Saturday, August 14, 2010
Cơ cấu thu của trường đại học Mỹ
Tôi đang quan tâm đến một số chỉ số hoạt động (Performance Indicators) của các trường đại học, vì nó cho phép rút ra những kết luận mang tính so sánh về hiệu quả giữa các trường đại học với nhau.
Và tìm được bài này, rất hay, nên phải đưa lên đây để lưu, và chia sẻ với mọi người. Tựa bài viết là "To license or to certify in HEIs: That is (still) the question" của Karsten Mause viết năm 2007. Phần tôi mới nhắc tới nằm ở trang 14 của tài liệu, có tựa là Table 1 - Revenues of public and private degree-granting institutions, by source of funds (2000-2001). Nguồn số liệu do Bộ GD Mỹ cung cấp năm 2006.
Xin tóm tắt một số điểm ở đây:
1. Học phí: 18% ở trường công, 38% ở trường tư phi lợi nhuận, và trên 87% ở trường tư vì lợi nhuận.
2. Nhà nước liên bang: 11% (công), trên 16% (tư phi lợi nhuận), gần 4% (tư vì lợi nhuận).
3. Nhà nước tiểu bang và địa phương: gần 40% (công), khoảng 2% cho 2 loại trường sau.
4. Hiến tặng và hợp đồng: 5% (công), trên 19% (tư phi lợi nhuận), không đáng kể (tư vì lợi nhuận).
5. Các dịch vụ có thu của trường: trên 9% (công), trên 10% (tư phi lợi nhuận), 3.5% (tư vì lợi nhuận).
6. Bệnh viện: 9.5% (công), 8.7% (tư phi lợi nhuận), không có (tư vì lợi nhuận).
Theo như tôi biết, hiện nay ở VN thì kinh phí của các trường công chủ yếu là do ngân sách nhà nước (xấp xỉ 50%), còn lại là học phí (khoảng gần 50% còn lại), những thu khác là không đáng kể.
Ghi lại đây để làm tư liệu, và mong mọi người chia sẻ thêm thông tin, kinh nghiệm.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Bravo chị PA, hihi, ý tưởng lớn gặp nhau. Đó là những con số biết nói. Những ai đầu tư vào xây dựng trường sẽ thấy ý nghĩa con số rất rõ ràng.
ReplyDeleteEm đặt mục tiêu cho trường của em 5 năm nữa nguồn thu từ nguồn hiến tặng và professional consulting là 60%, còn học phí là 40% --> có quá cao không nhỉ? Để làm được việc đó, ngay từ lúc này phải soạn cái quy chế hoạt động của trường, có rất nhiều việc phải cân nhắc giữa HĐQT và Hội đồng trường (để tránh trường hợp đáng tiếc như ĐH Phan Chu Trinh).
Tư nhân hóa giáo dục (xin đừng gọi bằng uyển ngữ "xã hội hóa" giáo dục) thực chất là để những trường như Tân Tạo, Phan Chu Trinh có cơ hội trở thành Uni of Chicago hay Harvard Uni. Định hướng thì đúng, nhưng đáng tiếc là trong 15 năm qua, nó trở thành thương mại hóa giáo dục. Có dịp sẽ thảo luận thêm với chị vấn đề rất hay này.
Thật ra em cũng không thật rõ về nghĩa của mấy đề mục trong bảng tiếng Anh. Phần "dịch vụ có thu của trường" hình như là dịch từ auxiliary enterprises hả cô? Vậy doanh thu từ các trung tâm ngoại ngữ/bồi dưỡng văn hóa/luyện thị ĐH của ĐH VN không biết có nằm trong phần "dịch vụ có thu của trường" không?
ReplyDeleteCó một khoản em cảm thấy trường ở VN có thể làm tốt hơn, đó là almuni contributions. Chỉ là cảm nhận thôi, vì em cũng không có số liệu thực tế gì để chứng minh. Nói chung em thấy công tác alumni của các trường có vẻ không được chú tâm lắm, trong khi đây lại là một nguồn lực khá đáng kể (không chỉ ở góc độ tài chính), có thể giúp rất nhiều cho công tác định hướng nghề nghiệp, cung cấp học bổng,...Giữ contact với alumni cũng có ích cho việc nghiên cứu hiệu quả đào tạo,...của trường. Ở khoa Anh Nhân văn hình như cũng có một alumni association được thành lập vài năm trước, nhưng hoạt động có vẻ khá nhỏ giọt.
SGK
Dear Quang Minh,
ReplyDeleteChắc là khó lắm đấy,
Nguồn hiến tặng là đối tuợng nào ngòai phụ huynh cà một số đếm trên đầu ngón tay trong cả nuớc.
Professional consulting thì công ty nào ở VN dám thuê nhiên cứu. Và nhà nuớc VN có bao giờ cấp grant cho truờng đại học để làm nghiên cứ chưa?? Mà nếu cho thì là đuợc bao nhiêu??
Tôi nghĩ là truờng đại học tư ở VN khởi đầu nên trả lương nguời dạy môt cách công bằng, dạy học sinh một cách đứng đắn để học sinh đuợn nhận những kiến thức tuơng đuơng với học phí là qúi lắm rồi.
Nếu không có lãi thì không phát triển đuợc. Mà không phát triển đuợc thì không đáp ứng đuợc nhu cầu ngày càng tăng của giáo dục.
Thưa cô PA,
ReplyDeleteTình hình các trường tư thục ở VN gặp nhiều khó khăn do gần như ko có sự hỗ trợ nào của NN... cháu ko rõ ở các trường ĐH như thế nào, nhưng ở trường mầm non tư thục cháu đang làm việc, thấy rất rõ chuyện đó. Các chương trình miễn phí chỉ dành cho trường công, trường tư tham gia phải đóng tiền, nhiều hoạt động chỉ có trường công được tham gia, đi học nâng cao cũng phải tự túc, hễ có phong trào gì cũng bị bắt đóng tiền, mà mọi hoạt động của trường ko hề được đồng xu nào hỗ trợ,... nhà trường rất vất vả khi phải cân bằng học phí vừa phải để đắp đổi thu chi, hoạt động hơn 3 năm nay chỉ thấy lỗ cùng lắm là huề bởi vì sự đầu tư phi lợi nhuận
Mà sao thấy các doanh nghiệp VN từ nhỏ đến lớn ko mặn mà với việc liên kết nghiên cứu với các trường đại học, dường như ở VN người ta có thói quen làm việc nhỏ lẻ hơn là kết hợp
Thưa cô PA,
Em được biết cô cũng xuất thân từ trường ĐH KHXHNV, em mạn phép hỏi cô vấn đề
Tại sao khối XHNV bị gạt ra bên lề nghiên cứu khoa học, đọc tin tức trên báo, trên blog các GS thấy người ta toàn dành những lời khen thưởng, học bổng cho các ngành ứng dụng, còn ngành XHNV dường như bị xem thường, chẳng ai thèm nhắc đến... đây là ngành đem lại giá trị tư tưởng văn hóa cốt lõi trong xã hội, giá trị ko thể đong đo đếm bằng vật chất, vậy mà buồn thay
Alumni contributions
ReplyDeleteMột gia đình Việt Nam tặng 5 triệu USD cho ĐH George Mason
http://www.usstudydream.com/news/view/id/137
Một Web site rất hữu ích cho sinh viên VN tìm học bổng Fulbright
http://www.usstudydream.com/news/view/id/147-Nhung-dai-hoc-Top-10-hoc-bong-Fulbright.html
Van
Hi Minh,
ReplyDeleteCám ơn lời khen của em! :-)
Chị đang suy nghĩ: với mức đầu tư của nhà nước và mức học phí đang được ấn định hiện nay (khoảng 500-600USD/sinh viên/năm tại trường công) thì rõ ràng là chất lượng không thể cao, nhưng nếu cho tăng học phí (vì ngân sách cho giáo dục chắc không tăng nữa) thì cơ cấu thu của trường công VN bắt đầu rất giống cơ cấu thu của trường tư vì lợi nhuận của Mỹ rồi đó.
Mà như thế, thì chúng ta 'định hướng XHCN' như thế nào Minh nhỉ?
SGK,
Cô nghĩ là các TT Ngoại ngữ, TT Tin học vv cũng được xem là auxiliary enterprises. Nhưng những nguồn thu này hiện nay có lẽ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kinh phí của một trường. Cái thời thu được từ các TT nay đã qua rồi em ạ, bây giờ người Việt còn ai đi học ngoại ngữ ở các TT thuộc các trường ĐH nữa đâu, trừ chính sv của các trường đó bị buộc đi học!
Còn alumni contributions, chẳng hiểu sao các trường không quan tâm? Cũng có thể là không có người hoạt động chuyên nghiệp trong trường để làm việc này, mà không có cũng là biểu hiện của sự không quan tâm. Nhưng không hiểu nếu có kêu gọi, thì tỷ lệ dóng góp của cựu sv Việt đối với trường cũ của họ là thế nào nhỉ? Cũng đáng tò mò lắm chứ.
Bác Văn,
Cám ơn thông tin của bác. Em sẽ đọc và nếu thấy gì hay sẽ đưa lên đây chia sẻ với mọi người bác nhé!
PA
À quên, còn Chuột Nhắt,
ReplyDeleteCô hoàn toàn chia sẻ với em về việc KHXH bị gạt ra ngoài. Cô nghĩ, có nhiều lý do em ạ. Em có quan tâm đến Đại hội nhà văn gần đây không? Và em có quan tâm đến số phận các nghệ sĩ lớn, tài hoa nhất của VN như Hoàng Cầm, Văn Cao không? Nếu em có quan tâm, thì cô nghĩ có lẽ em đã hiểu phần nào cái lý do ấy rồi đấy.
PA
Một tìm kiếm nhanh trong Internet cho những kết quả sau đây (2 ĐH tiêu biểu là Stanford-tư thục và California-công lập):
ReplyDeleteNguồn ngân sách từ: ĐH Tư ĐH Công
Học phí SV 17% 10%
Quỹ của trừơng 0% 3%
Ngân sách chính phủ 0% 13%
Tài trợ từ tư nhân 6% 8%
Các nghiên cứu (công và tư) 30% 18%
Các dịch vụ do trừơng cung cấp 13% 45%
Đầu tư dài hạn (vốn riêng của trừơng) 24% 0%
Các khỏang khác 10% 3%
Tài liệu:
Stanford Ngân sách 2009-1010 http://www.stanford.edu/about/facts/finances.html
University of California 2009-2010 http://www.universityofcalifornia.edu/budget/documents/uc_budget_graphs.pdf
1.Học phí SV góp một phần khiêm tốn (ĐH công lẩn tư)
2.Nguồn ngân sách chính là từ các công trình nghiên cứu và các dịch vụ như bệnh viện, bản quyền các sáng chế, . . Đây là một cách thúc đẩy nhà trừơng luôn cải tiến phẩm chất và uy tín, đem về nhiều hơn đơn đặt hàng nghiên cứu và các dịch vụ
3.Tư nhân đóng góp nhiều. Hội cụu SV hoạt động rất tích cực trong việc gây và góp quỹ cho nhà trừơng, quảng cáo và thu hút SV mới.
4.ĐH tư, nhất là các ĐH nổi tiếng, có các vốn riêng (endowment fund) rất lớn: Cả người cho và người nhận đều có phúc lợi (giảm thuế, danh tiếng)
Hi Minh Bùi,
ReplyDeleteCám ơn những thông tin quý báu. And welcome to this 'playground' of ours, where like-minded people come and share thoughts and views on Vietnam's education.
Rất mong gặp bạn nhiều hơn ở đây.
PA
Trích:
ReplyDelete---------------
4.ĐH tư, nhất là các ĐH nổi tiếng, có các vốn riêng (endowment fund) rất lớn: Cả người cho và người nhận đều có phúc lợi (giảm thuế, danh tiếng)
---------------
Đây chính là nguyên lý làm nên tên tuổi của các ĐH tư, không chỉ ở Mỹ mà ở khắp nơi trên TG. Ở Vn làm gì để có được mô hình này? Chỉ cần 1 câu thôi: "HĐQT các trường tư không được phép chia cổ tức!!!"
Bác Hoàng Tụy có nói điều này mười mấy năm trước, nhưng người ta lờ đi. Tình thế bây giờ thì thua rồi, không sửa được.
Quang Minh,
ReplyDeleteHĐQT các trường tư không được phép chia cổ tức!!!"
Nếu tôi không hiểu lầm, cổ tức là tiền lời từ Dại Học hàng năm ? vì các Dại Học tư bên VN, do tư nhân dóng góp vốn ? Bên này, tôi không thấy HĐQT các trường tư dược chia gì cả, vì Dại Học tư là một tổ chức phi lợi nhuận, không như một doanh nghiệp. Nhưng khi người dân tặng Dại Học một khoảng tiền, học dược giảm thuế khoảng 20 % từ số tiền này. Thí dụ tôi cho Dại Học 100 $, khi khai thuế, tôi lấy lại dược 20 $. Số tiền tôi cho, chỉ còn 80 $. Tại Bắc Mỹ, sự dóng góp của Alumni và dân chúng cho Dại Học rất quan trọng, cộng thêm học phí do sinh viên dóng chiếm 1/4. Số tiền còn lại ( 3/4 ) là tài trợ từ chính phủ. Dại Học tư cũng tự trị hoàn toàn. Quanh năm, suốt tháng, không hề thấy quan chức chính phủ vào trường chỉ thị gì cả ( làm việc như bên VN ).
Sự dóng góp của dân chúng, tôi thấy nó có yếu tố chủng tộc. Dố ai thấy dược các người Ấn Dộ, Pakistan, Srilanka, các nước bên Phi Châu, và nhất là dân Mỹ den dóng góp cho từ thiện như sóng thần, dộng dất, bảo lụt v.vv Chính dân chúng nhóm nói trên, cũng công nhận chuyện trên là thật.
Van
Sửa lại chổ viết sai.
ReplyDeleteSự dóng góp dường như do yếu tố văn hóa của quốc gia dó. Dố ai thấy dược các người Ấn Dộ, Pakistan, Srilanka, Bangadesk, Haitii v.vv các nước bên Phi Châu, và nhất là dân Mỹ den, dóng góp cho từ thiện như sóng thần, dộng dất, bảo lụt v.vv
Cộng dồng người Ấn Dộ, sinh sống rất dông bên các nước phát triển, có lẽ chỉ sau người Trung Quốc, nhưng không bao giờ họ tham gia trong các dóng góp từ thiện , ngay chính cho dất nước của họ. Chính dân chúng nhóm nói trên, cũng công nhận chuyện trên là sự thật.
Bác Văn,
ReplyDeleteCập nhật thông tin cho bác về tình hình GDDH tư thục VN: Lo giấy phép khoảng 2 tỉ, lo chỉ tiêu tuyển sinh vài chục triệu. Năm đầu tiên mướn cơ sở, thuê giáo viên, chương trình cắt dán từ trường khác v.v... Nếu làm giỏi thì lấy lại 2 tỉ kia ngay trong năm đầu bác ạ.
Trích:
ReplyDeleteBên này, tôi không thấy HĐQT các trường tư dược chia gì cả, vì Dại Học tư là một tổ chức phi lợi nhuận, không như một doanh nghiệp.
---------------------------------
Có thể Canada khác Mỹ. Nhưng ở Mỹ, dưới con mắt của chính phủ đại học được xem như doanh nghiệp. Nhưng không nhà đầu tư của các trường lớn nào xem nó như doanh nghiệp.
Vừa đọc bài viết trên WP liên quan đến vấn đề tài chính của trường tư. Kính chia sẻ với quý anh / chị quan tâm vấn đề này.
ReplyDeletehttp://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/08/16/AR2010081603853.html
Xin lỗi bạn Anonymous August 14, 2010 8:09 PM
>>> Chắc là khó lắm đấy,
Nguồn hiến tặng là đối tuợng nào ngòai phụ huynh cà một số đếm trên đầu ngón tay trong cả nuớc.>>>
Mấy hôm nay bỏ sót commnet của bạn. Cám ơn ý kiến này. Nhưng chỗ tôi định xây dựng 1 trường theo mô hình not-for-profit nên mới expect cao vậy.