Higher Education Accreditation and the United States Department of Education as an accreditor of institutions of higher education". Như vậy, phải chăng tổ chức giám định được CHEA và USDE công nhận vẫn có thể là dỏm? Nếu vậy, thì dựa vào đâu để nhận biết tổ chức giám định dỏm? Phải chăng tổ chức trong tên có council và không thuộc professional association là dỏm?
2. Các tổ chức accreditation vốn phi chính phủ, phi lợi nhuận, và phụ thuộc nhiều vào phí giám định cũng như đóng góp (annual dues) từ các trường và chương trình đã được giám định. Như vậy có thể có conflict of interest ở đây không, và chính phủ Mỹ làm sao để giải quyết vấn đề này (nếu có)?
SGK
Dear Minh,
ReplyDeleteTôi xác nhận 100% là những truờng dưới đây là truờng dỏm tại CA. Những truờng này có tên trong CHEA.
California Coast University (Santa Ana, CA)
California Intercontinental University (Diamond Bar, CA)
California Miramar University (San Diego, CA)
California National University for Advanced Studies (Northridge, CA)
California Southern University (Irvine, CA)
NHỮNG TRUỜNG "KHÔNG DỎM" THÌ KHÔNG CÓ TÊN TRONG LIST NÀY.
Vào trang nhà của CHEA rồi chọn Recognition thì thấy ngay các criteria để CHEA accredit sẽ thấy rõ ngay.
Ở Cali những truờng College nho nhỏ dỏm tòan tóc đen là vì sinh vien VN, SV CHina, và SV Korea du học cần có chỗ đóng tiền rẻ mà duy trì tình trạng di trú (du học sinh) để đi làm việc kiếm tiền.
Dân tóc đen bản xứ không bao giờ học những trừờng này hết vì các em có Financial Aid, các em đi học truờng công rất rẻ mà mỗi năm còn có ít tiền xài nữa. Dân tóc đen bản xứ ở CA mà học khá trở lên là các em nhảy vào hệ thống UC hay State University, Standford, MIT, USD. ect.
Cái khổ là thiếu thông tin qúa đi thôi.
Bác Ẩn danh ơi,
ReplyDelete>>> Cái khổ là thiếu thông tin qúa đi thôi.
Vừa thiếu thông tin, vừa thiếu văn hóa học thuật bác ơi.
Cám ơn bác nói rõ chi tiết vụ "tóc đen", tôi nói cô đọng quá nhiều người ở VN sẽ không hiểu.
Ừ mà đính chính cái vụ "tóc đen" này chút: bản chất thì đen nhưng nhuộm đủ màu hết rồi ạ!
Trích từ US Department of Education
ReplyDeletehttp://www2.ed.gov/students/prep/college/diplomamills/diploma-mills.html
Fake Accrediting Agencies
Diploma mills often claim accreditation by a fake accrediting agency to attract more students to their degree programs and make them seem more legitimate. Because diploma mills aren't accredited by a nationally recognized agency, you will not find the institution's accrediting agency on the U.S. Department of Education's List of Nationally Recognized Accrediting Agencies.
__________
Important: The Better Business Bureau suggests you watch for the following features and regard them as red flags when considering whether or not to enroll in a school:
* Degrees that can be earned in less time than at an accredited postsecondary institution, an example would be earning a Bachelor's degree in a few months.
* A list of accrediting agencies that sounds a little too impressive. Often, these schools will list accreditation by organizations that are not recognized by the U.S. Department of Education. These schools will also imply official approval by mentioning state registration or licensing.
* Offers that place unrealistic emphasis on offering college credits for lifetime or real world experience.
* Tuition paid on a per-degree basis, or discounts for enrolling in multiple degree programs. Accredited institutions charge by credit hours, course, or semester.
* Little or no interaction with professors.
* Names that are similar to well known reputable universities.
* Addresses that are box numbers or suites. That campus may very well be a mail drop box or someone's attic.
Diploma mills require little, if any, academic work in order to earn a degree. Degrees from diploma mills are sometimes based on life experience alone or a level of academic work that is far below what an accredited postsecondary institution would require. Diploma mills can require little or no work but the result is the same, a degree that has no value and is meaningless.
Đây là danh sách các Agency đuợc US Department of Education Approved
ReplyDeleteAccreditation in the United States
Accrediting Bureau of Health Education Schools
1969/2005/S2011
Accrediting Commission of Career Schools and Colleges
1967/2005/S2011
Accrediting Council for Continuing Education and Training
1978/2008/S2013
Accrediting Council for Independent Colleges and Schools
1956/2006/S2011
Council on Occupational Education
1969/2007/S2011
Distance Education and Training Council, Accrediting Commission
1959/2007/S2012
Middle States Commission on Higher Education
1952/2007/F2012
Middle States Commission on Secondary Schools
2004/2007/S2012
New England Association of Schools and Colleges, Commission on Institutions of Higher Education
New York State Board of Regents, and the Commissioner of Education
1952/2007/F2012
North Central Association of Colleges and Schools, The Higher Learning Commission
1952/2008/S2013
North Central Association Commission on Accreditation and School Improvement, Board of Trustees
Northwest Commission on Colleges and Universities
1952/2008/F2012
Southern Association of Colleges and Schools, Commission on Colleges
1952/2006/F2011
Transnational Association of Christian Colleges and Schools, Accreditation Commission
Western Association of Schools and Colleges, Accrediting Commission for Community and Junior Colleges
Western Association of Schools and Colleges, Accrediting Commission for Schools
1974/2006/S2013
Western Association of Schools and Colleges, Accrediting Commission for Senior Colleges and Universities
choi
Bác ơi, như vậy tổ chức DETC, nơi đưa ra cái list 99 trường (có trường mà theo bác nói là dỏm ấy), cũng được USDE công nhận (list đó không phải của CHEA đưa ra, vì tổ chức này, theo con hiểu, cũng có chức năng recognize accreditor, và DETC là 1 tổ chức giám định mà CHEA recognizes).
ReplyDeleteĐể chắc ăn hơn con đã search thử, thì thấy thư công nhận ở đây: http://www.detc.org/downloads/publications/GriffithsLetter.pdf
Đã được CHEA với USDE công nhận, mà vẫn accredit một số trường mà theo bác là dỏm, như vậy sau này mình biết tin vào tổ chức nào bây giờ ạ?
SGK
Chào bạn SGK,
ReplyDeleteNhư đã nói ở trên hệ thống giáo dục Mỹ tôn vinh sự tự do / tự chủ. Chính phủ ít khi rớ tay trực tiếp vào cách làm việc của mỗi trường hoặc mỗi nhóm trường.
Các tổ chức kiểm định cũng vậy, họ được thành lập từ sự thỏa thuận của một số trường, đồng ý ngồi vào làm thành viên. Tự họ đưa ra tiêu chí kiểm định, tự họ đi kiểm định lẫn nhau. Sau khi có đủ hồ sơ thủ tục, cách thức, các tiêu chí thì họ submit lên CHEA. CHEA thấy đủ các yêu cầu thì duyệt. Bạn xem thêm thông tin trên trang CHEA để biết họ yêu cầu gì để được công nhận là accreditor.
HIểu vậy để thấy bản thân các tổ chức kiểm định cũng không ai kiểm soát các tiêu chí của họ. Hiện nay theo tôi biết thì 7 ông này http://cihe.neasc.org/about_accreditation/regional_accrediting_commissions/ là hàng xịn. Trong đó ông New England http://cihe.neasc.org là xịn nhất (có thể là xịn nhất thế giới). Các tiêu chí của ổng rất cao. Bạn vào danh sách xem chỉ có vài trường ở nước ngoài được vào trong list.
Còn ông DETC thì ngay cái tên mình có thể đoán ổng chỉ đưa các tiêu chí về Distance learning thôi, vậy thì có thể ổng không có tiêu chí về campus, thư viện, sân vận động, hội trường, lương giáo sư, số giờ gs làm việc trung bình / tuần, chỉ số Cite Index, blah blah blah... hàng nghìn thứ khác mà 7 ông accreditors ở trên yêu cầu. Vậy 99 ông trong danh sách DETC là cá mè 1 lứa thôi.
Nói tóm lại các thông tin về accreditation / accreditor chỉ là tham khảo, không có gì bảo đảm chất lượng qua trang web của họ cả.
Như post trên tôi có nói, hệ thống gddh ở Mỹ còn được quyết định bởi văn hóa học thuật của người học. Các học sinh Mỹ có lẽ chẳng bao giờ biết đến các trang web CHEA, DETC, cihe.neasc.org này đâu. Nhưng họ được trang bị bằng cảm nhận rất ư là "common sense" để phân biệt trường dỏm, trường xịn. Nói khả năng của HS Mỹ phân biệt được trường dỏm, trường xịn là hơi underestimate họ rồi. Tôi biết (có nói chuyện) với rất nhiều HS lớp 12 của Mỹ còn phân tích, đánh giá, so sánh các trường xịn với nhau nữa là. Chính các em này, chứ không phải cha mẹ là người quyết định chọn trường.
Nếu bạn SGK muốn tìm hiểu thì ở đây
ReplyDeletehttp://cihe.neasc.org/standards_policies/commission_policies
Conflict of Interest thì ở đây
http://cihe.neasc.org/downloads/POLICIES/Pp38_Conflict_of_Interest.pdf
Bạn có thể xem file excel này để biết các tiêu chuẩn mà họ quan tâm là gì:
http://cihe.neasc.org/downloads/data_first_forms_october2009.xls
Tôi có dịp đọc qua tài liệu Kiểm định CL của Cục KĐCL thuộc Bộ GDĐT, tôi nghĩ họ xây dựng form cho VN dựa trên file excel này khá nhiều.
Chào chú QM
ReplyDeleteCám ơn chú đã trả lời. Con cũng hiểu ngay cả trường được accredited thì cũng chưa chắc đã là tốt. Trong các comment ở trên, con chỉ muốn confirm lại một chuyện: đó là ngay cả tổ chức do Bộ GD Mỹ và CHEA công nhận vẫn có thể accredit những trường có chất lượng giảng dạy không tốt. Cái list các agency được USDE approve mà bác choi đưa ra, như vậy, cũng chỉ xem cho biết thôi, chứ không thể kết luận được gì nhiều về độ tin cậy của các agency này. Còn list chú đưa ra thì đều là regional accreditation commissions, nói chung có thể xem là tốt hơn national accreditation commissions rồi. Đó giờ con chỉ phân vân trong các tổ chức national accreditation, làm sao biết cái nào tốt cái nào không. Có điều qua trao đổi nãy giờ thì thấy chắc khó biết, nên thôi, chỉ tham khảo kết quả regional accreditation (thực chất chỉ có vài regional accreditation commissions thôi). Còn national accreditation commissions thì tranh tối tranh sáng, mà mình cũng không biết đủ để phân biệt đâu tối đâu sáng, nên cứ tránh xa thì hơn.
Về chuyện phân biệt trường dỏm trường xịn thì con nghĩ thế này chú ạ. "Văn hóa học thuật" là gì con không rõ lắm, nên không dám bàn. Có điều, chuyện HS Mỹ có thể phân tích, so sánh trường xịn ở đó con nghĩ cũng dễ hiểu thôi, vì các em quen với hệ thống giáo dục ở đó, có thể tiếp xúc với nhiều thế hệ đã học ở các trường, và cũng dễ biết những chuyện thâm cung bí sử của mỗi trường hơn (trong đó có những điểm tương đối lắt léo mà người nước khác đọc college admission guide books, kể cả quyển Fiske Guide, cũng khó nắm được). Cũng như mình ở VN, thì có thể ngồi so sánh mấy trường cùng ngành, biết mặt lợi mặt hại của mỗi trường, trong đó có những điểm mà học sinh Mỹ đọc qua Net cũng khó biết được, cho dù "văn hóa học thuật" của các em đó có cao bao nhiêu. :) Con nghĩ đây cũng là hạn chế lớn nhất của sinh viên muốn theo học chương trình nước khác, nhất là những dạng liên kết đào tạo thế này. Họ không rành hệ thống bên đó, mà accreditation thì, như chú nói, cũng để tham khảo thôi, chứ tin quá có khi bán lúa giống. :) Thôi thì, nếu may mắn có thể kiếm ai đó đã học trường mình quan tâm và có kiến thức về kiểm định chất lượng để mà tìm hiểu (mà có lẽ cũng nên quan tâm đến những trường có nhiều người biết, chứ trường exotic quá thì bác Choi có lòng cũng khó thể đi kiểm tra hết được). :)
SGK
Con đã đọc tài liệu về conflict of interest. Như vậy họ vẫn dựa trên cơ sở ý thức/tự nguyện của người giám định và trường được giám định là chính. Đây là một điểm đáng lưu ý, vì nó liên quan đến tính khả thi của việc thiết lập các tổ chức kiểm định tại VN (mà cô PA cũng có lần đề xuất). Có vẻ như social norms hiện nay ở VN vẫn chưa đủ để khuyến khích tinh thần tự nguyện này, và khả năng tiêu cực xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức giám định ở nước mình là không nhỏ. Không biết mọi người nghĩ thế nào?
ReplyDeleteSGK
Dear all,
ReplyDeleteTrời ơi, mới viết đêm qua, qua một ngày (phải họp hành, làm việc), nay trở lại (4:45 phút chiều) đã thấy 22 comments. Chứng tỏ đề tài này nóng thật!
Cám ơn bác Chơi và bác Văn đã bỏ thời gian tìm hiểu và chia sẻ thông tin. Và cám ơn mấy câu hỏi, trao đổi, chia sẻ thông tin của những người khác.
Có lẽ tôi phải viết một entry mới về kiểm định tại Mỹ vậy. Well, viết theo như tôi hiểu, thông qua đọc tài liệu và tiếp xúc với giới làm quản lý giáo dục Hoa Kỳ tại VN. Còn kinh nghiệm thực tế thì mong những người có điều kiện bổ sung thêm nhé.
Không hiểu sao mà lúc này giáo dục đại học của VN lắm vấn đề thế nhỉ?
PA
@ all,
ReplyDeleteCác em học sinh, lớn lên bên này, không bị lầm là do từ năm lớp 11, các em dã dưọc trường trung học hướng dẩn cách chọn trường rồi. Khi lên lớp 12, các em dã phải nộp dơn xin học từ tháng 12 rồi. Nhà trường sẽ gởi phiếu diểm ( transcript ) ngay sau khi các em hoàn tất lớp 12. Năm học lớp 12, nhà trường thường tổ chức các buổi thăm viếng các Dại Học nổi tiếng ở dịa phưong vào cuối tuần. Những em học khá, thường thường có khuynh hướng chọn trường nổi tiếng, nên chuyện lầm lẩn không bao giờ xảy ra.
Các "Dại Học" như Irvine University chỉ gạt dược người Việt, qua sự tiếp tay của các Dại Học ( như Dai Học QG HN v.vv ) bên Vietnam mà thôi.
http://phapluattp.vn/20100805031334253p1019c1056/lanh-su-quan-my-tai-tphcm-mo-bo-phan-tu-van-chinh-thuc-ve-du-hoc-tai-my.htm
ReplyDeleteLãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM mở bộ phận tư vấn chính thức về du học tại Mỹ
(PLO)- Ngày 5-8, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM thông báo Bộ phận tư vấn EducationUSA đã bắt đầu hoạt động tại Phòng Văn hóa thông tin của Tổng Lãnh sự quán Mỹ vào đầu tháng 8-2010. Văn phòng mới nằm ở tầng 8 tòa nhà Diamond Plaza (34 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM).
EducationUSA là nguồn thông tin chính thức của chính phủ Mỹ về du học tại Mỹ, cung cấp thông tin miễn phí, chính xác, không thiên vị về các cơ hội học tập cho sinh viên và phụ huynh Việt Nam.
Các chuyên viên của EducationUSA sẵn sàng tư vấn cho quý vị theo nhóm hoặc từng cá nhân. Để đặt lịch hẹn, vui lòng gọi số (08) 3520 4610 hoặc email: HCMCEDUSA@state.gov. EducationUSA khuyến khích quý vị tận dụng các nguồn tài liệu tham khảo tại địa chỉ: educationusa.state.gov.
PV
Nếu vào tư vấn với Lãnh Sự Qúan Mỹ thì:
ReplyDeleteNguời có ý định Du Học cần:
1. Học giỏi ở VN
2. Anh Văn phải 500 TEOFL tở lên cho Under grad. và 550 Cho Grad. trở lên
3. Phải thật là giàu có và sẵn sàng có ít nhất là $30,000/ năm cho mỗi năm học Undergrad. và kéo dài ít nhất 5 năm. Nếu dự trù đi Graduate School thì tủy theo nghành và chuơng trình nhưng cũng phải dự trù là $45,000/năm.
Master phải 2 năm (nếu thi tốt nghiêp)- Còn viết Master Thesis thì 3 năm. Doctorate thì cầm chắc thêm 4 năm (kể cả Disertation).
Law School hay Medical School thì dự trù từ $50,000 - cho đến $70,000.năm.
Nếu không đạt những điều kiện trên thì đừng nên hỏi Lãnh sự qúan và đi dự làm gì cho mất thì giờ.
Nhân viên chính quyền Mỹ hướng dẫn rất rõ ràng và nghe xong thì bật ngửa.
___________
Tin Di trú mới nhất cho SV Ngọai quốc du học:
Bây giờ SV ngọai quốc sau khi tốt nghiệp chỉ đuợc ở lại làm việc có 1 năm là chấm hết.
Truớc đây học xong mà có hãng nào nhận thì sẽ xin đuợc thẻ xanh tạm và hết thời gian tạm nếu còn làm việt tốt thì sẽ đuợc thẻ xanh 10 năm.
Những SV VN thời xưa đi Pháp vừa làm bồi hay ngồi vẽ tranh bán ở Quartier Latin rồi đỗ kỹ sư hay Bác sĩ đã đi vào huyền thọai rồi.
Bây giờ SV Ngọai Quốc mà nghĩ là sang Mỹ làm rồi kiếm tiền đóng học phí là truyện hoang tưỡng.
Chỉ có thuờng trú nhân và công dân Mỹ thì mới có thể vừa làm vừa học đuợc thôi vì không bị sức ép của Di trú đòi hỏi cho SV NQ.
____________
Hiện nay ở Cali rất nhiều em SV VN sang học từ năm 2006. Hiện giờ không transfer lên University nên trở thành illegal vì không có I-20 mới. Bằng lái xe cũng hết hạn không thể đổi đuợc vì không có I-20 mới và truờng xin gia hạn VISA cho nên đang sống giở chết giở về cái vụ này.
______
Suy nghĩ và chuẩn bị thật kỹ truớc khi đầu tư vì đuờng đi dài lắm.
Chà, cám ơn bạn Anonymous lúc 12:34 đêm (sáng) ngày 6/8.
ReplyDeleteThông tin rất hay, hữu ích!
PA
u r welcome chị PA
ReplyDeleteChoi
There is a fake college degree program on the internet for approximately several kinds of degrees. These programs are for Associate degrees, for Bachelor's, for Master's and even for Ph.D.'s. You only have to do is to go online, explain your experience and demand the degree.Fake College Degree
ReplyDeleteDear Paul,
ReplyDeletecám ơn bạn đưa cái site rất thú vị. chưa tháy VN trong danh sách nhỉ?
gricgg Univesity mà đại học quốc gia liên kết thì thế nào nhỉ, 1 ngay là sinh viên làm hoành tráng lăm?
ReplyDelete