Đó là một câu hỏi và cũng là lời đặt hàng mà Tạp chí Tia Sáng đã gửi đến tôi cách đây ít lâu, nhân việc bằng giả/dỏm ngày càng bộc lộ tính chất nghiêm trọng và sâu rộng của nó ở VN.
Được rao bán trên Internet: Bằng cấp "giá phải chăng", được "kiểm định" cẩn thận nữa! Mại dzô, mại dzô!
Tìm câu trả lời cho câu hỏi này thực ra cũng là điều tôi muốn làm, không chỉ vì nó đáp ứng yêu cầu của tờ báo và của đông đảo bạn đọc, mà còn vì nó phục vụ công việc của Trung tâm nơi tôi đang làm việc nói chung (đánh giá chất lượng đào tạo), và hơn hết, là vì nó thỏa mãn đầu óc hay thích tìm tòi đến tận cùng của tôi (trong khả năng và điều kiện cho phép, tất nhiên).
Câu trả lời cho câu hỏi trên hiện đã có lờ mờ trong đầu tôi, nhưng tôi chưa viết được. Tôi có tật viết chậm, vì mỗi câu viết ra lại trăn đi, trở lại, tìm chứng cớ, rồi lại tự phản biện, và vì thế lại xóa đi. Có lẽ nó là thói quen tôi bị 'nhiễm phải' từ thời còn học ở Úc với ông thầy hướng dẫn vô cùng khó chịu, và biến thành phương pháp làm việc của tôi rồi.
Vì vậy nên tôi mới phải viết blog, chỉ là ghi lại những suy nghĩ đang diễn ra mà chưa chốt lại thành kết luận của tôi. Giống như đang trao đổi với các đồng nghiệp và những người cùng mối quan tâm.
Và đây là câu trả lời (tạm thời) của tôi cho câu hỏi đã đặt ra trong cái tựa của entry này: Nước Mỹ là lò bằng giả quốc tế vì mấy lý do sau:
1. Bằng cấp của nền giáo dục đại học Mỹ là ước mơ của hầu hết mọi người muốn có một tấm bằng đại học/sau đại học. Cầu cao, tất sẽ thúc đẩy cung.
Để giữ được danh tiếng lừng lẫy của mình, các trường đại học hàng đầu của Mỹ rất khắt khe trong việc chọn sinh viên vào học. Vì thế, rất ít người có thể vào được các trường đại học vốn đem lại danh tiếng cho nền đại học Mỹ. Điều này có tác dụng đẩy nhu cầu đến mức cao hơn, trong khi sự đáp ứng thì hạn chế, dẫn đến tình trạng gần như khan hiếm.
Nói thêm: các trường ĐH Mỹ rất khôn ngoan khi tuyển chọn sinh viên đầu vào gắt gao. Nguyên liệu đầu vào thật chọn lọc sẽ làm cho quá trình đào tạo dễ dàng hơn rất nhiều, vì những người được chọn vào hầu như đã có sẵn tất cả các tố chất của sự thành công mà không cần nhiều đến sự tác động của nhà trường. Với những sinh viên tốt, các trường chỉ cần cung cấp điều kiện học tập thật tốt (thư viện, điều kiện giao lưu, tiếp xúc với những nhà khoa học hàng đầu vv) thì kết quả có được sẽ đương nhiên tốt.
2. Triết lý quản lý của nước Mỹ là tạo quyền tự do cho các cá nhân (tư nhân) triển khai các sáng kiến và hoạt động của mình, nhà nước không can thiệp nhiều, vì như thế sẽ làm giảm sự nhạy bén của tư nhân, cản trở sự phát triển của xã hội.
Cũng nhờ vào triết lý này mà nước Mỹ từ lâu đã là một nước chấp nhận xem giáo dục như một dịch vụ, và cũng là nơi giáo dục đại học tư nhân (phi lợi nhuận) rất thành công. Vì thế, với sự nhạy bén của tư nhân, nên khi giáo dục đại học phát triển bùng nổ trên toàn cầu thì các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ giáo dục đại học xuyên quốc gia xuất phát từ Mỹ rất nhiều, và được khuyến khích. Chính quyền chỉ đưa ra luật lệ, quy định chung, sao cho lợi ích của các bên có liên quan được điều hòa hợp lý, và can thiệp khi có bằng chứng rõ ràng về sự vi phạm.
Sự ít can thiệp của nhà nước ở Mỹ tuy có lợi cho việc thúc đẩy các sáng kiến của doanh nghiệp tư nhân nhưng cũng tạo nên một rủi ro là người dân không được bảo vệ khỏi những kẻ lừa đảo cho đến khi bị phát hiện. Tuy nhiên, để bù lại điều này, nước Mỹ có một xã hội dân sự rất phát triển, trong đó vai trò của các hội nghề nghiệp, các tổ chức dân sự theo dạng nhóm lợi ích đặc biệt (special interest group), và các tổ chức thiện nguyện đều được phát huy rất mạnh. Ngoài ra, vốn xã hội của đất nước này rất lớn, nên người dân nói chung không chỉ được nhà nước bảo vệ mà chủ yếu là có thể tự bảo vệ chính mình. Điều này, các nước đang phát triển như Việt Nam còn rất thiếu.
3. Nạn nhân của các lò bằng giả chủ yếu là các nước đang phát triển. Các lò bằng giả ít hoạt động tại Mỹ, vì nếu có hoạt động cũng dễ dàng và thường xuyên bị phát hiện.
Một trong những lý do của việc này là do (a) sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của cả xã hội về nguy cơ bị lừa; (b) hệ thống luật lệ quy định còn lỏng lẻo, vốn là hệ quả tất yếu của a; và (c) có tình trạng các nạn nhân khi bị phát hiện lại bênh vực kẻ lừa đảo và trở thành "nạn nhân tự nguyện", chưa kể những người ngay từ đầu đã hiểu rõ về việc lừa đảo và chấp nhận sử dụng dịch vụ dỏm này.
Về tình trạng "nạn nhân tự nguyện", tôi nghĩ điều này hết sức đáng quan tâm và cần phân tích thêm. Riêng tôi, tôi cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm về việc này: khi chỉ ra một vụ lừa đảo, chính các nạn nhân của vụ lừa đảo này lại đứng ra bênh vực kẻ lừa đảo và chống lại tôi một cách ... kiên cường! Rất thú vị, và đáng quan tâm.
Viết vội mấy giòng để khỏi quên ý tưởng, rất mong các bạn trong và ngoài nước tiếp tục trao đổi để làm rõ vấn đề này nhé.
Friday, August 13, 2010
Tại sao nước Mỹ lại là lò bằng giả quốc tế?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
1. Trích ở trên "Để giữ được danh tiếng lừng lẫy của mình, các trường đại học hàng đầu của Mỹ rất khắt khe trong việc chọn sinh viên vào học."
ReplyDeleteSự thật thì các truờng tư danh tiếng nhân không khó đâu nhưng vì học phí cao qúa nên chỉ dành cho con nhà thật giàu có. Và các học sinh trung học xuất sắc thì họ cho học bổng. Còn con nhà giàu cũng nạp đơn xin học thì GPA trung học cỡ 3.0 trở lên và SAT đừng có duới 1200 điểm mà con nhà giàu đủ khả năng đóng học phí thì cũng đuợc nhận. Ngòai ra còn có yếu tố tùy theo nghành học. Có ngành đòi điểm GPA và SAT cao cỡ 3.7 trở lên như Pre-Med. thì mới nhận.
Thật ra thì đầu vào không khó mà đẫu ra mới khó vĩ thầy không bao giờ nhân nhượng trừ truờng hợp truờng thầu chuơng trình Fulbright hay các nuớc gửi SV qua học.
2. Dân Mỹ không học các truờng như là Irvine đâu. Những truờng như vậy là cơ sở kinh doanh thuần túy nên họ cung cấp dịch vụ bằng cấp cho developing countries mà thôi. Thí dụ nhà ở cỡ quận 8 mà giữa nhà treo cái bằng MBA to đùng chữ Mỹ tùm lum thì ai mà không ngất. Các trung tâm dạy tiếng Anh cứ quảng cáo là Giáo viên Ngọai nhưng thuê tây Balô thì ai biết.
Ngày nào mình còn trọng ngọai (dù là ngọai dỏm) thì mình còn tiếp tục bị lừa.
Sau khi tôi đọc cái danh sách học gỉa VIệtnam theo chương trình Fulbright tôi thấy hãi qúa. Mỗi năm tối thiểu 20 học giả mà từ năm 1992 đến nay chứ ít đâu, chưa tính số du học bằng ngân sách nhà nuớc mà sao ta vẫn cứ ì à ì ạch và quanh quẩn.
Toi nói thật, Ngày ông Ngô Đình Diệm về miền nam chấp chánh, ông có thuyết phục đuợc khỏang duới 100 nguời có bằng tốt nghiệp ở Pháp về. Trong đó có Kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, luật sư, vv.. Tôi chắc chắn rằng lúc đó chỉ có 1 ông có bằng tiến sĩ khoa học của Pháp theo ông Diệm về miến nam là ông Nguyễn Văn Thảnh. Sau này có thêm Tiến Sĩ Chính trị Nguyễn Ngọc Huy.
Duới một trăm nguời tốt nghiếp nuớc ngòai cộng thêm một số tốt nghiệp truờng cao đảng ở miền bắc, và doctor d'indochine. Tại sao những vị này có thể đưa miền Nam VN lên trên tầm Đông Nam Á thời ấy. Nam Hàn, Thaland thua xa miền Nam VN.
Chúng ta thử suy nghĩ tại sao những khoa học gia VN tòan xuất thân từ trung học VN thời đó và ra nuớc ngòai học tiếp đều trở nên danh tiếng. Bác Sĩ Trần Đông A mổ tách hai em Việt Đức học đại học y khoa Sàigòn. Cứ nhìn những công trình kiến trúc miền Nam truớc 75 và hỏi xem ai thiết kế? Đuờng xá bảo quản và xây dựng do ai thiết kế. (trừ cái xa lộ đại hàn và Xa lộ biên hòa là viện trợ làm).
Choi
Harvard mà có tiền chung nhiều thì nó cũng cấp bằng ngọai giao tuốt chị PA ơi. Chính nhờ nguồn tiền này mà trường nó mới có kinh phí để thu hút nhân tài thực sự cho nước Mỹ mà.
ReplyDeleteTôi có ông bạn dạy y khoa ở Harvard, ông ta bảo nếu không có nguồn tiền để cung ấp bằng giả mà trường xịn cho các thành phần chóp bu của các nước kém phát triển thì khó lòng Harvard có thể lên ngôi vị số 1 thế giới. Ví dụ có 1 con em của các lãnh tụ hay các ông trùm dầu khí Trung Đông đề nghị nhận và cấp bằng với điều kiện họ sẽ hỗ trợ cho trường từ triệu hay chục hay trăm triệu USD để phục vụ cho trường là có ằng ngay mà không ần phải thi cử học hành, cứ đăng ký hồ sơ đúng năm tháng là ra, chuyện thi cử có người khác lo.
Sợ thế đấy chứ.
Bác Chơi và bác Hải,
ReplyDeleteCám ơn các ý kiến và các thông tin thú vị của hai bác. Các bác còn ý kiến gì, cho em xin, để em có được câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi nói trên nhé. Chỉ là để thỏa mãn trí tò mò của chính mình, và chia sẻ với mọi người thôi. Không mưu cầu bất kỳ điều gì khác.
PA
Trích ở trên
ReplyDelete"các nạn nhân của vụ lừa đảo này lại đứng ra bênh vực kẻ lừa đảo và chống lại tôi một cách ... kiên cường! Rất thú vị, và đáng quan tâm."
Đa số phải binh kẻ lừa đảo để bảo vệ cái bằng của mình chứ. Chẳng lẽ có cái cử nhân kèm theo chức vụ vả tự nguyện bị lừa để cầm cái bằng trong tay rồi lấy le đồng bào rồi bây giờ lại bảo tôi bị lừa rồi xóa bỏ võ công à. Vừa mất của lại vừa mang tiếng ngu ai mà chịu. Phải thật là kiên cuờng để giữ cái bằng dỏm chứ
CHị PA đừng có đôi co với mấy tay này kông có lại vạ oan đấy.
choi
Mọi người dừng quên ngoài một số người dược Harvard cho học vì mục dích chính trị, muốn xin vô Harvard rất khó. Tỷ số dược vô chỉ có 8% mà thôi, túc là dầu vào rất khó. Hiện nay, nếu dược Harvard nhận, mà lợi tức của cha mẹ dưới 60 ngàn US, sinh viên dó dược học miển phí.
ReplyDeleteDiểm SAT dược 1200 cũng không dễ, hiện nay diểm SAT dổi qua hệ thống 2400 ( tối da ). Nói chung, chỉ học sinh nào dổ thủ khoa trung học thì cứ nộp dơn thử xem, kèm theo một bài viết thật hay, thêm giấy giới thiệu của Bill Clinton ( hay ai dó nổi tiếng ).
Có anh ký giả di phỏng vấn mọi người, xem bao nhiêu phần trăm biết phân biệt trường thật, trường dỏm của Mỹ. Anh nói 99% trả lời rằng không biết. Muốn biết chỉ cần nhìn cái trường thôi, chứ dừng nhìn cái bằng cấp làm gì. Vào blog của chi PA có chỉ dầy dủ. Chị PA nói rất dúng các lý do a) b) , c). Người Việt chúng ta, hàng ngày, mở báo ra dọc, dầy tin tức về Hoa Hậu, dá bóng, săn bắt cướp, tin về Sex ( ngay bên Tây phương, báo chí không bao giờ khai thác Sex như bên VN, chỉ một số tạp chí riêng như Playboy ). Nhưng tin tức dầy dủ về giáo dục, các Dại Học nước ngoài thì không thấy ai viết dến bao giờ. Ngay cả các trường Dại Học còn không biết ( hy vọng là vậy, nếu không tội nặng lắm ) thì nói chi dến quần chúng.
Van
Bác Choi,
ReplyDeleteNgày ông Diệm về nước, một số sinh viên Công Giáo du học bên Mỹ theo ông về Sài Gòn. Số sinh viên bên Pháp, về sau dó. Từ những năm 1940's, sinh viên Vietnam dã sang du học bên Mỹ. Bên Canada, người sinh viên tốt nghiệp ( sớm nhật ) tại Université de Montréal là năm 1948. Khi ông Diệm dến Mỹ năm 1951, các sinh viên này như Võ văn Hải, Dỗ Trọng Chu v.v. .. di thông dịch giúp ông. Ông Hải làm Chánh Văn Phòng, các sinh viên khác hầu hết sang Bộ Ngoại Giao. Nhóm về từ Pháp nắm hết các Bộ trong chánh quyến. Nhưng ông Huy thì không phải dâu. Bất cứ một lảnh tụ miền Nam nào cũng ớn ông Huy, họ sợ như Tào Tháo sợ Lưu Bị. GS Huy là lảnh tụ Dại Việt, dính vô vụ chiến khu Ba Lòng ( Quảng Ngãi )chống ông Diệm. Ông bị trục xuất sang Pháp. Sang dó ông di học , có Doctorat về Science Politique. Dến 1964, ông mới trở về Sài Gòn. Ông Huy học Petrus Ký, cùng lớp với GS Huỳnh Sanh Thông ( Yale ), dổ thủ khoa Tú Tài toàn quốc, sau khoá ông Trần Dại Nghĩa một, hai năm.
Van
Dear Van,
ReplyDeleteĐúng là ông Huy không phải theo ông Diệm về nuớc và ông về nuớc sau khi ông Diệm mất. Tôi chỉ lấy ví dụ là những nguời VN có lòng xây dựng đất nuớc thôi. Ông Huy ở ngay truớc cửa nhà tôi và mỗi tối promenade trong cư xá ở góc đuờng Cao Thắng và Hồng Thập Tự. Ông Huy dạy tôi một câu mà tôi để đời khi tôi hỏi ông sao chú cứ đạp xe đạp đi dạy học vậy. Ông nói với tôi, "dất nuớc còn nghèo thì mình đi xe đạp đâu có gì là xấu hổ. Nếu đất nuớc mình giàu mà mình đi xe đạp mới là xấu hổ." Bây giờ dân Quốc Gia Hành Chánh bên này hàng năm vẫn làm giỗ ông Huy.
Tôi còn nhớ những ông theo ông diệm về nuớc làm việc ban đầu không có chức vụ gì cả mà chỉ là Tham Vụ phủ tổng thống (Tham Vụ thuợng hạng và tham vụ hạng nhất) sau hai năm ông mới bổ nhiệm chưc vụ ở các bộ. Tôi chứng kiến các ông đó làm việc phải nói là với tinh thần xây dựng đất nuớc rất cao và tôi chưa hề thấy nhận hối lộ ai cả. Ngay cả ông Phan Khắc Sửu ở đâu lưng với nhà tôi cũng thanh bạch lắm. Quan văn đời ông Diệm phải nói là rất trong sạch và sĩ khí. TÔi còn nhớ như in là khi ông Nguyễn Khánh lên làm quốc truởng có mời mây ông đó ra làm việc nhưng họ từ chối. Tôi có hỏi tại sao? Câu trả lời là tôi trung chỉ thờ một chủ. Tôi còn nhớ như in là đời ông Diệm, những ông tuớng Đính, tuớng Xuân, v.v gặp mấy ông quan văn là một điều thưa ông kỹ sư, thưa ông kiến trúc sư, thưa ông tổng giám đốc, chớ mà dám sách mé.
Tự nhiên kể chuyện xưa nhiếu qúa,
Sorry,
Choi
Choi
Chào cô
ReplyDeleteBỏ ra mấy trăm triệu có được bằng Harvard mà không cần học thì chắc là chuyện thâm cung bí sử, khó được nhắc đến trong những nguồn tin chính thức, nên em xin không comment trên blog cô vì không biết thực hư ra sao. Nhưng có một kiểu mượn danh Harvard khá lắt léo và cũng được bàn luận khá công khai, đó là lấy bằng của Harvard Extension School, một trường tuyển sinh theo dạng open enrollment, thuộc nhánh giáo dục thường xuyên của Harvard University. Trường này có affiliation với Harvard College danh tiếng, và cũng được New England Association of Schools and Colleges kiểm định. Chất lượng có lẽ không tệ, nhưng chắc chắn không sánh bằng Harvard College rồi. Điều đáng nói là, người tốt nghiệp trước này có thể nói là học ở Harvard khi xin việc, nên rất dễ gây hiểu nhầm. :)
Cô xem thêm ở http://www.dba-oracle.com/t_harvard_extention_school_lower_quality.htm. Trong đây cũng nhắc tới MIT nữa.
Có một điểm em nghĩ cũng nên cẩn trọng khi thảo luận, đó là định nghĩa trường dỏm. Đọc các comment trên các entry liên quan thì em thấy hai chữ "trường dỏm" được dùng khá thoải mái cho:
1. trường không được accredited
2. trường được accredited bởi tổ chức không được công nhận
3. trường được accredited bởi tổ chức được công nhận nhưng có tiêu chuẩn tuyển sinh không khắt khe lắm, sinh viên giỏi ít khi chọn.
(1) với (2) là những trường hợp ít gây tranh cãi, nhất là khi đối chiếu với các tiêu chí khác (cho dù chính các cơ quan phụ trách công nhận tổ chức kiểm định cũng cẩn trọng nói là trường chưa được kiểm định cũng chưa chắc dỏm, mà có khi là do mới thành lập nên chưa đạt được tiêu chuẩn tối thiểu để đăng kí kiểm định, hoặc do không có ý định nhận federal fund). Nhưng các trường ở (3) có nằm trong phạm vi thảo luận của mình không, em nghĩ cần phải xem xét kĩ càng, nhất là vì nó cũng có liên quan đến mô hình đại học mở cũng như mối tương quan giữa đại học đại chúng và đại học tinh hoa.
SGK
Bác Văn và bác Chơi,
ReplyDeleteLại thêm những thông tin rất hay từ các bác, đặc biệt là từ bác Văn. Bác Chơi ạ, bác đừng ngại nhắc chuyện xưa; bác có biết là ở VN hiện nay, thỉnh thoảng khi thấy có nhiều vấn đề quá mà trước đây không có hoặc đã có cách giải quyết từ trước mà nay lại không áp dụng, người ta hay nói: "Bao giờ cho đến ngày xưa?" không hở bác?
SGK,
Cô sửa lại một chút trong phần em nêu ở trên. Thực ra, 1 và 2 chính là một thứ, vì không được kiểm định = không được kiểm định bởi tổ chức kiểm định được công nhận. Chứ kiểm định bởi tổ chức kiểm định dỏm (không được công nhận) thì không nói làm gì, mà thậm chí còn có tội lừa đảo nặng hơn vì "tung hỏa mù" đối với người học.
Còn 3, nếu đã được kiểm định bởi trường được USDE công nhận thì không thể nói là dỏm, và cô nghĩ ở đây cũng không ai nghĩ thế đâu em ạ.
Chỉ có điều, hiểu biết về kiểm định của VN quá ít ỏi. Ngay cả bài viết của NVP mà em giới thiệu cho cô, khi viết về 52 (hình như thế) tổ chức kiểm định quốc gia thì cũng chỉ dựa vào wikipedia. Thực ra đó không phải là nguồn thông tin chính thức để giúp giải quyết vấn đề trường dỏm bằng giả em ạ.
Chỉ có thể chấp nhận các trường được USDE công nhận mà thôi. Và cũng phải rất cảnh giác với những trường chỉ được DETC kiểm định, dù DETC được USDE công nhận. Lý do là giá trị của các văn bằng, chứng chỉ của online education vẫn chưa được hoàn toàn thừa nhận.
PA
Chào cô
ReplyDeleteĐúng là trường hợp của DETC đã làm em khá phân vân về độ tin cậy của những tổ chức được USDE công nhận. Thật ra, do những vướng mắc trong việc kiểm định online/distance education, em nghĩ cần cẩn trọng với các tổ chức giám định liên quan đến lĩnh vực này luôn, chứ không riêng gì DETC. Tuy nhiên, có lẽ như cô nói, mình có thể tạm an tâm với những trường do tổ chức được USDE công nhận kiểm định (trừ phi mô hình hoạt động là distance/online education, vốn chưa có một regulatory framework được đồng thuận cao ngay cả ở Mỹ). Có lẽ mình cũng cần đặt ra câu hỏi: để tránh tình trạng bằng dỏm, chúng ta chấp nhận tổ chức kiểm định được công nhận ở mức độ nào? Có nên chấp nhận việc liên kết với những trường đào tạo nghề, vì lợi nhuận được nationally accredited (chứ không được regionally accredited) hay không, hay để an toàn thì chỉ cho phép liên kết với những trường được regionally accredited?
Nhân đây em cũng nêu một thắc mắc ngoài lề tí. Nếu dựa trên tiêu chí trường được chọn làm đối tác phải có "số má" một chút và được kiểm định rõ ràng, thì VN có bao nhiêu trường có đủ uy tín để được các trường có chất lượng một tí ở Mỹ chọn làm đối tác? Các trường có chất lượng ở Mỹ có sợ việc hợp tác có ảnh hưởng không tốt đến uy tín của họ không? Em thấy có comment nhắc đến chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, giờ đã có đào tạo thạc sĩ về chính sách công. Tự dưng em thắc mắc: đâu là cơ sở để Harvard Kennedy School chọn hợp tác với ĐH Kinh tế của VN?
Hy vọng mọi người góp ý kiến.
SGK
Dear SGK:
ReplyDeleteTheo tôi thấy thì các trường danh tiếng đến VN đều qua con đường hợp tác giữa 2 chính phủ. Mà thực chất là chính phủ nước ngoài sẽ tài trợ cho VN một chương trình đào tạo có chất lượng. Thường thì nước ngoài sẽ nhờ 1 trường danh tiếng của họ phụ trách chương trình đào tạo, phía VN sẽ tìm 1 trường phù hợp để thực hiện. Kinh phí của chương trình thường là do chính phủ nước ngoài tài trợ hoàn toàn hoặc do cả 2 chính phủ cùng tài trợ.
Hiện tại, ở VN chỉ có vài chương trình hợp tác dạng này là được hợp tác với các trường danh tiếng, như Fullbright, CFVG, PFIEV...
Mấy cái bằng này chỉ có giá trị ở VN thôi, chứ đi ra nước ngoài xin việc thì bọn nó không công nhận đâu. Nếu dùng bằng này để học tiếp ở nước ngoài thì được ưu tiên hơn các bằng của trường VN.
Cô Phương Anh,
ReplyDeleteBài cô viết rất hay. Chính xac, gọn và dễ hiểu. Tôi góp ý thêm về các điều cô viết.
1. Các đại học danh tiếng của Mỹ (như Harvard, MIT, Stanford,v.v...) chọn sinh viên vào học đại học rất chọn lọc\. Nhiều học sinh trung học có điểm học tối ưu (A+ toàn các môn học), thi SAT hoàn hảo (1600 ngày xưa, 2400 các năm vừa qua ..., vẫn không được nhận vào trong lúc đó nhiều sinh viên điểm thấp hơn nhưng được nhận vào vì có biệt tài, có hoạt động xã hội, lãnh đạo hay thể thao\.
2. Nhiều đại hoc tư danh tiếng như Harvard, Stanford, Yale ... có chính sách "Needs Blind". Họ xét đơn học sinh và nếu đủ điều kiện để nhận vào thì họ bảo đảm là sẽ cung cấp đủ tài chánh trong bốn năm học (như Van đã viết trên là nếu gia đình làm dưới 60 ngàn USD một năm thì trường sẽ cấp đầy đủ tiền học phí, ăn ở, sách vở ...)
3. Các trường đại học Mỹ có mạng lưới cựu sinh viên rất năng nỗ. Họ luôn theo dõi các trường trung học trong tỉnh để xem có học sinh xuất sắc thì tiếp xúc, khuyên nộp đơn vào đại học mình tốt nghiệp, và trường có khi cho thầy cô đến để "recruit" các học sinh này. Những học sinh nào thi đủ điểm PSAT "National Merit Scholar" (cũng như có tài thể thao) thì nhiều trường tiếp xúc, mời gọi\. Ngoài ra các cựu sinh viên này phỏng vấn các học sinh nộp đơn (Harvard, Princeton, Yale ... - Stanford và MIT thì không cần phỏng vấn), cho điểm và điểm phỏng vấn nhiều lúc ảnh hưởng lớn đến quyết định nhận hay không\.
4. Ở Mỹ, đi làm hay đi dạy thì cũng đều dự tranh với nhau. Trường giỏi, trường dõm, đa số các người có trach nhiệm đều biết, khó qua mặt ai.
5. Xin vào học năm thứ nhất đại học ở các trường danh tiếng khó hơn là xin vào học cao học hay tiến sĩ. Theo US News and World Report thì 8% SV được nhận vào (ví dụ - Stanford) đại học, 30% được nhận vào học cao học computer hay Kỹ Sư ... Các trường professional schools (business, medical, dental, law) thì rất khó.
6. Nhiều người ngoại quốc (ngoài nước Mỹ) đến Harvard học các lớp 3 ngày, vài tuần, vài tháng cũng được cấp chứng chỉ tốt nghiệp, có chữ (Harvard University ...) hẳn hoi\. Ở thành phố này có bà VN đi đâu cũng xưng là học Harvard, vài năm sau xưng Tốt Nghiệp Harvard. (Tôi biết bà ấy có học lớp huấn luyện ở Harvard trong hai tuần).
Chào cô P.A. Khi nào rảnh viết thêm.
Lâm
Cám ơn các bạn Tùng Sơn và Lâm. Mong các bạn cho thêm ý kiến, nhất là bạn Lâm, để làm rõ vấn đề cho mọi người ở VN nhé.
ReplyDeleteChúng ta đang xây dựng một social network để nâng cao hiểu biết của người Việt về giáo dục đại học quốc tế, phải không các bạn?
Ông Nguyễn Thiện Nhân có bằng tiến sĩ ỡ Dông Đức tồi học ở University Of Oregon theo chuơng trình Fulbright, rồi tu nghiệp ngắn hạn ở Havard ra nhưng ai cũng nói là Tiến Sĩ Nhân học ở Havard ra.
ReplyDeleteChuyện này bình thuờng thôi. Với lại bên nhà cứ thấy ai mà học ở ngọai quốc về là chuộng cứ kháo nhau là ông đó bà đó học ở Liên Xô, Ba Lan, Pháp, hay Mỹ về là kêu rồi mà chẳng biết cần gì.
Bây giờ nói chuyện bác sĩ học bên nhà chữa bệnh cho nguời Việt trong nuớc giỏi hơn bác sĩ học ở Mỹ về chữa bệnh cho nguời Việtnam trong nuớc giỏi hơn?
Có vị nào biết chỉ bảo cho tôi với.
Choi
Chị Phương Anh,
ReplyDeleteChủ đề chị đưa ra rất thú vị. Mấy hôm nay bận quá chưa comment được. Hôm nay em có mấy ý nhanh:
- Các lý do chị đưa ra đều chính xác. Tuy nhiên mục 3 nên phát biểu khác đi 1 chút (sẽ nói ở sau). Phần diễn giải thì có 1 số điều cần làm rõ.
- Có thể tổng hợp thành 3 lý do chính
1. GD ĐH của Mỹ là số 1 thế giới: ở góc độ nếu ta có xếp hạng kiểu nào đi nữa thì nước Mỹ chiếm hơn 50% trong 20 trường top đầu.
2. Có 1 sự lầm tưởng bên ngoài nước Mỹ: cứ trường Mỹ là ngon! Sự lầm tưởng này khá trầm trọng ở các nước chậm phát triển ở Châu Á và Phi.
3. Triết lý quản lý giáo dục của Mỹ gồm 2 ý nhỏ
3.1. Trường ĐH như 1 doanh nghiệp.
3.2. Để các trường tự do phát triển nên sự can thiệp của chính phủ là tối thiểu.
Hãy hình dung: 1 công dân Mỹ nào đó sau 1 đêm trăn trở, thức dậy với ý tưởng vĩ đại xây 1 trường đh tầm cỡ XYZ, và bắt tay làm việc ngay tức khắc. Ông ta lên chính quyền sở tại xin cấp giấy hoạt động, 15 phút sau có giấy, về làm trang web, mua đất, kêu gọi đầu tư (hoặc nếu có sẵn tiền thì tự bỏ ra luôn), mời các gs hàng đầu tư vấn, v.v... 4 năm sau trường ông ra đời, 10 năm sau trường ông có gs đoạt giải nobel, 20 năm sau trường ông vô hàng top 20 trường của nước Mỹ. Hơn 100 năm trước, 1 hình ảnh 1 ng đàn ông tương tự như vậy đã làm nên Uni of Chicago (Rockefeller). Một trường như vậy mà từ lúc thành lập, rồi hoạt động, rồi nổi tiếng không cần 1 tờ giấy phép nào của Bộ GD cả. Trong khi ở VN lo cái giấy phép thành lập 1 trường ĐH khoảng 2 tỉ, phải là thủ tướng ký quyết định thành lập, rồi bộ đi kiểm tra, đánh giá, mỗi năm xin chỉ tiêu tuyển sinh,v.v... hệ thống đh của ta vẫn cứ tụt hậu.
Triêt lý quản lý kiểu Mỹ sẽ đẩy mọi thứ về 2 thái cực. Trường tốt và trường dỏm. Cũng như vậy, 1 người chỉ cần 15p để xin giấy phép hoạt động và thành lập 1 trường đh như Irvine chẳng hạn.
Nếu so sánh triết lý quản lý GD của VN và Mỹ, có thể gói gọn trong 1 câu: Ở Vn sợ ở dưới làm sai, còn ở Mỹ sợ ở dưới ko phát triển. Điều này ai cũng biết nhưng k muốn thay đổi vì ...
Hi Minh,
ReplyDeleteCám ơn phần góp ý rất tốt của em. Nếu chị viết bài này cho TS thì sẽ tiếp thu cách sắp xếp ý tưởng của em nhé!
Và mong tiếp tục có những trao đổi thú vị trên blog này (và ở nơi khác nữa, of course, whenever possible!)
PA
Chào chị PA,
ReplyDeleteEm xin chú thích thêm cho Mục 3.2. Để các trường tự do phát triển nên sự can thiệp của chính phủ là tối thiểu. >>>>
Chính phủ không can thiệp mà để cho các tổ chức dân sự làm công việc kiểm định chất lượng --> dẫn đến việc không bắt buộc tham gia kiểm định --> sẽ có trường ko kiểm định --> dỏm
Trích:
ReplyDelete-----------------------
Để giữ được danh tiếng lừng lẫy của mình,
.....
thì kết quả có được sẽ đương nhiên tốt.
---------------
Chào chị, đoạn trích ở trên không sai, nhưng nó hơi phiến diện. Đúng là các trường danh tiếng của Mỹ tuyển chọn rất gắt gao nhưng nhìn chung hệ thống GD của Mỹ là hệ thống mở, tạo cơ hội cho ai cũng được học. 1 ng VN vừa mới qua Mỹ có thể đến ngay community college lấy cái placement test rồi vào học từ ESL đến các môn ở năm 2 ĐH, sau đó transfer lên "trường lớn" dễ dàng... Nếu chịu khó, sau 4 năm có bằng ĐH là hiển nhiên, không có giới hạn nào ở đầu vào như kỳ thi tuyển sinh QG ở Vn cả. Em nhớ có lần xem NBC News có phóng sự về ông này http://dineshdsouza.com/more/about.html, họ mở đầu bằng cảnh trẻ em nghèo khó ở thủ đô New Dehli và câu mào đầu, "1 trong những đứa trẻ nghèo khó đó may mắn lọt vào nước Mỹ và hơn 20 năm sau trở thành cố vấn của chính phủ Reagan về chính sách công (public policy)". Trong quyển sách What's so great about America, ông cho rằng nước mỹ là thiên đường của tự do và cơ hội.
Cánh cửa ĐH luôn mở rộng cho mọi công dân Mỹ, không có đánh đố, không có yêu cầu về sự thông minh tối thiểu như Vn đang làm. Rất tình cờ sáng nay em đọc quyển "Đã từng có 1 đại học mở như vậy" của TS Cao Văn Phường. Từ năm 92, ông Phường đã làm được cái việc "mở rộng đầu vào bóp chặt đầu ra". Nhưng không may cho GD VN là chính sự thành công của mô hình Mở này, mà 1 số người đã "đánh hơi" và tạo điều kiện cho trào lưu buôn bán giáo dục, trường tư vì lợi nhuận ra đời ào ạt, học chỉ có mục tiêu duy nhất là "tiền và đất".
Liên quan đến bài post mới nhất của chị về số liệu nguồn thu của ĐH, nếu chị có đọc quyển "Tạo dựng tương lai: lịch sử các trường đh của mỹ" sẽ thấy xuất phát điểm các trường tư nổi của Mỹ là phi lợi nhuận. GDDHVN đi hoài không bao giờ tới vì ngay lúc xuất phát họ đã đi sai hướng rồi.