Vì vụ "đạo văn" gần đây nhất mà tôi có liên quan (à, liên quan với tư cách "người bị hại", chứ không phải liên quan theo nghĩa liên đới chịu trách nhiệm (!) về hành vi đạo văn của người khác đâu ạ) hơi phức tạp một chút, đó là tranh cãi trên một bản dịch mà tôi đã dịch cách đây gần một năm và công bố trên trang web của TT của mình, nay lại thấy xuất hiện công khai - chà, rất công khai là khác! - ở một nơi khác, dưới tên người khác là dịch giả, nên tôi bỗng tò mò muốn tìm hiểu sâu thêm về quyền sở hữu trí tuệ của dịch giả là như thế nào.
Và vừa tìm thấy một ít thông tin trên mạng, nên đưa lên đây để lưu cho mình và chia sẻ với mọi người. Mọi người đọc và trao đổi cho vấn đề rõ ra thêm nhé!
---
Những thông tin dưới đây được tôi tóm tắt và diễn giải từ những thông tin trên trang web của CEATL, là từ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp với nghĩa là Liên hiệp hội các dịch giả văn học của Ủy ban Châu Âu, tiếng Anh là European Council of Literary Translators' Associations. Có thể tìm thấy nội dung gốc bằng tiếng Anh ở đây.
Dưới đây là những thông tin đáng chú ý.
Công ước Berne nói gì?
Article 2 of the Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works, signed by 164 contracting parties including all European countries, stipulates: ‘Translations, adaptations, arrangements of music and other alterations of a literary or artistic work shall be protected as original works without prejudice to the copyright in the original work.’ The same Article 2 defines the scope of the Convention: ‘The expression “literary and artistic works” shall include every production in the literary, scientific and artistic domain, whatever may be the mode or form of its expression.’ In practice this means that not just translations of ‘high literature’ enjoy copyright protection, but all translations that bear the stamp of their author, including works of nonfiction.
Điều 2 của Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, có chữ ký của 164 bên tham gia, bao gồm tất cả các nước châu Âu, quy định: 'dịch, chuyển thể, hòa âm phối khí các tác phẩm âm nhạc và tạo ra những thay đổi khác lên các tác phẩm văn học hay nghệ thuật được bảo hộ như tác phẩm gốc và không ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm gốc'. Cũng Điều 2 này xác định phạm vi của Công ước: 'Khái niệm "tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm mọi tác phẩm được tạo ra trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, dưới bất cứ hình thức nào hoặc phương thức diễn đạt nào'. Trên thực tế, điều này có nghĩa là không chỉ bản dịch của các tác phẩm 'văn chương bác học' được bảo vệ bản quyền, mà tất cả các bản dịch có mang dấu ấn của 'tác giả' [ở đây xin hiểu là dịch giả] của chúng, kể cả [bản dịch] của các tác phẩm phi hư cấu.
Nhận xét của tôi: như vậy, bản dịch của một tác phẩm - nói theo ngôn ngữ của luật sở hữu trí tuệ là một tác phẩm phái sinh, hình như thế - tự nó cũng là một loại tác phẩm được bảo hộ, bất kể bản gốc có còn quyền tác giả hay không (ví dụ, bản gốc đã hết hạn bản quyền). Nói cách khác, bản dịch là một loại tác phẩm được bảo hộ, mà ai ăn cắp thì chắc chắn sẽ là vi phạm luật bản quyền.
Trích dẫn từ bản dịch thì sao?
In the European copyright system (which differs considerably from the American one) the limited right to quote brief passages from a published work is defined as an exception to the author’s and/or publisher’s exclusive right of diffusion. The way this exception is defined varies from country to country, but the main principle is laid down in EU Directive 2001/29/EC of 22 May 2001, which stipulates that ‘quotations for purposes such as criticism or review’ are permitted, provided ‘that, unless this turns out to be impossible, the source, including the author’s name, is indicated, and that their use is in accordance with fair practice, and to the extent required by the specific purpose’. In the case of translations, this means that both the original author and the translator must be named. The reproduction of larger fragments without permission of the rightful claimants is forbidden.
Trong hệ thống tác quyền châu Âu (khác một cách đáng kể đối hệ thống tác quyền Mỹ), quyền có giới hạn trong việc trích các đoạn ngắn từ một tác phẩm đã xuất bản được định nghĩa là một ngoại lệ đối với độc quyền của tác giả và/ hoặc nhà xuất bản trong việc phổ biến tác phẩm. Ngoại lệ này được định nghĩa khác nhau ở từng quốc gia, nhưng nguyên tắc chính đã được nêu trong Chỉ thị 2001/29/EC của EU ngày 22 tháng năm 2001, trong đó quy định rằng "các trích dẫn sử dụng vào các mục đích như phê bình hay nhận xét" được cho phép, miễn là "trừ khi điều này không thể thực hiện được, phải thực hiện việc dẫn nguồn, bao gồm việc chỉ định tên của tác giả, và việc sử dụng đoạn trích là phù hợp với cách hành xử công bằng, và đúng theo yêu cầu của mục đích cụ thể". Trong trường hợp sử dụng bản dịch, điều này có nghĩa rằng cả tác giả gốc và người dịch phải được nêu tên. Việc sử dụng các đoạn trích lớn hơn [mục đích của việc trích đoạn]mà không có phép của người có tác quyền đều bị cấm.
Nhận xét của tôi: Việt Nam đã tham gia Công ước Berne từ năm 2004 (xem danh sách ở đây), và tham gia WTO từ năm 2007 (xem danh sách ở đây), và điều đó có nghĩa là những cam kết của ta đối với cộng đồng quốc tế sẽ phải được thực hiện khi có tranh tụng. Tuy thế, hình như hiểu biết của cộng đồng dân chúng VN, chưa nói đến những người dân nghèo, ít học, mà ngay cả những người có học, và cả các trường đại học nữa, dường như cũng chưa quan tâm nhiều đến việc cung cấp thông tin cho cộng đồng về những cam kết của VN đối với thế giới. Và một điều tôi thực sự lo ngại là nạn vi phạm quyền tác giả ở VN xảy ra quá thường xuyên, nhiều hơn cơm bữa, và đang được xem là việc bình thường.
Thậm chí, một người bị hại (như tôi gần đây, chẳng hạn) mà có phản ứng đối với người gây hại (tức lấy tài sản của người khác), nếu có phản ứng gì, có khi còn bị cộng đồng ... tẩy chay vì ... ích kỷ, không chia sẻ, không khoan dung, gì gì đấy. Tôi nghĩ, đó chẳng qua cũng là ảnh hưởng của văn hóa "duy tình" của người Việt, và cái nhìn ngắn hạn, không thấy hết những ảnh hưởng xấu của việc cứ chấp nhận những cái sai nho nhỏ ở xung quanh mình mà không chịu sửa.
Thôi thì không nói chuyện ăn cắp tài sản trí tuệ trong nước. Anh em cùng một nhà, gà cùng một mẹ, lọt sàng xuống nia, đi đâu mà mất, thôi cứ để cho người khác lấy của mình cũng được (!). Nhưng nên nhớ rằng hiện nay ta không chỉ sống riêng một mình, mà sống với cộng đồng thế giới. Cứ lấy của nhau đi, rồi quen thói, lấy của nước ngoài thoải mái - chắc nó cũng chẳng biết, nên cũng qua thôi mà - đến khi bị bắt, bị kiện tụng, thì lúc ấy mới trắng mắt ra! Mà chẳng phải chỉ người bị bắt quả tang đạo văn phải chịu trả giá đâu, cả nước phải trả giá chứ, cái giá của nó là bị mang tiếng một quốc gia của những tên ăn trộm (a country of thieves!). Tôi đã nghe thấy ai đó nói như thế về TQ rồi thì phải. Sắp tới VN chăng?
Vài dòng lẩn thẩn, viết vào một ngày mà tôi tự chọn cho mình là ngày thế giới chống đạo văn!
Arrangement of music theo em là phối khí (hoặc dịch thoát ra là hòa âm phối khí) trong âm nhạc.
ReplyDeletehttp://en.wikipedia.org/wiki/Arrangement
SGK
Hi SGK,
ReplyDeleteCám ơn em. Cô đã sửa lại theo góp ý của em rồi. Em đọc lại xem còn gì không nhé.
PA
Chị ơi, 31/7 - Ngày Việt Nam chống đạo văn! Quốc tế người ta chống lâu rồi, Việt Nam bây giờ mới chống chị à.
ReplyDeleteHi Quang Minh,
ReplyDeleteỪ ha! Ngày VN chống đạo văn, quả thật vậy. Quốc tế đâu có cần ngày này nữa!
PA
Chào cô
ReplyDeleteXin lỗi vì em lại sắp comment ngoài lề.
Gọi TQ là "country of thieves" thì em chưa nghe bao giờ. Nhưng hai năm trước có một bình luận viên của CNN đã gọi người TQ là "a bunch of goons and thugs", sau đó phải xin lỗi (http://www.timesonline.co.uk/tol/news/world/article3756437.ece). Hai chữ "goons" với "thugs" chỉ criminal nói chung, tức là còn rộng hơn thieves.
Nói tới đây lại liên hệ đến một chuyện khác: Trang www.goonline.vn vẫn alive and well. :) Âu cũng là một ví dụ về ý thức xem xét và sử dụng phản hồi từ cộng đồng của một số đông lãnh đạo, trong đó có nhiều lãnh đạo truyền thông.
SGK