Đó là tựa của một bài phỏng vấn do báo DNSG thực hiện, người được phỏng vấn là tôi. Mà báo chí chỉ thích phỏng vấn tôi về vấn đề giáo dục - một chủ đề "màu mỡ", nhiều vấn đề để viết, để nói hiện nay.
Hôm nay, thấy bài đã được đưa lên Tuần Việt Nam, nên đưa link lên đây để ... khoe, và hy vọng là mọi người sẽ đọc, trao đổi, và tranh luận với tôi về những điểm tôi nói chưa đúng trong bài.
Và lưu lại đây bức tranh chân dung của tôi, mà tôi cho là khá giống (nhưng ... đẹp hơn tôi ở ngoài, vì là tranh mà!)
Một tuần làm việc mới đang chờ. Chỉ làm những gì mình tin là đúng thì đôi khi cũng mệt mỏi lắm các bạn ạ!
Các bạn đọc bài phỏng vấn ở đây.
Monday, August 30, 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Chào cô
ReplyDeleteEm cũng thấy chân dung rất giống cô ạ, không biết là vẽ hay chụp lại rồi đem photoshop cho giống tranh chân dung?
Em chỉ có hai điểm muốn nói lại.
1. Câu tiếng Anh, có lẽ phóng viên ghi thiếu chữ "the" sau "because of".
2. Em không biết thế giới nhìn nhận thế nào về trình độ toán học của người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên em nghĩ khi nhận định, chúng ta cần tách ra hai mảng: toán sơ cấp và toán cao cấp. VN có những người làm toán sơ cấp rất giỏi, như thành tích tương đối tốt ở các kì thi Olympic Toán quốc tế đã minh chứng (dù dạo gần đây, từ khi bác Nhân cải cách thi học sinh giỏi quốc gia, thì thành tích đã cũng giảm đi ít nhiều). Có điều khi đụng đến toán cao cấp, thì em thấy mình chưa có quá nhiều thành tựu để có thể được xem là có số má trong giới làm toán (dù vẫn có những nhà toán học nghiêm túc, như Ngô Việt Trung, Hoàng Tụy,...). Thời em còn đi học mọi người nói tới thành tựu nghiên cứu toán của VN thường nhắc tới GS Tụy và tối ưu toàn cục (trong đó có lát cắt Tụy nổi tiếng). Bao nhiêu năm vẫn vậy. Giờ thì chắc mọi người sẽ nói thêm về NBC và chương trình Langlands. Có điều họ vẫn là exception hơn là the norm cô ạ.
Ở đây em xin đưa ra một số qualifications, nói chung để phần lập luận ở trên chặt chẽ hơn. Có thể ai đó sẽ nói trong toán học ranh giới những các ngành khác nhau khá mong manh, nên không thể phân chia rạch ròi đâu là toán sơ cấp, đâu là toán cao cấp. Nói như vậy thực chất không sai. Tuy nhiên, em nghĩ mình vẫn có thể tách biệt ở một mức độ nào đó. Cũng cần nói thêm là toán sơ cấp chưa hẳn đã dễ hơn toán cao cấp. Chẳng hạn, trong những năm 2003-2008 nhiều học sinh chuyên Toán trên thế giới và giáo viên luyện thi Olympic đổ xô đi nghiên cứu bất đẳng thức. Các bài toán họ chế ra thực sự rất khó và lắt léo. Nếu vin vào đó mà bảo rằng làm toán sơ cấp cũng rèn luyện tư duy và giúp hiểu thêm về vẻ đẹp của toán học thì cũng được đi. Có điều những bài toán mẹo mực đó dường như không có quá nhiều giá trị. Hiện nay chúng ta đang chú trọng quá nhiều vào toán sơ cấp, và dùng những kết quả có được để "tự sướng", cho rằng đó là minh chứng cho khả năng toán học của người Việt. Đó là một xu hướng mà theo em là khá đáng lo.
SGK
Mình cũng là một nhà giáo, đã ra khỏi ngành từ lâu, nhưng vẫn còn làm nghề. Lâu nay là một độc giả thường xuyên của PA. Hôm nay đọc entry này, hiểu thêm PA một lần nữa. Để lại vài hàng để bày tỏ lòng kính trong một đồng nghiệp, dù nhỏ tuổi hơn. Tôi tin rằng vẫn còn có rất nhiều người như bạn, có điều không phải ai cũng có thể, và dám làm điều mình cho là đúng. Vì lẽ gì thì bạn biết rồi. Mong bạn không nản lòng. Bay ngược gió chắc mỏi cánh lắm, nhưng giáo dục Việt nam rất cần những con chim báo bão như bạn, không thì nguy to.
ReplyDeleteKites fly highest against the wind, not with it. (Churchill)
ReplyDeleteHồi sáng em có gõ một comment, có publish rồi, vậy mà giờ không thấy đâu nữa, không biết blogspot bị lag hay sao. Giờ gõ lại thì mệt, nên em mượn câu của Churchill để tặng cô thôi.
SGK
"Nhiều khi tôi có cảm giác là không có yếu tố "nước ngoài" thì không thiêng."
ReplyDeleteĐiều này là sự thật 100% chứ không còn ở mức độ cảm giác nữa chị Phuơng Anh ạ.
Đóng tiền học bằng dollars, văn bằng in tòan tiếng Mỹ, giáo viên phải là giáo viên nước ngòai, tây balô của "Nam Phi" cũng đuợc, không sao vì có ai biết đâu?
Choi
Chào mọi người,
ReplyDeleteAnh Hoàng Guitar thân mến,
Cám ơn lời động viên của anh. Vâng, tôi cũng tin - và biết - vẫn có những người dám làm chim bay ngược gió ở VN này. Chim báo bão, hình tượng hay quá anh Hoàng ạ. Cám ơn anh một lần nữa, và mong thường xuyên được gặp anh ở đây.
SGK,
Sau khi đọc comment thứ hai của em, cô tò mò vào tìm trong phần spam (gần đây blogspot có thêm chức năng lọc spam) thì tìm thấy comment của em nằm trong đó! Chẳng hiểu nó định nghĩa thế nào là spam nhỉ????? Cô đã post lại rồi đó.
Và cám ơn comment rất dài của em. Về khoản toán sơ cấp và toán cao cấp, đúng là cô không biết gì. Cô chỉ nói theo những gì mà mọi người tin (tức VN giỏi toán?), và đưa thêm nhận xét của mình: Ngay cả có giỏi toán đi nữa, thì liệu VN có điều kiện để sử dụng được các nhà toán học giỏi hay không?
Bác Chơi ạ,
Sính ngoại là một dấu hiệu của mặc cảm tự ti của những dân tộc nhược tiểu, em tin thế bác ạ!
Em khoái cái hình của cô ...hihi
ReplyDeleteNếu chỉ dựa vào kết quả các kỳ thi Olympic toán quốc tế (OMO)để cho rằng người Việt giỏi toán thì có lẽ chúng ta nên xem lại. Các thứ hạng cao tại OMO mà VN có được không phải do người Việt giỏi toán mà do chúng ta có một hệ thống trường chuyên để rèn luyện các học sinh từ tiểu học nhằm tranh tài ở các kỳ thi. Trong khi đó, các nước phương Tây rất ít quan tâm đến kỳ thi này. Do đó, ngay cả các cường quốc toán học như Anh, Pháp cũng thua xa VN trong các kỳ thi OMO.
ReplyDeleteĐể đánh giá năng lực toán học của người Việt, tôi thử đánh giá qua chương trình đào tạo kỹ sư Chât lượng cao Việt Pháp (PFIEV). Đây là chương trình giảng dạy do các trường của Pháp thiết lập. Trong đó, 2 năm đầu sử dụng các giáo trình của Pháp được dịch ra tiếng Việt.
Trong quá trình giảng dạy, hầu hết các thầy cô và sinh viên đều kêu là môn toán quá nặng, và có nhiều sinh viên không đủ khả năng học tiếp chương trình này. Mặc dù các sinh viên theo học chương trình này toàn là các sinh viên tốp đầu của các trường hàng đầu VN (mỗi năm chỉ tuyển khoảng 300 người). Trong khi đó, các sinh viên theo học các trường kỹ sư ở Pháp đều học giáo trình này (hoặc giáo trình tương đương).
Như vậy có thể thấy rằng năng lực toán học nói riêng và khả năng trí tuệ nói chung của VN là khó có thể sánh ngang với Pháp (và các nước Phương Tây). Do đó VN nên có cái nhìn đúng mực về năng lực của mình, từ đó đưa ra chiến lực phát triển hợp lý.
Mọi người có thể tham khảo các giáo trình đó ở link http://www.sacmauxitin.com/4@um/showthread.php?t=468
Không hiểu sau lúc tối có comment mà bây giờ không thấy. Lúc post comment thứ 2 thì lại bị mất comment đầu. Chị PA xem lại giúp.
ReplyDeleteRất đồng tình với các quan điểm của chị P.A. Đặc biệt là đào tạo dạy nghề và đào tạo đại học chỉ nên tập trung đào tạo nhân tài.
ReplyDeleteTheo em, đào tạo đại học nên tập trung vào các trường ứng dụng (professional schools) như các trường quản lý, trường kỹ sư... để phát triển kinh tế, sau này đất nước phát triển hơn thì hãy đầu tư vào các trường nghiên cứu.
Vấn đề đào tạo hiện nay còn chịu ảnh hưởng rất lớn của việc quản lý và sử dụng lao động. Do khả năng quản lý chưa cao, nên các nhà quản lý thường sử dụng kỹ sư/cử nhân vào các việc mà chỉ cần cao đẳng/kỹ thuật viên. Đáng lẽ một dự án chỉ cần 2 kỹ sư giỏi và 8 kỹ thuật viên, thì họ lại sử dụng cả 10 người là kỹ sư. Điều này một phần cũng do các trường đào tạo quá nhiều kỹ sư nhưng chất lượng đào tạo không cao.
Tóm lại, VN nên tập trung xây dựng lại hệ thống các trường ứng dụng, đầu tiên là các trường quản lý, các trường kỹ sư ... và các trường cao đẳng/ dạy nghề.
-----
Em thấy chị P.A đặt nhiều niềm tin vào đại học tư, còn em lại không mấy hy vọng là các trường tư sẽ nâng cao chất lượng gd đại học VN.
Trên thế giới, chỉ duy nhất ở Mỹ là có hệ thống trường tư danh tiếng và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học. Điều này có được là do lịch sử phát triển, chính sách của chính phủ, văn hóa...
Ở VN, các trường tư sẽ gặp phải vấn đề: chưa danh tiếng + học phí cao => không thu hút được sv giỏi. Đầu vào kém sẽ không có danh tiếng. Vòng luẩn quẩn này sẽ lặp lại và hiện nay chưa thấy trường tư nào có giải pháp để vượt qua.