Thursday, August 19, 2010

MBA của UBI được WES thẩm định như thế nào, và WES là ai?

Tôi vừa nhận được link do bạn Lê cung cấp trong một comment cho entry mới đây của tôi. Link này dẫn đến bài viết nói lên kinh nghiệm và tâm sự của một bạn cựu học viên UBI, nay sang Mỹ xin học tiếp, và đã được yêu cầu gửi bằng MBA của mình sang cho WES thẩm định. Một bài viết rất hay, người thật việc thật, rất đáng đọc. Ở đây: http://nhimxu2311.multiply.com/journal/item/42/42.

Do mọi người đang rất quan tâm đến UBI, nên tôi nghĩ cũng cần tóm tắt nhanh kết quả thẩm định MBA của UBI do WES cung cấp cho mọi người nắm. Nói ngắn gọn, bằng MBA của UBI sang Mỹ hoàn toàn không được thừa nhận.

Thực ra, WES cũng ghi nhận là có học, nhưng tương đương với việc học ở một trường KHÔNG CÓ REGIONAL ACCREDITATION, trong khi bằng cử nhân của VN cấp thì được xem là tương đương với bằng cử nhân của một trường đại học Mỹ có regional accreditation.

Trích lại nguyên văn lời của tác giả mẩu tâm sự nói trên:
Tóm tắt đánh giá của WES về bằng cấp của em như sau: Two bachelor's degrees from a regionally accredited instituition and one year of post-secondary study at an institution that does not have regional accreditation.

[N]hìn vào phần đánh giá này cả nhà cũng thấy là tổng cộng chương trình UBI mình học là 45 credits, thì chỉ được WES đánh giá 30 credits thôi và U.S equivalency không phải là bằng MBA mà là one-year of post-secondary study. Trong khi hai trường đại học ở VN em theo học là Trường ĐH KHXH &NV Tp.HCM & trường ĐH Ngoại Thương thì được công nhận U.S Equivalency là Bachelor's Degrees.


Như vậy, có thể kết luận về vụ UBI có phải là trường dỏm hay không được chưa, hở các bạn? Dưới đây là ý kiến của tôi:

- Nếu xem việc học MBA với UBI là bồi dưỡng, bổ túc kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho những người đang/sẽ làm công tác quản trị, thì nó (có lẽ) là một chương trình tốt, như đánh giá của những cựu học viên MBA của UBI.

- Nhưng nếu xét về khả năng được công nhận bằng cấp trong hệ thống hàn lâm, thì nó hoàn toàn vô nghĩa trong hệ thống hàn lâm của Mỹ.

Với kết quả thẩm định như WES đã nêu bằng ngôn ngữ hơi chuyên nghiệp, tôi xin "dịch ra" ngôn ngữ bình dân như sau: "WES thừa nhận người có tấm bằng này có đi học ở một cái trường nào đó mà chất lượng chưa ai biết cả (vì không phải là trường "chuẩn" = có regional accreditation) trong một khoảng thời gian tương đương với 30 tín chỉ của Mỹ".

Chấm hết!

Nói cách khác, không thể xem bằng MBA của UBI là một giấy chứng nhận đáng tin cậy về những năng lực tối thiểu tương đương với một chương trình MBA chuẩn ("chuẩn" không có nghĩa là xuất sắc, mà chỉ có nghĩa là đảm bảo không tệ hơn những yêu cầu chính đáng) của quốc tế. Hay nói theo văn phong chính trị, MBA của UBI không phải là một giấy chứng nhận về "nhân thân khoa học" của người cầm tấm bằng đó.

Điều tôi mới nói trên cũng phù hợp với một bài viết của một cựu học viên UBI trong trang mạng topMBA, trong đó có nêu (hình như thế) nhận xét của "GS" TTNT rằng người tốt nghiệp UBI ra có thể bay cao mà cũng có thể sè sè ngọn cỏ!

Nên nếu có ai nói UBI là trường dỏm, và bằng của UBI là bằng dỏm (nói chung, chứ còn xét riêng thì có thể có người này người khác), như GS NVT đã nói, có lẽ cũng không oan lắm. Vì cái giá trị mà nó hứa mang lại cho người học (tức được công nhận là có trình độ của một MBA chuẩn) đã không được đáp ứng.

VN cần làm gì? Tôi nghĩ, vì UBI hoạt động đã lâu ở VN, và đã cấp bằng cho nhiều người, thì để giải quyết cái "scandal" tiềm ẩn hiện nay, không nên "im như thóc" như chúng ta đang làm, mà chỉ cần lập hội đồng thẩm định ở một cấp nào đó (vd: cấp ĐHQG, hay cấp ... nhà nước) rồi đưa ra một quy định về sự tương đương của các văn bằng do UBI cấp tại VN, là xong!

Với kết quả thẩm định của WES, tôi đề nghị VN công nhận bằng MBA của UBI tối đa là tương đương với Graduate Diploma in Business Administration theo hệ thống của Úc. Tất nhiên để được công nhận phải làm thủ tục xin công nhận, có hội đồng thẩm định đàng hoàng.

Tôi còn cần viết thêm về WES, nhưng phải đi làm, nên tạm dừng và sẽ quay lại sau nhé. Và mong các bạn trao đổi thêm.
---
Cập nhật ngày 21/8/2010

Tôi có nhận được thư của một bạn đọc của blog này, hỏi tại sao WES chỉ thừa nhận UBI-MBA tương đương với 1 năm (30 tín chỉ) sau trung học, mà tôi lại đề nghị công nhận UBI-MBA là tương đương với Graduate Diploma in Business Administration? Bởi vì Grad Dip, như tên gọi của nó, một văn bằng SAU ĐẠI HỌC, chứ không phải là sau trung học = đại học? Đây cũng là thắc mắc của bạn Kotaru Wu (không nhớ rõ tên) trong một comment dưới đây.

Vì thấy rằng đây là vấn đề cần trao đổi thêm nên tôi chép lên đây và biên tập, bổ sung lại câu trả lời của tôi đã gửi cho bạn ấy để mọi người cùng đọc và thảo luận.

Thẩm định của WES và Grad Dip: Đúng như em nói, ở SEAMEO có tổ chức đào tạo Grad Dip chuyên ngành Giảng dạy tiếng Anh. WES có thể không hiểu nhiều về MBA của UBI-VN nên họ thận trọng xác nhận như thế: 30 tín chỉ của 1 trường không kiểm định, sau trung học (chứ không nói tương đương năm thứ mấy).

Còn tôi thì tôi nghĩ nó tương đương với Grad Dip của Úc vì (a) đầu vào đòi hỏi đã tốt nghiệp ĐH; (b) kết thúc môn học phải làm essay, project và đòi hỏi phải vận dụng kiến thức đã học được cùng tư duy phê phán, sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, hợp tác vv để giải quyết những vấn đề mới được đặt ra trong công việc và cuộc sống.

Như vậy yêu cầu này tương đương trình độ sau đại học, nhưng mang tính nghề, và không đòi hỏi nghiên cứu hàn lâm và sáng tạo ra tri thức mới.

Tôi thấy cái bằng Grad Dip của Úc này rất hay, nó cho phép người ta sau khi học một cái bằng cử nhân về khoa học cơ bản (ví dụ, sinh, hóa, toán, lý vv) có thể học thêm một cái bằng nghề sau đại học để tham gia một ngành nghề nào đó, vd: giảng dạy tiếng Anh phải học Grad Dip về TESOL sau khi có bằng cử nhân ngữ văn anh; điều dưỡng phải học ngành Grad Dip về nursing sau khi có bằng đại học những ngành liên quan, thường là sinh hoặc hóa, ví dụ thế.

Khi đối chiếu với ý kiến của bạn Đại trong những comment dưới đây, cùng những nghiên cứu cá nhân, tôi càng tin rằng Grad Dip của hệ thống Úc rất giống Thạc sĩ chuyên nghiệp (không phải Thạc sĩ hàn lâm) của hệ thống châu Âu mà UBI là một ví dụ.

Nói thêm: Thạc sĩ chuyên nghiệp, hoặc rõ hơn là Grad Dip của Úc, không được xem là đầu vào đủ để học tiếp. Ở Úc, Grad Dip tương đương với năm đầu của Cao học. Có Grad Dip, phải học tiếp 1 năm Cao học, trong đó có làm minor thesis khoảng 15 đến 20 ngàn từ, rồi mới được công nhận thạc sĩ để đủ đầu vào Tiến sĩ.


Các bạn đọc rồi trao đổi thêm nhé!

52 comments:

  1. Tôi đã làm một cái so sánh giáo trình của Irvine cũng tuơng tự như UBI. Và đã com ở bên BS HO Hai hay ở đây tôi không nhớ rõ/

    MBA của Iirvine và UBI chưa đuợc tuởng đuợng với certificate of achievement về Business Admin của Community College.

    Tôi đồng ý là VN nên công nhận cái MBA đó cho những nguời đã học xong và cũng thông báo với tất cả học viên là các lớp này không dùng đuợc để học tại Hoa Kỳ. Vì có bằng chứng rọ ràng rồi

    ReplyDelete
  2. Theo tôi VN phải xử lý nghiêm trường hợp này để ngăn ngừa các đối tượng có ý định bán bằng đồng thời cảnh báo các đối tượng có ý định học phải tìm hiểu kỹ chương trình học.

    Tâm lý làm trước rồi xin sau rất phổ biến ở VN, đang làm băng hoại xã hội. Do đó không vì mấy người mất tiền mà bỏ qua tạo thành tiền lệ xấu, chưa kể nếu chất lượng học không tốt thì những học viên này không có trình độ mà vẫn được công nhận và có cơ hội leo cao trên bậc thang công quyền thì càng nguy cho xã hội.

    Tóm lại, cần xử lý đúng theo luật quy định. Những ai tổ chức chương trình này nếu làm sai luật cũng cần xử lý nghiêm.

    ReplyDelete
  3. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của cô Phương Anh. Tuy nhiên, điều này phải xuất phát từ các cơ quan quản lý có liên quan đến UBI tại Việt Nam. Các cơ quan này cần có hành động thích hợp để bảo vệ học viên của mình chứ không nên im lặng.
    Có thể có người cho rằng học để lấy kiến thức nhưng cũng cần lắm một công nhận hàm lâm về chương trình này. Nếu những người quản lý và điều hành UBI không cố gắng để chương trình của mình được công nhận thì chúng ta có quyền nghi ngờ về mục tiêu hoạt động của UBI tại Viêt Nam: vì tiền hay vì giáo dục.

    ReplyDelete
  4. Những truờng đại học bên này khi nộp cái bằng của ngọai quốc hay của các truờng không chính quy để tiếp tục học tiếp thì họ sẽ đưa đi kiểm định.

    Bên này có rất nhiều văn phòng kiểm định. Mỗi truờng Đại học đều có những văn phòng kiểm định làm việc với họ. Trong post truớc tôi có đưa địa chỉ 1 văn phòng ở Los Angeles mà San Diego State University yêu cầu học viên gửi tới đó để họ kiểm định và gửi lại cho truờng.

    Bên này có nhiều cái rất là nhức đầu về vấn đề học. Thí dụ 1 SV đang học ở State University (truờng công) ở OHIO hay đâu đó mà muốn chuyển về học ở truờng công CALI học tiếp thì chắc chắn sẽ phải lây lại một vài lớp dù là lớp đó mình đã học rồi nhưng truờng ở CALI nó không công nhận các lớp đó. Cho nên đã học ở đâu thì ôm cái truờng đó cho hết cử nhân rồi hãy chuyển học cao hơn ở tiểu bang khác.

    New York và CALI là ác ôn côn đồ nhất. Tín chỉ của nó đi khắp nuớc Mỹ đều đuợc chấp nhận nhưng nơi khác vào nó là nó bắt học lại. Thậm chí bằng lái xe ở tiểu bang khác đến CALI cũng phải thi lại bằng viết. Còn của CALI là đi dâu cũng đổi ngang hết. Principal Engineer-Kỹ sư truởng của hãng to duới tay có khỏang 300 kỹ sư và KTS (Ph.D đàng hòang) làm việc hơn 20 năm ở TEXAS đổi sang CALI phải thi lại License mới đuợc hành nghề. Bac Sĩ cũng vậy, cứ về CALI là phải thi lấy lại License mới đuợc hành nghề. Thành thử ra các ông già cả ở tiểu bang nào làm việc rồi cứ ở đó mãi cho đến về hưu chứ dọn một cái sang CALI mà không thi đuợc cái license thì không làm việc đuợc.

    Do đó đi học bên Mỹ phải khôn ngoan lắm mới không mất thì giờ học vòng vòng mất thời gian lắm.

    Choi

    ReplyDelete
  5. Cô cho em hỏi, việc WES chỉ công nhận MBA của UBI là one year of post-secondary study thì hóa ra bằng MBA đó chỉ tương đương với năm đầu Đại học thôi ạ? Như vậy nếu xét trên mặt thương mại thì sản phẩm của UBI cung cấp không có giá trị tương xứng với đồng tiền bỏ ra.


    Nếu nội dung chương trình QTKD của UBI thực sự đem lại những kỹ năng thật cho học viên (phải được kiểm chứng) thì em nghĩ họ chỉ nên hạn chế phạm vi chương trình của mình ở dạng đào tạo kỹ năng và chỉ cấp certificate thôi (giống như các chứng chỉ kế toán CAT, ACCA,....), không nên qcáo là ctrình MBA, DBA này nọ, trừ khi đã được accredited.

    Kotaro Wu

    ReplyDelete
  6. Hi Kotaru Wu,

    1. Em là ai, cô gái hay nàng tiên? (Ủa, quên, cô gái hay chàng trai chứ?)/Em nước Nhật, hay em nước Việt? (nhại câu thơ của Tố Hữu: Em có tuổi, hay không có tuổi?) ;-)

    Cô hỏi chơi vậy, chứ cô biết em là ai rồi đó nghe Kotaru Wu!

    2. Ý kiến của em rất xuất sắc, và đó cũng là điều cô muốn nói ngay từ đầu. Nhưng ... cô lại cũng "cảm tính" như mọi người Việt khác, và muốn ... nhân nhượng một chút, để ... dĩ hòa vi quý. Vì cựu học viên của UBI có rất nhiều người cô biết, cụ thể ở mức độ cá nhân.

    Cô làm như vậy còn để tránh bị nghi ngờ là muốn "tấn công cá nhân" nữa đấy em ạ. Vì nếu em theo dõi kỹ, sẽ thấy một số tranh luận hiện nay có xu hướng dẫn tới kết luận: là các MBA đánh nhau thôi, quan tâm làm gì!!!!

    Thật là ngụy biện, bó tay chấm com luôn phải không em?

    Nhưng có lẽ đã đến lúc mình phải nói không với việc sợ bị chụp mũ rồi em nhỉ? Cây ngay không sợ chết đứng mà!

    Chú ý: Cây ngay không sợ chết đứng = dù có chết đứng thì cũng không sợ, chứ không phải không sợ vì nó không xảy ra!

    Câu nói của người xưa độc thật! Hèn chi, vì cây ngay không sợ chết đứng, nên ở VN hiện nay hình như không còn cây ngay nữa. Nó đã chết đứng hết cả rồi!

    Just kidding! ;-)

    PA

    ReplyDelete
  7. Kính gửi cô Phương Anh
    Em thì chắc chắn là các MBA không đánh nhau. Bởi vì, nếu thực sự dỏm mà muốn đánh nhau thì chỉ có chết.
    Thực ra các chương trình liên kết không chỉ là MBA đâu. Nhưng có lẽ ngành quản trị đang được các chương trình liên kết nhắm đến vì nó không đòi hỏi đầu tư nhiều, rào cản gia nhập ngành không khó.
    Vụ việc của UBI nổi lên bắt đầu từ bài viết của GS Tuấn. Trước đó, GS Tuấn không biết cũng như không có thành kiến gì với UBI. GS Tuấn lại càng chẳng liên quan gì đến MBA. Ông rõ ràng là người trung lập. Bài viết của GS chỉ được đăng khi có người cung cấp thông tin. GS Tuấn cũng đã kiểm tra và có kết luận rất cụ thể.
    Sự việc hiện nay đã khá rõ ràng. Các quan chức của UBI im lặng như thế cũng phần nào cho chúng ta câu trả lời rồi.

    ReplyDelete
  8. Lỗi là do người học không "đọc kỷ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng"! Còn hiệu trưởng và bộ GD vô can nhen! Xin hết!

    Đạt

    ReplyDelete
  9. Giá trị thật của bằng cấp quốc tế tại VN
    Việt Hà, phóng viên RFA
    2010-08-17

    http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OneStoryaWeek/Questions-about-international-degrees-in-Vietnam-Vha-08172010161555.html

    ReplyDelete
  10. Kính gửi cô Phương Anh
    Em nghĩ đến giờ ĐHQG TpHCM cần có những hành động thích hợp với chương trình UBI. Ít nhất là yêu cầu Trường ĐHKHXHNV chấm dứt tuyển sinh chương trình này nhằm tránh những hệ lụy về sau. Sau đó sẽ tìm cách giải quyết hậu quả cho hàng loạt các sinh viên đã và đang học. Việc này trong tầm tay của ĐHQG. Em thực sự không muốn ĐHQG mà em đã theo học lại mang tai tiếng vì những chương trình liên kết như thế này.
    Em đã từng đi tìm kiếm thông tin để bào chữa cho UBI nhưng mà càng tìm thì càng nghi ngờ thêm. Điều này khác với trường hợp của FHNW mà em đã trình bày trong topic trước đây của cô. Em tin là cô cũng cùng cảm nhận này với em.
    Nếu chương trình này tiếp tục (nếu được khẳng định là tốt) thì chỉ nên cho phép cấp giấy chứng nhận hoàn tất khóa học kèm với bảng điểm thôi. Vì rõ ràng các học vị do UBI cấp đâu có chính phủ nào công nhận. Hơn nữa, UBI cũng chưa mặn mà trong việc xin công nhận bằng cấp ở VN. UBI hoạt động tại VN phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Ở Việt Nam không phải ai cũng được phép cấp bằng đại học, ThS, TS. UBI chỉ được phép cấp các loại bằng này trên lãnh thổ VN nếu như UBI được Bỉ hoặc Việt Nam công nhận và cho phép cấp bằng. Nếu như ai đó có được tấm bằng này ngoài lãnh thổ Việt Nam thì đó là một câu chuyện khác.
    Thực ra nếu UBI chỉ cấp giấy chứng nhận, em nghĩ số lượng người theo học ở UBI sẽ thay đổi đáng kể. Đi học là cần kiến thức lẫn bằng cấp được công nhận. Cả hai đều quan trọng. Bỏ vài ngàn USD để có được một bằng cấp chẳng ai công nhận thì không đáng.

    ReplyDelete
  11. Xin gửi mọi người phản hồi của UBI tại ĐHKHXH&NV. Em chưa kiểm chứng được tính xác thực của thông tin này nhưng tin rằng cô Phương Anh có thể kiểm tra giúp.
    "Kính thưa các anh chị cựu học viên và học viên UBI - USSH,
    Trước tiên, Văn phòng UBI - USSH gửi lời xin lỗi đến các anh chị vì chưa trả lời các thắc mắc của các anh chị sớm. Lý do là vì chúng tôi cần làm việc với các đối tác có liên quan để có được những thông tin chính thức liên quan đến UBI và các chương trình MBA, EMBA của UBI.
    Xin các anh chị vui lòng đọc email của Lãnh sự quán Bỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh và thư của Viện trưởng UBI (GS. Francois d’ Anethan) gửi kèm.
    Có thể tóm tắt các thông tin chính được khẳng định như sau:

    - UBI là một trường chuyên dạy về Quản trị Kinh doanh, đặt cơ sở tại Brussels, Bỉ, có tư cách pháp nhân rõ ràng (fully legally). Tuy nhiên, UBI không thuộc hệ thống đại học của Chính phủ Bỉ mà là một trường được phép hoạt động trên lãnh thổ Bỉ.
    -Hệ thống các trường trực thuộc sự quản lý và vận hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bỉ là các trường dạy bằng ngôn ngữ Pháp hoặc là tiếng Flemish phục vụ cho các cộng đồng công dân Bỉ. Còn UBI là một trường có quốc tịch nước ngoài được phép thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Bỉ với chương trình đào tạo dạy bằng ngôn ngữ Anh cho cả cộng đồng công dân Bỉ và người nước ngoài (xem nội dung chính của công văn gửi từ Lãnh sự quán Bỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh).
    -Ở Việt Nam, UBI chỉ liên kết đào tạo các chương trình Quản trị Kinh doanh bậc Sau đại học với Khoa Sau Đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, ở Việt Nam, ngoài hai tổ chức trên, UBI không liên kết với bất kỳ tổ chức nào khác để tuyển sinh, giảng dạy và cấp bằng Quản trị Kinh doanh bậc Sau Đại học cho bất kỳ học viên nào, dưới bất kì hình thức nào khác.
    -Người đại diện chính thức và hợp pháp duy nhất và cũng là người điều phối các chương trình của UBI ở Việt Nam – GS.TS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm - sẽ khẳng định các việc trên với các anh chị.
    Ngoài ra, Giáo sư - Viện trưởng Francois d’ Anethan cũng đã đề cập đến việc đánh giá chất lượng đào tạo và xếp hạng UBI (xin xem các Websites và các nguồn dẫn khác trong thư của Viện trưởng UBI gửi đến các anh chị).
    Kính chúc các anh chị cựu học viên, các anh chị học viên UBI - USSH nhiều sức khỏe, nhiều thành công!
    Trân trọng.
    Văn phòng UBI - USSH"

    ReplyDelete
  12. Việt Nam đúng là xứ sở của những điều kỳ lạ. Khách hàng mua nhầm hàng dỏm cứ đòi được công nhận là hàng thiệt, người bán vẫn cứ bán, người mua vẫn mua.

    ReplyDelete
  13. Hi Lê và các bạn,

    Tôi mới liếc qua comment của Lê, và đang vội, nên chỉ trả lời nhanh như sau:

    Qua nội dung thư trên của LSQ Bỉ thì họ đã "phủi tay về vấn đề chất lượng" của UBI rồi đó.

    Còn tính hợp pháp thì chỉ có nghĩa là có đăng ký và đóng thuế đầy đủ đối với nước Bỉ mà thôi.

    Quả bóng đã được đã sang sân VN rồi!

    PA

    ReplyDelete
  14. Xin có một ý kiến về câu
    "UBI là một trường có quốc tịch nước ngoài được phép thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Bỉ"
    UBI sinh ra và lớn lên tại Bỉ sao lại có quốc tịch nước ngoài. Vậy quốc tịch nó là nước nào? ở đâu?
    Nếu UBI có một trường gốc ở nước ngoài thì các bạn học viên đã lỡ học nên yêu cầu trường gốc đó cấp văn bằng. Nếu trường gốc đó đã được kiểm định thì bằng cấp này sẽ được Việt Nam công nhận. Còn nếu trường gốc đó không đồng ý với ý này thì coi như tiêu.
    Một trường lập ra không được nước sở tại công nhận chất lượng và cũng không được trường gốc ủng hộ thì bằng nó cấp ra là gì?!

    ReplyDelete
  15. Thư trên còn khẳng định UBI chỉ liên kết với 2 trường (ĐHKHXHVN-ĐHQG-Tphcm và ĐHQG HN). Vậy thì Trường ĐH Hoa Sen nằm ở đâu. Trong khi đó Hoa Sen cũng tuyển sinh đào tạo với UBI và trên website của UBI cũng khẳng định Hoa Sen là đối tác.
    http://www.ubi.edu/contact/international-relationships/
    Em không đọc được nguyên văn văn bản trả lời của UBI. Nhưng những thông tin trên còn nhiều uẩn khúc.

    ReplyDelete
  16. Lê ạ,

    Thông tin em cung cấp, nếu là đúng (tôi không thể kiểm chứng được, trừ phi em cung cấp cho tôi bản gốc hoặc copy của bản gốc) thì càng làm cho tôi nghi ngờ về mục đích các hoạt động của UBI tại VN: "kinh doanh" hay "giáo dục"?

    Vì cách viết của lá thư trên (nếu có) là một lối viết rất mập mờ, lòng vòng, né tránh, không đi thẳng vào vấn đề được hỏi.

    Tôi đề nghị hỏi lại họ, chỉ với 2 câu thôi:

    1. Họ có được kiểm định chính thức ở đâu không? Nếu có, xin cung cấp thông tin.

    2. Bằng cấp của họ do ai công nhận? Và cơ sở nào để họ xem bằng cấp của họ là MBA, thay vì là ... ví dụ, năm thứ nhất ĐH như WES đã nêu.

    Và nếu họ không trả lời được, hoặc né tránh không trả lời, thì có thể kết luận là họ ... không trung thực em ạ.

    Riêng về việc hợp tác chỉ với 2 nơi, em nhìn kỹ, họ nói là "hợp tác đào tạo QTKD bậc SAU ĐẠI HỌC" chỉ với 2 trường đó thôi. Còn những cái khác thì ... tùm lum, nhưng không liên quan đến các bạn, không cần quan tâm làm gì!!!!

    Chà chà, đến đây thì bộ mặt UBI có vẻ đã bắt đầu lộ ra rồi?

    ReplyDelete
  17. Em nghĩ văn bản này (nếu có thật) thì hiện đang ở tại văn phòng liên kết của USSH và UBI. Theo đó, văn phòng này có lẽ đã trả lời chính thức cho học viên rồi. Họ chắc cũng sẽ sớm trả lời chính thức cho ĐHQG Tp.HCM
    Buồn nhất là các cựu học viên UBI vẫn còn chưa tỉnh giấc. Có bạn còn muốn phấn đấu thành "millionaire" để trở thành trả lời cho chất lượng của chương trình này. Cho dù tất cả các học viên của UBI có thành đạt đến đâu đi chăng nữa thì đó là nỗ lực cá nhân và thành quả riêng của các bạn. Những thành quả này chẳng liên quan gì đến chương trình của UBI. UBI và các học viên của chương trình này là những thực thể độc lập.
    Xin khẳng định rằng các bạn học viên chỉ là nạn nhân. Tất cả mọi người đều trân trọng công sức học tập của các bạn. Chúng ta nên nhìn vào sự thật của vấn đề để yêu cầu những quyền lợi chính đáng cho những người đã và đang học; đồng thời cung cấp thông tin chính xác cho những người đến sau quyết định.

    ReplyDelete
  18. Bằng của UBI chỉ được WES công nhận 30 tín chỉ tương đương NĂM NHẤT ĐẠI HỌC (one-year post-secondary). Trong khi đó bằng cử nhân của Việt Nam thì được công nhận FULL DEGREE.

    Em đề nghị một số giải pháp sau:

    Nếu các bạn học viên UBI không cần bằng cấp và họ học chỉ vì kiến thức thì UBI cũng chỉ cần cấp chứng chỉ tốt nghiệp đi kèm bảng điểm. Điều này hợp pháp hơn tại Việt Nam. Cấp bằng BA hay MBA làm gì khi người học cũng không cần và bằng cũng không hợp pháp.

    Nếu các bạn học viên cần bằng cấp thì có thể yêu cầu UBI ba hướng sau:
    Thực hiện kiểm định tại Việt Nam và sẽ có hội đồng xem xét công nhận tấm bằng của UBI tương đương ở mức nào nào đó so với bằng cấp của Việt Nam. Nhưng việc xét công nhận này khá phức tạp vì WES CÔNG NHẬN BẰNG ĐH VIỆT NAM mà chỉ công nhận MBA của UBI là năm thứ 1 đại học. Sẽ có ý kiến phản đối.
    Thực hiện kiểm định tại Bỉ. Cái này dễ làm hơn nhưng theo như thư trả lời của UBI tại USSH thì có lẽ việc kiểm định này khó có thể diễn ra.
    Yêu cầu trường gốc là University of Wales cấp văn bằng vì theo em trường này có được kiểm định, bằng của trường này có giá hơn.
    Con đường nào cũng đầy chông gai để giải quyết cái scandal này.

    ReplyDelete
  19. Có lẽ cách của UBI và những người có liên quan giải quyết vấn đề là im lặng hay đánh trống lãng. Giải quyết quá phức tạp mà. Dạy hết khóa thì lặng lẽ rút lui như Irvine University của Mỹ.

    ReplyDelete
  20. Bạn Lê,

    Bạb có biết UBI dạy bằng tiếng Việt hay tiếng Anh ? Tôi xem trong hình thấy họ viết tiếng Việt trên bảng den, nhưng thấy có người cựu học viên UBI nói học bằng tiếng Anh. Bạn có danh sách GS của UBI không, nghe nói có giảng viên người Việt nữa.

    ReplyDelete
  21. Gửi Anonymous August 21, 2010 1:19 PM
    Theo tôi hiểu thì UBI dạy bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng địa phương nơi nó có mặt (tại VN dĩ nhiên là tiếng Việt). Thực ra, chương trình liên kết nào cũng như thế cả do trình độ Anh ngữ của người Việt mình cũng chênh lệch nhau nhiều. Một số chương trình khi dạy là đơn ngữ Anh văn nhưng người học sẽ được hỗ trợ và tư vấn thêm bằng tiếng Việt.
    Danh sách giáo sư của UBI bạn có thể xem tại http://www.ubi.edu/about/faculty/
    Theo danh sách này UBI không có giảng viên cơ hữu là người Việt. Tuy nhiên, họ có thể thuê giảng viên người Việt giảng vì đây là chương trình liên kết. Nếu không quy tập được lực lượng giảng viên tại chổ thì e rằng UBI không thể đảm đương nổi việc giảng dạy với lực lượng giảng viên khá mỏng của họ.

    ReplyDelete
  22. Vấn đề của UBI, em thấy có 3 điểm thế này:

    1. Trường hoạt động hợp pháp tại Bỉ, nhưng không thuộc diện được kiểm định trong hệ thống đại học Bỉ.

    2. UBI có 2 chương trình đào tạo đại học về kinh tế (BA in Business Studies) và cao học về khởi nghiệp (MA in International Entrepreneurship Studies) được Đại học Wales (Anh) công nhận và cấp bằng. Nếu tin vào uy tín của trường Đại học Wales, tức là có thể hiểu bản thân UBI không phải trường dỏm; tuy nhiên, chương trình MBA của UBI thì không thuộc diện được này. UBI phát triển chương trình MBA ra các nước khác theo hướng thương mại, có thể là "dựa hơi" vào hai chương trình đã được công nhận trên kia để dễ hút học viên.

    3. UBI không có tiếng xấu trên thị trường đào tạo MBA: tuần báo Newsweek không ít lần đề cập đến UBI trong các chuyên trang về đào tạo MBA tại châu Âu (http://www.newsweekshowcase.com/education/id/graduate-programs/mba-europe).

    Như Cô PA đã nói về tính chuyên sâu của bằng MBA, chúng ta nên nhìn lại một chút:

    - MBA là bằng "thạc sĩ chuyên nghiệp", không phải là "thạc sĩ nghiên cứu". Có bằng MBA không có nghĩa là đương nhiên được học tiếp nữa (lên TS?)! Bằng TS ở các nước phương Tây đòi hỏi những kĩ năng cơ bản từ bậc đào tạo "thạc sĩ nghiên cứu" (thường được bỏ qua trong các chương trình đào tạo "thạc sĩ chuyên nghiệp"). Đừng nói ở Mĩ, ngay tại châu Âu bằng này chưa chắc đã được công nhận để học tiếp TS!

    - Việc công nhận bằng cấp giữa các nước khác nhau là rất phức tạp mà hiện giờ chỉ mới có những thoả thuận khung (như của UNESCO và EU). Riêng khu vực EU đang có những bước tiến đồng bộ giữa các nước, nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh được hệ thống công nhận văn bằng trong khu vực. Chính vì vậy, việc công nhận kết quả học tập phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: em có bằng thạc sĩ nghiên cứu của ĐH KHTN TP. HCM, có thể xin học TS cùng ngành ở một ĐH Pháp mà không gặp trở ngại về bằng cấp; ngược lại, em có bằng thạc sĩ chuyên nghiệp tại một ĐH Pháp, nhưng để xin học TS cùng ngành ngay chính ĐH đó thì lại phải xin một giấy phép đặc biệt, với sự đảm bảo của GS hướng dẫn rằng em có đủ kĩ năng nghiên cứu mà ông ấy đã ghi nhận được qua các đề tài nghiên cứu của ông mà em có tham gia cộng tác. Do đó, 45 tín chỉ của UBI chỉ được WES công nhận 30 là bình thường; cũng như toàn bộ chương trình của ĐH KHXH&NV hay ĐH Ngoại thương được công nhận tương đương Bachelor's Degrees cũng không có gì lạ! Sự công nhận một phần nội dung ấy nên được hiểu theo nghĩa là “đây là phần tương thích với chương trình đào tạo của chúng tôi”, chứ không có nghĩa là “phần còn lại không đảm bảo chất lượng”.

    - Hệ thống kiểm định chất lượng (accreditation) được xem là một trong những cách thích hợp để thực hiện công tác đảm bảo chất lượng và công nhận văn bằng đào tạo. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng kiểm định chất lượng chỉ phổ biến ở các nước thuộc khối Thịnh vượng chung. Cả Canada và hầu hết các nước châu Âu đều chưa có các cơ quan chuyên trách kiểm định chất lượng giáo dục. Ngay ở Australia thì chính quyền cũng tạo điều kiện cho các trường tự kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia thay vì chỉ tập trung vào các cơ quan kiểm định quốc gia. Ở Mĩ lại còn có nhiều đặc thù hơn với đủ kiểu kiểm định nào là quốc gia (national accreditation) rồi vùng (regional accreditation), nào là chuyên sâu, chuyên nghiệp với tôn giáo,... Bản thân việc công nhận kết quả giữa các trường đại học ở Mĩ đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ, thiết nghĩ cũng không nên chỉ đứng duy nhất từ một góc nhìn kiểm định để đánh giá chất lượng của một văn bằng đào tạo.

    Em có một đồng nghiệp vừa mới bảo vệ luận án tiến sĩ hồi tháng giêng vừa rồi tại Đại học Lyon 2, đề tài về phân tích các phương thức chuyển vị chương trình (liên kết) đào tạo cao học về quản lí tại Việt Nam”, có rất nhiều điểm phân tích thú vị về các chương trình liên kết đào tạo này (có đề cập cả UBI). Có thể xem toàn văn tại địa chỉ: http://theses.univ-lyon2.fr/documents/lyon2/2010/palaoro_g.

    ReplyDelete
  23. Hi Đại,

    Về UBI, phải hiểu như thế này mới đúng:

    1. UBI hoạt động hợp pháp tại Bỉ. Điều này không tranh cãi. Nhưng nó chỉ có nghĩa: UBI có giấy phép hoạt động và không vi phạm luật pháp của Bỉ, không nói gì đến chất lượng chương trình và bằng cấp.

    2. UBI chưa đủ "tư cách" (có thể hiểu là uy tín chuyên môn hoặc "tư cách pháp nhân" tùy theo cách quản lý của mỗi hệ thống) nên nó mới phải sử dụng validation của University of Wales. Cái này giống y hệt như ở VN mình có liên kết đào tạo tại địa phương vậy.

    Tức là, một trung tâm đào tạo thường xuyên nào đó ở tỉnh lẻ, hoặc một trường cao đẳng chưa được phép cấp bằng đại học) phải liên kết với một trường lớn ở TP HCM hay Hà Nội, rồi tổ chức tuyển sinh, giảng dạy vv theo thỏa thuận giữa 2 bên và trường lớn tuy không dạy hoặc chỉ giảng dạy một phần nhưng sẽ cấp bằng cho sinh viên tốt nghiệp.

    Như thế, nếu em nói UBI không dỏm là chưa có căn cứ, mà thậm chí đây là dấu hiệu để có thể nghi ngờ UBI là dỏm! Vì nếu nó hàng đầu châu Âu như nó nói, thì tại sao mình dạy mà lại để người khác cấp bằng. University of Wales có biết gì đến các sinh viên ở VN đâu, mà sinh viên VN cũng có biết gì đến cái trường này. Cho đến khi có scandal này thì UBI mới nêu University of Wales để ... trấn an dư luận?

    3. Em nói đúng về 2 loại bằng Master ở châu Âu. Nhưng bằng của MBA chủ yếu sử dụng ở VN (tình trạng hiện nay là nếu đi nước ngoài, không ai công nhận thì ... ráng chịu!) Mà VN thì cho đến rất gần đây ĐHQG mới ra quy định về Master by coursework, còn trước đó thì 100% phải có minor thesis. Những rối rắm này cần làm thật rõ cho học viên. Không được phép nhập nhằng, hoặc cố tình ... im!

    4. Cho đến nay UBI chưa làm rõ: bằng cấp của UBI được công nhận ra sao ở Bỉ. Ngoài ra, những người sử dụng bằng UBI ở VN vẫn cần có sự thẩm định và công nhận tương đương trong hệ thống của mình. Không thể MBA nào cũng giống MBA nào, vì MBA của Hawaii (cũng đang liên kết ở VN), hoặc của Harvard School of Business chẳng hạn, thì không giống MBA của UBI.

    5. Tất cả những điều trên đều cần phải có luật lệ, quy định, chứ không thể chỉ là ý kiến cá nhân.

    Đấy là những điều cần được giải quyết về UBI, và UBI nên có trách nhiệm giải thích với học viên. Và các đối tác liên kết của UBI cũng vậy.

    ReplyDelete
  24. (tt)

    Còn một điểm nữa:

    6. Link mà Đại đưa về UBI trên Newsweek, có lẽ tôi không đọc kỹ hay sao mà không thấy nhắc đến UBI? Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng hơn là đó chỉ là thông tin quảng cáo.

    Em đọc kỹ ở góc trên bên trái sẽ thấy nó có câu, đại khái đây là thông tin quảng cáo, không có nghĩa là Newsweek đã phê chuẩn (endorse) những thông tin này. Nói cách khác: thông tin quảng cáo thì ai là người cung cấp thông tin thì người nấy chịu trách nhiệm về tính chính xác của nó.

    Tóm lại, không thể là căn cứ để bảo rằng UBI tốt, do nguyên tắc: conflict of interest!

    ReplyDelete
  25. Các bài báo có nhắc đến UBI trên Newsweek là:
    - First Steps Towards Your MBA
    - What return can one expect from investing in an MBA programme?

    Đương nhiên các bài viết này có yếu tố marketing, nhưng chí ít, nó cho thấy UBI không có tai tiếng hay dấu hiệu phi pháp.

    Phần mình, em không nói UBI là trường tốt. Nhưng ta nói "trường dỏm" ở đây là theo nghĩa nào?

    - Nếu xét theo kiểu của SPU thì UBI khác: có pháp nhân, có trụ sở, có chương trình đào tạo, có giảng viên, có lịch học đầy đủ; không có tai tiếng hay tiền lệ tai tiếng nào. Những yếu tố trên đây cũng cho thấy họ là một trường đào tạo bình thường; còn giá trị học thuật của văn bằng này đến đâu, được những ai công nhận thì lại là chuyện khác. Ta thử hình dung trường Đại học Phan Thiết không có đủ phòng ốc và giảng viên mà vẫn được tuyển sinh và tổ chức dạy học, bằng cấp có giá trị quốc gia, thì chắc là có thể đồng ý rằng phải tách bạch hai việc này.

    - Nếu xét theo kiểu của Irvine, và theo tiêu chí được công nhận chương trình đào tạo, thì UBI cũng khác: diện tích 1.200 m2 tuy không lớn nhưng cũng đủ cho trên dưới 100 SV mỗi khoá; 2 chương trình MA và BA (đào tạo tại chính UBI) được ĐH Wales công nhận và cấp bằng (em không nghĩ là có thể so sánh theo kiểu của ĐH liên kết với địa phương ở VN). Trên website của ĐH Wales ghi rõ "Institutions with Validated Provision are those institutions and other organisations worldwide for which the University of Wales validates one or more courses of study or research programmes", nghĩa là chương trình dạy MA và BA tại UBI ở Brussels đáp ứng tiêu chuẩn của họ. Việc này không nói lên rằng UBI có chất lượng hàng đầu, nhưng nó cho thấy với tư cách "một trường đào tạo bình thường" đã nói trên, thì vẫn làm việc nghiêm túc với chương trình của mình để có thể được một trường đại học lớn ở Anh công nhận.

    Một yếu tố khác cho thấy họ là một trường bình thường, đó là họ thường xuyên có mặt trong các ấn bản “Peterson's MBA Programs” hàng năm (như năm 2009, trang 494: http://books.google.fr/books?id=DyGeTDinQFwC&printsec=frontcover). Cũng là có yếu tố thương mại, nhưng chí ít nó cũng cho thấy UBI không có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động của chính mình tại Brussels.

    Vậy họ có dấu hiệu "lừa đảo" trong chương trình MBA liên kết đào tạo ở VN hay không? Lưu ý là chương trình MBA này không hề nằm trong danh sách được ĐH Wales công nhận. Nếu muốn xét chuyện này, ta lại phải xét quá trình kí kết thoả thuận hợp tác và ràng buộc trách nhiệm pháp lí giữa hai bên.

    Trước khi đi sâu hơn vào vấn đề ấy, em nghĩ vẫn phải cần khẳng định là không nên gắn việc đánh giá chương trình MBA liên kết tại VN với việc quy kết UBI là trường dỏm hay trường lừa đảo như kiểu của SPU hay Irvine được. Họ chỉ là một trường đào tạo bình thường, văn bằng hẳn nhiên chỉ có giá trị trong một phạm vi nhất định, và với tư cách của mình, ĐHQG TP. HCM nên làm sáng rõ vấn đề để người học biết được đầy đủ thông tin trước khi lựa chọn, tránh lập lờ đánh lận con đen. Để làm rõ, cần tập trung nhiều hơn vào quá trình lập văn bản thoả thuận kí kết giữa hai bên...

    ReplyDelete
  26. Hi Đại,

    Hiện nay thái độ im lặng của đại diện UBI - cả ở Bỉ lẫn ở VN - khiến mọi người ngày càng nghi ngờ "thiện chí" của nó.

    Nhưng em thử đọc kỹ entry của tôi xem, tôi chưa hề kết luận gì hết, và từ đầu tiên đến giờ vẫn luôn viết một cách thiện chí, kể cả việc đề nghị công nhận bằng cấp của UBI ở VN - em xem phần cập nhật ở trên. Cái đó là tôi trả lời riêng cho SGK cách đây vài ngày rồi, vì nhiều người khi thấy WES thẩm định tương đương 30 tín chỉ post-secondary thì ... choáng váng!

    Nhưng hiện nay, em có để ý là UBI thông qua NetAcademy đang tuyển sinh online cấp bằng BBA, MBA, và DBA trên khắp cả nước hay không? Mà NetAcademy là ai? Em đọc lại mấy entry cũ của tôi sẽ rõ.

    Nên càng ngày tôi càng nghi ngờ về sự ... dỏm của UBI. Trừ phi có thông tin chính thức và đáng tin cậy từ UBI để chứng minh ngược lại.

    Im lặng không phải là thái độ tốt nhất để "cứu vãn" danh tiếng, nếu có, của UBI lúc này!

    PA

    ReplyDelete
  27. Kính gửi cô Phương Anh
    Em đồng ý với ý kiến của cô là bằng MBA của UBI có thể tương đương với Grad. Dipl. của Úc. Nhưng mà chúng ta đang cần một tương đương trong hệ thống của Việt Nam. Ở Việt Nam, có nhiều người không hiểu về hệ thống Graduate Certificate hay Graduate Diploma của Úc mà chúng ta cũng không theo hệ thống này.
    Em đã từng gặp những người có bằng này tại Việt Nam. Họ không được công nhận là Thạc Sỹ.

    ReplyDelete
  28. Em không có ý nhất mực cho rằng UBI có danh tiếng nào để gọi là "cứu vãn"; với em, nó là một trường bình thường, và phạm vi hoạt động pháp lí của nó nằm ngoài tầm với của mình...

    Cái đáng bận tâm, theo em là làm rõ trách nhiệm của các đơn vị đối tác tại Việt Nam, nhằm đảm bảo không có sự lập lờ về chất lượng đào tạo và giá trị văn bằng. UBI im lặng hay giải trình, đó là việc của họ; còn vai trò của đối tác trong nước khi kí kết thoả thuận, đó là việc rất qua trọng cần phải chấn chỉnh để mọi sự đi vào khuôn khổ. Em nghĩ, mục đích của nghiên cứu giáo dục Việt Nam không phải để chỉ ra tổ chức nào đó ở nước ngoài là có vấn đề hay không, mà là để bất cứ anh nào nước ngoài khi đặt chân vào VN đều không có vấn đề, và tốt hơn nữa là để có thể làm sao mời được nhiều anh nước ngoài không có vấn đề vào nhà mình...

    ReplyDelete
  29. Hi Lê,

    Em có vẻ biết nhiều, và quan tâm nhiều, đến vụ UBI này nhỉ. Có thể cho tôi biết em là ai (gửi mail nếu không tiện để public). vtpanh@gmail.com

    Đại,
    Trích:

    "Em nghĩ, mục đích của nghiên cứu giáo dục Việt Nam không phải để chỉ ra tổ chức nào đó ở nước ngoài là có vấn đề hay không, mà là để bất cứ anh nào nước ngoài khi đặt chân vào VN đều không có vấn đề, và tốt hơn nữa là để có thể làm sao mời được nhiều anh nước ngoài không có vấn đề vào nhà mình... "

    Tôi hoàn toàn đồng ý với em. Nhưng hai điều em nói đâu có mâu thuẫn với nhau, mà chính cái đầu dẫn đến cái sau đấy chứ?

    Ngoài ra, chức năng của nghiên cứu là chỉ ra vấn đề, và đề xuất giải pháp trên cơ sở các lập luận khoa học. Tôi nghĩ, tôi đã và đang cố làm điều đó rồi.

    Còn sử dụng giải pháp, là việc của nhà quản lý chứ em?

    PA

    ReplyDelete
  30. Khổ nỗi là MBA bây giờ đã trở thành Mode thời thuợng cũng giống như Đại Gia-Chân Dài.
    Có chức có quyền phải có cái MBA (tòan chữ Mỹ chỉ có cái tên là chữ Việt) treo tuờng để khẳng định vị trí của mình. Những nguời này thì ồ cho đến chết để bảo vệ UBI và Irvine.

    Chỉ tiếc cho những nguời thực sự học để mở mang trí tuệ và cầu tiến.

    MBA của UVI và Irvine tại rồi cũng sẽ đuợc công nhận là Thạc sĩ của VN thôi (Accredited bởi Bộ Giáo Dục Đào Tạo của nuớc CHXHCNVN chứ không thì một lọat quan chức sẽ về nhà tứơi rau.

    Xin qúy bạn thực tâm học và muốn cầu tiến xa hơn nữa thì tránh xa mấy cái liên kết, du học tại chỗ, chuơng trình 2-2. 3-1, vớ vẩn gì đó.

    Dồng thời tránh xa mấy cái trunng tâm du học quảng cáo chuơng trinh du học PRE-MBA tại Mỹ. Tôi vừa đọc một cái email của Trung Tâm Dĩch vụ Mỹ Á gửi cho một đứa cháu vợ ở VN trả lời về việc học Pre-MBA ở Mỹ. Trong đó họ liệt kê các truờng danh tiếng ở CALI. Dọc cái email đó xong lạnh cả nguời.

    XIn chia sẻ cái gọi là PRE-MBA ở Mỹ cho SV ngọai quốc du học.

    SV ngọai quốc học Pre-MBA ở hệ thống State University của Cali là nó như thế này:

    Học ở College of Extended Studies năm ngòai khuôn viên của University.

    Thi xếp lớp tiếng ANH, rồi sau đó học tiếng anh mà thôi (Intensive English) khóa tên là Pre-MBA/Graduate Business Program. Học phí hiện nay là như sau cho 3 mùa học chưa tính sách và bảo hiểm sức khỏe:
    1.Fall: $5.930
    2.Spring: $5,930
    3.Summer: $3,960
    Nế bằng C của VN thì tôi bảo đảm là phải tối thiểu 3 mùa mới xong cái TOEFL.

    Sau đó học tiếp tục học thêm cũng tại đ1o để thi GMAT. Những Colleges extended studies này sẽ hướng dẫn làm đơn và xin kiểm định bằn để vào học chuơng trình MBA tại State University. Pre-MBA của State University sẽ yêu cầu học thêm một sốo lớp căn bản như Intro Business, Economic (macro & Micro), Finance, Accountng. Sau khi pass B trở lên là sẽ đuợc chính thức nhận học MBA program (48 Units nữa). (Khỏang 2 năm + 1 semester thì xong).(Xin dự trù khỏang $200,000 thì sẽ xong và sẽ lấy đuợc bằng thật đi bất cứ nuớc nào cũng dùng đuợc ngọai trừ CHXHCNVN).

    Choi

    ReplyDelete
  31. Kính gửi cô Phương Anh
    Thật ra, cô và em đã gặp nhau ít nhất 2 lần. Lần thứ nhất cô gặp em là để phỏng vấn em. Lần thứ 2, Em còn có dịp dẫn cô đi dạo một vòng Harrizon Plaza, Manila. Em nhắc vậy chắc cô nhớ.

    ReplyDelete
  32. Bác Chơi,
    Cần 200,000 USD để làm xong cái MBA ở Mỹ như bác tả, thì có lẽ nếu không về hưu, không đau ốm, vẫn làm việc như hiện nay và bắt đầu để dành tiền ngay từ bây giờ thì lúc em 100 tuổi (50 năm nữa) có lẽ cũng ... gần gần đủ tiền để cho ... chắt em đi học ở bên Mỹ rồi đó. :-)

    Hi Lê,
    Quả là cô đã già, thực thế. Vì cô nghĩ mãi vẫn không thể nào nhớ ai đã dẫn mình đi vòng quanh Harrison Plaza ở Manila. Em có thể nói rõ hơn một chút không? Ví dụ, "em là ai, cô gái hay chàng trai?/em mấy tuổi, hay em không có tuổi?" (nhại thơ Tố Hữu, vốn đã thuộc đến ... lậm mất rồi em ạ! Ngày xưa cô học ban văn chương mà - văn chương cách mạng ấy, vì năm 1975 cô lên lớp 10 thì vẫn còn giữ chương trình phân ban theo kiểu cũ trước năm 1975. Sau này mới đổi - mà càng đổi thì hình như càng dở!

    PA

    ReplyDelete
  33. Anh Dại,

    Bên Canada, lúc tôi dến Montréal, năm 1975, cơ quan kiểm dịnh là Bộ Giáo Dục ( Ministère de l'Éducation ) tại Québec. Thời dó, chưa có một người Việt nào làm Traducteur trong Ordre des Traducteurs du Québec nhưng có GS Tôn Thất Thiện ( Bộ trưởng Thông Tin miền Nam ) là GS ngành Traduction ( Anh-Pháp, Pháp-Anh) trong Université du Québec à Montréal. Ông giúp tôi bằng cách bảo tự dịch sang tiếng Pháp, cái nào không biết thì ông chỉ giúp, ông gọi diện thoại cho mấy Traducteurs người bản xứ là học trò ông là ông xem dùm rồi. Trả vài chục dồng, người này dóng cho cái mộc là hợp lệ. Tôi gởi lên Bộ Giáo Dục, có cơ quan giám dịnh gởi cho giấy tờ trong vòng 3-4 tuần. Vì sinh viên Viet Nam bắt dầu sang du học từ 1940's nên Canada biết rất rành bằng cấp từ miền Nam. Sau dó, khi vào Dại Học, nhiều sinh viên nộp nguyên bằng Tú Tài bằng tiếng Việt thì trường hỏi các GS người Việt ngay trường giám dịnh dùm. Vì với mục dích xin di học nên trường cũng không khó khăn lắm.

    Vì nhờ các GS Việt giúp, họ biết rất chính xác là bằng cấp như Cử Nhân Vật Lý của Dại Học Sài Gòn, thiếu môn Probalité et Statistique ( Xác xuất và thống kê ). Trường cho chị này lên học Cao Học, nhưng phải di lấy môn này.

    Sinh viên dến các tỉnh khác thì liên hệ với Bộ GD tỉnh dó dể xin giám dịnh.

    LH

    ReplyDelete
  34. Kính gửi cô Phương Anh
    Cô và em đã từng gặp mặt trong đợt AUN-QA của trường DLSU. Hôm đó cô có hỏi em về một số thông tin của trường DLSU. Em là sinh viên của trường này. Em giờ đã hoàn tất chương trình của DLSU. Hôm sau em lại co dịp gặp cô tại cổng của EGI Taft Tower, tòa nhà này kế bên DLSU nằm trên đường Taft. Lúc đó, cô có nhờ em dẫn đi đâu đó chơi và em đã dẫn cô đến Harrizon Plaza, khu phức hợp mua sắm tại quận Malate, Manila. Trên đường về, em và cô có gặp một số anh sinh viên của DLSU. Em có nhờ họ dẫn cô về EGI Taft vì em không tiện đường. Hôm đó, hộ tống cô đi toàn chàng trai thôi không có cô gái nào. :-)

    ReplyDelete
  35. Với những gì đọc được trên blog này, em thấy có 2 câu hỏi xuyên suốt:

    1.UBI có phải trường dỏm hay không?
    2.Bằng cấp của UBI có được ai công nhận hay kiểm định hay không?

    Nhưng theo em, khi kiểm chứng được thông tin rằng UBI là một trường bình thường, câu hỏi thứ hai nên là “Quy trình đào tạo MBA, kể từ khi tuyển sinh cho đến lúc cấp bằng, của UBI tại VN có hợp lệ hay không?”, vì việc kiểm định hay công nhận văn bằng ở các nước khác chưa phải là yếu tố quyết định tính hợp lệ của chương trình này hay không.

    Ở đây là nói “hợp lệ” chứ không phải “chất lượng”! Một văn bằng có thể hợp lệ trong tổng thể quy trình tổ chức, bao gồm tư cách đào tạo, tuyển sinh, tiến trình dạy và học, phương thức kiểm tra thi cử và cấp phát văn bằng. Còn chất lượng của nó cao đến đâu thì phải do thị trường kiểm chứng. Nếu 5 năm nữa, không ai có thể phủ nhận giá trị hợp lệ của bằng cử nhân QTKD của ĐH Phan Thiết, thì người ta vẫn có thể xem nó có chất lượng kém hơn bằng cử nhân QTKD của ĐH Kinh tế TP. HCM. Cho nên, bằng MBA của UBI cấp cho người học tại VN, nếu quy trình đào tạo hợp lệ, thì có giá trị tự thân của UBI. Đòi hỏi bằng của UBI có giá trị cao hơn, trong khi toàn bộ quy trình đào tạo không đáp ứng đủ các yếu tố để tạo ra chất lượng cao tương ứng, là một nhu cầu quá đáng!

    Câu chuyện của chúng ta không phải là đi so bằng MBA của UBI là tương đương với bằng nào của nước nào. Cũng không phải là phán xét dự định đào tạo qua mạng (tự thân nó nếu có quy trình thích hợp vẫn có thể đảm bảo chất lượng) của UBI trong tương lai hay cảm nhận “thiện chí” của họ. Đó nên là câu chuyện đánh giá tính hợp lệ của tư cách liên kết của UBI tại VN như thế nào, quy trình đào tạo có hợp lệ hay không, thông tin cung cấp cho học viên có minh bạch, rõ ràng hay không.

    Việc kiểm tra quy trình này sẽ cho phép nhìn rộng hơn khi đánh giá tất cả các chương trình liên kết đào tạo:

    1.Tư cách hoạt động của đối tác nước ngoài;
    2.Tư cách hoạt động của đối tác nước ngoài tại Việt Nam;
    3.Quy trình tổ chức tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng.

    Cùng quy trình ấy, có thể có những trường bình thường, chất lượng bình thường, giá rẻ; nhưng cũng có thể có những trường có uy tín, chất lượng cao, giá mắc. Ai thích cái nào, phù hợp với cái nào thì cứ chọn cái đó.

    Em không biết cụ thể những gì Cô đã nghiên cứu và tư vấn cho ĐHQG nên không thể nói gì hơn; nhưng em thấy nếu xem UBI là trường bình thường, kiểm tra tư cách hoạt động tại VN cũng như quy trình đào tạo là hợp lệ, thì chỉ cần thông báo rộng rãi mọi thông tin, và tất cả những ai đã và đang theo học vẫn có được những lợi ích nhất định của một văn bằng MBA của UBI bình thường, không uổng phí toàn bộ thời gian và tiền bạc đã đầu tư. Còn những ai chuẩn bị học sẽ phải đắn đo suy nghĩ nhiều hơn.

    Nếu ĐHQG có muốn cải thiện hình ảnh bằng cách chấm dứt liên kết với những trường bình thường để lựa chọn các trường chất lượng cao hơn, chỉ cần:

    1.xem xét văn bản thoả thuận của các chương trình liên kết hiện hành để lựa chọn thời điểm kết thúc phù hợp, hạn chế tối đa thiệt hại cho tất cả các bên;
    2.đặt ra yêu cầu cao hơn khi “tiền kiểm” theo 3 bước trên kia đối với các chương trình mới trong tương lai.

    Liệu đây có thể là giải pháp có lợi cho tất cả các bên, cả trước đây, hiện tại lẫn lâu dài về sau?

    ReplyDelete
  36. Hi Lê,

    Vậy thì cô nhớ em là ai rồi, mặc dù bây giờ có gặp lại thì có khi cũng không nhớ mặt, hic! Chỉ nhớ là em ốm ốm cao cao, nếu cô nhớ đúng (mà cái này thì không chắc lắm).

    Em về VN rồi ư? Bây giờ đang làm ở đâu vậy, trở lại trường cũ, ĐHBK hay ĐHTN gì đó, phải không em? Có gì update cho cô thông tin với nhé, và hôm nào mình get together over a cup of coffee được thì hay quá em nhỉ?

    Hi Đại,

    Có lẽ ở đây vấn đề chính là chúng ta chưa đồng ý thế nào là một trường ĐH dỏm!

    Đây là định nghĩa của tôi về trường dỏm:

    1. Không đủ nguồn lực để thực hiện tốt công việc của mình. Thế nào là đủ, thì có 2 cách xác định: (i) theo quy định, nếu có quy định; (ii) theo thông lệ, nếu chưa có quy định. Ví dụ, nếu đã là trường nước ngoài, thì thông lệ là nó phải học bằng tiếng nước ngoài, chứ không phải là bằng tiếng Việt. Cũng vậy, nếu là trường nước ngoài, thì uy tín của nó trước hết phải được xác định ở nước bản dịa, trước khi nó đi "bán hàng" ở nơi khác, nơi mà nhân thân của nó khó được xác định, đặc biệt là ở một nơi mà trình độ còn kém và luật lệ thì thiếu và yếu (như VN). Vì như thế, thì "người mua" rất dễ bị ... lừa!

    2. Không cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, minh bạch đến khách hàng, và khi có những thắc mắc, nghi ngờ vv thì không có phản hồi nhanh chóng và nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có. Cái này gọi là cam kết về trách nhiệm đối với khách hàng (giống như mua hàng phải có bảo hành). Chú ý ở đây phía đối tác VN cũng có thể xem là khách hàng, mặc dù chỉ là khách hàng trung gian.

    Cả hai điều này thì khách hàng, tức là học viên, đều không tự kiểm tra được, nên kiểm định chính là hình thức kiểm tra chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng tối thiểu. Vì vậy, trừ trường hợp hệ thống của nước sở tại chưa thực hiện kiểm định, một trường đại học đàng hoàng, có uy tín luôn phải chủ động và tự nguyện (tức không cần ai nhắc nhở) đăng ký kiểm định, như một cách bảo đảm uy tín của mình và quyền lợi của khách hàng (tức sinh viên tốt nghiệp, khi sử dụng văn bằng để đi làm).

    Dỏm của em, và nhiều người khác, dường như chỉ dừng lại ở mức "có tồn tại hợp pháp hay không". Theo tôi, đó là trường giả, trường ma, chứ không phải trường dỏm, Đại ạ!

    Tất nhiên như em nói, nếu đó là trường dỏm, thì bên đối tác phía VN cũng cùng chịu trách nhiệm vì đã lỡ liên kết với trường dỏm. Việc này, tôi sẽ bàn ở nơi khác, vì khá phức tạp và cần suy nghĩ chín chắn hơn.

    Em cũng có nhắc đến tiền kiểm. Nhưng tiền kiểm thực ra chỉ kiểm tra được tính hợp pháp mà thôi, tức xem thử trường này có hoạt động thật không, và khi vào VN có tuân theo đúng luật hay không thôi. Và chưa thể xác định được chất lượng.

    Cho nên, mặc dù có thể có những người với quan điểm đã hợp pháp thì không dỏm, chứ không cần quan tam đến kiểm định (có lẽ vì ở VN thì kiểm định cũng còn rất mới), tôi vẫn cho rằng đã là trường nước ngoài vào VN thì phải là trường kiểm định mới được phép cho cấp các văn bằng đại học, trừ phi là hệ thống giáo dục của nước sở tại chưa thực hiện kiểm định.

    Tất nhiên, năm 2002 khi UBI vào VN thì chưa có quy định về kiểm định! Quy định này đến cuối 2004 mới có bản tạm thời, và 2007 thì mới có bản chính thức. Và cũng vào năm 2007 mới có quy định về công nhận văn bằng nước ngoài. Có nghĩa là luật lệ của chúng ta có một khoảng trống.

    Nếu có khoảng trống thì rõ ràng là không bắt đền UBI được, và thiệt thòi về phía chúng ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là UBI không ... dỏm, nếu các nhà quản lý đồng ý với định nghĩa "dỏm" của tôi, và nếu UBI không chứng minh được rằng những nghi ngờ của tôi là không có căn cứ.

    Chỉ ra được một trường là dỏm (cái mà tôi đang cố gắng làm, và hình như em không đánh giá cao?), và chỉ ra được tại sao trường dỏm mà vẫn lọt vào được thị trường VN (trong trường hợp này là do khoảng trống về quy định), rồi sau đó đề xuất giải pháp để sửa nó - cắt hợp đồng với trường dỏm nếu chứng minh được, và bổ sung luật; đấy chẳng phải là những đóng góp của nghiên cứu giáo dục sao?

    ReplyDelete
  37. Kính gửi cô Phương Anh,
    vậy là cô đã đã nhớ đúng rồi đấy. Nhưng mà hiện nay em không ở Việt Nam. Em đã ra khỏi thế giới thứ ba và đang nằm trong khối G6 :) Nếu mọi chuyện suông sẻ em sẽ về lại Việt Nam sau vài năm nữa. Lúc đó, em sẽ có dịp cùng với cô get together over a cup of coffee.

    ReplyDelete
  38. Bạn Dại,

    Một blog nổi tiếng dang chuẩn bị chủ dề UBI, họ dang tìm thông tin của UBI, danh sách GS, công trình khoa học theo chuẩn ISI ( theo chuẩn này thì ngay cả ông Chef của UBI bên Bỉ cũng không có công trình nào ). Các nghiên cứu sinh VN dang ở các Dại Học nước ngoài sẽ tiếp tay. Bạn dón dọc.

    ReplyDelete
  39. Em hiểu ý của Cô khi muốn tìm đủ chứng cứ và lí lẽ để chứng minh UBI là trường dỏm theo ý của Cô. Song, thế giới muôn hình vạn trạng, chúng ta sẽ mất bao nhiêu thời gian công sức để đi định nghĩa nó?! Em nghĩ, bây giờ, chắc chắn ĐHQG trong tương lai sẽ không muốn tiếp tục duy trì liên kết với những trường theo kiểu của UBI; nhưng ta vẫn phải giải quyết cái hiện tại. Cô sẽ được gì, ĐHQG sẽ được gì, và tất cả những người đã và đang học chương trình này sẽ được gì, nếu một ngày nào đó Cô thuyết phục được tất cả mọi người đây là trường dỏm đúng theo ý của Cô (mà thâm tâm, bất cứ ai là nhà giáo chân chính cũng có thể hiểu)?

    Có lẽ Cô không hiểu được ý của em trong vấn đề hiện tại. Theo em, vấn đề của UBI thực ra không quá nghiêm trọng. Có đủ thông tin để cho thấy nó là trường... bình thường. Cần phải nói thêm rằng, để Cô không ngộ nhận về quan niệm chất lượng của cá nhân em, trường bình thường theo kiểu này là trường không đáng để bất cứ thành viên nào của ĐHQG liên kết hợp tác! Nhưng nếu ta chấp nhận nó là bình thường để giải quyết ổn thoả cho cái quá khứ và hiện tại; để từng bước chấm dứt hợp tác với UBI (cũng như là các chương trình khác, nếu có vấn đề) mà không bị kiện cáo lung tung; rồi đặt ra tiêu chuẩn và quy trình chặt chẽ trong tương lai, chuyện ấy theo em là không khó.

    Nếu Cô đồng ý với quan điểm này, em sẽ trình bày với Cô về các tiêu chuẩn và quy trình ấy, bởi bản thân em đã ít nhiều từng trải qua kinh nghiệm này.

    ReplyDelete
  40. Gửi một bác giấu tên,

    1. Về văn hoá giao tiếp trên mạng, nếu ta viết không dấu thì hẳn là không dấu, nếu ta viết có dấu tiếng Việt thì cố gắng viết đầy đủ! Tôn trọng người khác là tiêu chuẩn tối thiểu khi đối thoại, đúng không ạ?

    2. Tôi không có nhu cầu tham gia thảo luận về vấn đề UBI có công trình ISI hay không; bởi với tôi UBI không đáp ứng tiêu chuẩn ISI là hiển nhiên, song điều ấy không quan trọng bằng việc ta rút lui thế nào với UBI, với văn bản thoả thuận đã kí kết (đương nhiên có nhiều điều khoản bút sa gà chết, và những lỗ hổng đáng ngại về pháp lí; điều này được ông Palaoro chỉ ra rất rõ trong luận án tôi dẫn ở trên). Và trên hết là hàng rào phòng vệ mà ta tự chuẩn bị để ngăn chặn những trường tương tự như Irvine hay cả UBI trong tương lai (mà tôi tin rằng công sức đi chứng minh UBI dỏm theo tiêu chuẩn ISI không cho ta nhiều điều để học).

    Thân ái,

    ReplyDelete
  41. Hi Đại,

    1. Thực ra, công việc chính của tôi là công việc của kiểm định, tức hậu kiểm, theo những tiêu chuẩn chuyên môn. Theo cách làm đó, trường hợp UBI theo tôi là không chuẩn = dỏm. Trừ phi có thông tin ngược lại, thì chỉ cần thấy 2 dấu hiệu sau đây là đã có thể tạm kết luận:

    - không được kiểm định bởi hệ thống của Bỉ
    - bằng cấp ra không được hệ thống phương Tây chấp nhận, bằng cớ là (i) phải sử dụng validation của một trường khác, ở đây là Uni of Wales; và (2) thẩm định của WES không tốt.

    Tôi không cần phải thuyết phục mọi người là định nghĩa của tôi có đúng hay không. Tôi chắc chắn là nó đúng theo quan điểm chuyên môn của tôi. Nhưng quan điểm đúng vẫn có thể chưa áp dụng ở VN, nhưng đến đây mọi việc nòoài tầm tay của tôi.

    Công việc ở chỗ tôi cũng giống như việc của thầy thuốc. Thầy thuốc chỉ có thể viết toa, nhưng bệnh nhân phải quyết định có mua thuốc về uống hay không. Và nếu bệnh nhân và người nhà tự nguyện chữa thầy lang, thầy cúng, thì tôi với tư cách "bác sĩ" cùng lắm thì cũng chỉ có thể lên tiếng để giáo dục cộng đồng vậy thôi.

    2. Chuyện hợp pháp, hợp đồng, kiện cáo vv thì lại là chuyện khác. Tôi nhìn thấy trước là hiện nay sinh viên sẽ bị thiệt thòi nếu có vấn đề gì xảy ra. Vì cam kết giữa "người bán" (tức UBI, và gián tiếp là XH-NV) quá lỏng lẻo, và luật lệ VN cũng chưa chặt chẽ. Và những đề nghị công nhận này khác là tôi nhìn xa và muốn đề xuất một giải pháp về phía VN để bảo vệ quyền lợi người học, bây giờ trở thành nạn nhân, mà thôi.

    Ở chỗ này, nếu em đã có kinh nghiệm cá nhân thì xin cứ góp ý, tôi rất welcome.

    Bên lề một chút: đọc comment của tôi, tôi có cảm giác em đang "quy kết" tôi về việc cố tình áp đặt quan điểm của mình lên trường hợp UBI hay sao ấy nhỉ? Thật ra quan điểm đó là quan điểm chính thống trong giới đấy, không riêng gì Mỹ mà cả Úc và châu Âu cũng cùng quan điểm ấy. Em có tin hay không thì đành vậy!

    Ngoài cảm giác bị "quy kết", tôi còn có cảm giác hơi ... khó chịu (sorry) vì em có hỏi: "cô được gì" (khi thuyết phục được mọi người nghe theo quan điểm cô về trường dỏm, đại khái thế). Tôi nghĩ, nếu cứ hỏi "cô được gì" như thế thì hầu hết chúng ta sẽ không làm những việc ta đang làm. Tôi chẳng được gì riêng cho tôi trong việc này hết, ngoài việc chia sẻ với mọi người - với toàn xã hội - những điều tôi biết, để hy vọng giáo dục tốt hơn mà thôi!

    Mà nếu hỏi được gì, thì tôi thấy em viết comment trên này cũng đâu có được gì đâu? Em cũng chỉ muốn chia sẻ thông tin chứ gì? Thấy không, tôi với em hóa ra là cùng mục tiêu mà!

    ReplyDelete
  42. Thưa Cô,

    Như em đã nói, ai là nhà giáo chân chính mà không hiểu được phạm vi chất lượng của UBI? Nhưng em chỉ thấy, khi chỉ tập trung vào UBI, ta đang lạc hướng; bởi vì không chỉ UBI mà rất nhiều chương trình khác đều muôn hình vạn trạng. Ta muốn nghiên cứu để hiểu cái tổng thể, giải quyết cái gốc, hay ta muốn giải quyết từng trường hợp, từng cái ngọn?

    Ví dụ, Cô có thể sẽ mất ít thời gian và tâm trí hơn, khi quan tâm đến luận án về chính các chương trình đào tạo thạc sĩ trong lĩnh vực quản lí ở Việt Nam mà em dẫn ở trên: đó là công trình nghiên cứu của một người nước ngoài, sống và làm việc tại Việt Nam trên 5 năm trong lĩnh vực hợp tác giáo dục của một mạng lưới các trường đại học lớn nhất thế giới. Thầy Bình chắc chắn sẽ biết rõ người này. Em trích một phần đoạn đầu phần kết luận luận án mà ông Gilbert Palaoro vừa mới bảo vệ cách đây nửa năm để Cô xem, em cho rằng chính nghiên cứu này đã cho ta một cái nhìn toàn cảnh để có thể tìm ra giải pháp...

    ===
    […] Từ đó, ba hướng kết luận sẽ được rút ra: hướng thứ nhất chủ yếu là chứng minh trong các chương trình “chuyển vị đào tạo” (délocalisation – tức đưa chương trình đào tạo của một trường đại học ở nước này sang tổ chức đào tạo ở nước khác có nhu cầu cao – NTĐ) có nhiều thành phần tham gia với tư cách không phải lúc nào cũng tương hợp nhau, thậm chí còn trái ngược nhau, điều đó có nguy cơ làm tổn hại đến quá trình chuyển giao tri thức; với hướng thứ hai, chúng tôi giả định rằng các chương trình đào tạo nước ngoài có nguy cơ không thích ứng đủ với các đặc thù địa phương và do đó không đáp ứng tất cả các nhu cầu phát triển của Việt Nam; hướng cuối cùng nhằm chứng minh rằng, để triển khai thành công các chương trình này, cả nhà cung cấp dịch vụ đào tạo nước ngoài lẫn các đối tác sở tại của mình phải cùng nhau tạo ra tổng thể các điều kiện thích hợp để thu được kết quả lâu dài.

    ReplyDelete
  43. Anh Dại,

    Tôi dùng font VPSKEY4.3 dể viết tiếng Việt. Tôi dọc dược tất cả mọi người viết tiếng Việt có bỏ dấu. Xin lổi nếu anh không dọc dược. Xin hiểu cho tôi rất tôn trọng ý kiến anh.

    Sắp tới dây, trên blog của BS Hồ Hải sẽ viết chủ dề UBI. Xin mời anh sang dó, chúng ta sẽ thảo luận. Ý kiến của anh rất dáng lắng nghe. Khi nhiều người ( dại chúng ) cùng quan tâm thì ý kiến của anh chắc chắn sẽ dược BGD và Dào Tạo dể ý dến.

    LH

    ReplyDelete
  44. Thông Báo Quan Trọng.

    http://bshohai.blogspot.com/

    ReplyDelete
  45. Cô Phương Anh,

    Giải pháp tốt dẹp nhất, cho mọi người liên hệ, kể cả các cựu học viên, là UBI xin xác nhập vào Dai Học QG TPHCM. Các giảng viên sẽ dược ăn lương theo biên chế, như các giảng viên của DHQG TPHCM và bằng cấp MBA sẽ dược nước ngoài công nhận như các bằng Thạc sỹ khác. Khi dã xác nhập vào DHQG TPHCM, UBI không còn lo ngại không dược Bỉ kiểm nhận hay không nữa. GS TTNT khi dó sẽ trở thành GS của trường, DHQG TPHCM sẽ giúp ông mọi phương tiện như các GS Việt Kiều về nước dạy học.

    ReplyDelete
  46. Gửi Anonymous August 23, 2010 6:04 AM
    Không thể sát nhập UBI vào ĐHQG TpHCM được đâu nhưng việc tuyển dụng cá nhân thì khả thi. Đương nhiên họ phải qua quy trình tuyển dụng. Vấn đề này không liên quan đến UBI.
    Giải pháp này có vẻ giống như việc chuyển một bệnh kí sinh ngoài da thành căn bệnh nội khoa :)

    ReplyDelete
  47. LH,

    Ý tôi muốn nhắc, tất cả các chữ 'đ' đều được viết thành 'd'. Dù sao chúng ta vẫn nên dùng tiếng Việt chuẩn hơn khi trao đổi với nhau.

    Như tôi đã nói, tôi không có nhu cầu trao đổi về việc kiểm chứng UBI có là trường dỏm hay không. Ít nhất tại blog này, với tên gọi "Nghiên cứu giáo dục Việt Nam", tôi chỉ muốn nói vài ý kiến cảnh báo về sự lạc hướng của chúng ta...

    Mọi lí lẽ tôi đã nêu ra rồi, không cần phải nhắc lại. Tôi chỉ muốn có đôi lời phản biện ý định chứng minh UBI là trường dỏm theo các tiêu chí hàn lâm mà nhiều người muốn theo đuổi:

    - UBI là một trường đào tạo chuyên nghiệp bình thường, tự thân cái tên đã cho thấy nó không phải là một đại học. Quy trình đào tạo của họ là hợp lệ để cho ra cái bằng BA và MA được ĐH Wales công nhận, và MBA với giá trị của tự thân họ. Bằng MBA này không theo hướng hàn lâm với các công trình nghiên cứu công bố quốc tế, mà là theo hướng chuyên nghiệp để đào tạo kĩ năng làm việc trong môi trường doanh nghiệp, với người giảng dạy ưu tiên là những doanh nghiệp chứ không phải các nhà nghiên cứu. Và mọi hoạt động này hoàn toàn hợp pháp nên họ vẫn tồn tại bình thường trên đất Bỉ. Đi chứng minh UBI là trường đại học dỏm vừa vô lí và vừa vô ích.

    - Nếu nghiên cứu đầy đủ các hệ thống giáo dục đại học ở tất cả các nước để tìm được một định nghĩa thế nào là trường đại học đạt tiêu chuẩn hàn lâm, đây có lẽ sẽ là một đóng góp đáng kể cho khoa học giáo dục thế giới. Song, một là ta làm nổi hay không, trong thời gian bao lâu, công bố được với quốc tế về điều đó để kiểm chứng giá trị công trình nghiên cứu của mình hay không?; hai là ngay cả khi làm được điều đó thì cũng chẳng giúp ích gì cho vụ UBI, vì họ có thuộc diện đại học hàn lâm để mà xét đâu?

    - Khi ta muốn chứng minh UBI đã “mạo danh đại học hàn lâm” để lừa dối người học tại VN, có nghĩa là điều đó xảy ra trên đất VN, phải do pháp luật VN xử lí. Khi ấy, ta xét lại văn bản thoả thuận mà chính Cô PA đã nói là rất sơ sài và lỏng lẻo, thì ai nắm đằng chuôi? Cụ thể hơn, trách nhiệm trong trường hợp này phải xét đến chính đối tác tại VN, người đã giúp đưa UBI vào VN và tồn tại suốt nhiều năm, chứ không chỉ UBI? Nếu kiện tụng, ta dùng được cái gì về khái niệm ĐH hàn lâm trong khi chưa xét đến tư cách hoạt động của UBI tại VN là gì?

    - UBI chỉ là một đơn vị hợp tác với một thành viên của ĐHQG TP. HCM, (có lẽ) trong một thời hạn xác định. Khi thấy tư cách của họ, dù là hợp pháp, có ảnh hưởng tới hình ảnh của mình, đương nhiên ta có quyền chấm dứt thoả thuận. Muốn thế, ta phải biết lỗ hổng của mình là ở đâu, chấp nhận thực tế ở mức độ nào để tránh gây thiệt hại càng nhiều càng tốt.

    Điều cuối cùng, em muốn nói với Cô PA, đó là em hiểu Cô luôn mong muốn đi tìm một giải pháp kiểm soát chất lượng các chương trình liên kết đào tạo. Vậy khi xét đến vấn đề hợp tác đào tạo tại VN, liệu có phải chỉ có tiêu chí đại học hàn lâm mà ta định theo đuổi là yếu tố duy nhất quyết định? Ta đã có nghiên cứu và hiểu biết thế nào về đặc thù của tất cả các chương trình liên kết tại VN?

    Có người ta làm thay cho chúng ta điều đó, và đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố tác động, từ hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hoá, nhu cầu thị trường, tư cách và chất lượng của đối tác, quy trình tổ chức đào tạo, nội dụng và phương pháp dạy học,... cần phải xem xét đến để có được giải pháp điều hoà thích hợp. Em không tin rằng Cô, một chuyên gia về giáo dục Việt Nam, một mặt sẵn sàng sử dụng các bài báo đại chúng hay cả bài viết trên các diễn đàn tự do để xây dựng quan điểm khoa học về một vấn đề giáo dục, thì mặt khác lại không quan tâm đến một nghiên cứu hàn lâm liên quan sát sườn, trực tiếp đến chính vấn đề chúng ta đang muốn tìm hiểu! Nên, nếu Cô muốn nghe chuyên gia này nói, em sẵn sàng làm cầu nối.

    Em ngừng lời tại đây.
    Kính chúc Cô và mọi người nhiều sức khoẻ và niềm vui.

    ReplyDelete
  48. Đọc nhưng dòng trao đổi của các bạn về UBI, Irvine cho thấy các bạn quan tâm tới nền giáo dục của chúng ta thế nào, làm sao mà đất nước chúng ta sánh ngang các cường quốc trên thế giới như lời Hồ chủ Tịch căn dặn trong khi đang còn bao nhiêu kẻ lợi dụng những kẻ hở của giáo dục để kiếm tiền bất chính.Cha ông ta nói rồi đi một ngày đàng học một sàng khôn.Cho dù bạn học bất cứ một trường dỏm nào bạn cũng cảm thấy mình học thêm được nhiều điều từ đó vì chính bản thân mấy trường dỏm này cũng ăn cắp giáo trình của các trường nổi tiếng chỉ có là đào tạo dỏm thôi, bằng cấp không có giá trị. Các bạn có tự hỏi là tại sao UBI,Irvine phát triển mạnh ở việt nam không, ai là người tiếp tay cho những trường này. Các bạn thử điều tra kỹ hơn về hai trường này sẽ thấy có nhiều hay ho hơn, giống như chủ irvine là chủ của một hệ thống trường dạy anh văn theo phương pháp phản xạ ở HCM.............

    ReplyDelete
  49. Hi Đại,

    Có mấy điểm tôi muốn trao đổi lại với em:

    1. Blog là một diễn đàn phi chính thức, và tôi phát biểu ở đây với tư cách cá nhân. Chỉ là trao đổi, không phải là kết luận.

    2. Nghiên cứu là một quá trình với rất nhiều giai đoạn, trong đó raw data là giai đoạn đầu tiên. Mặc dù raw data thì chưa là cái gì hết, còn rất xa mới đi đến kết luận, nhưng lại có tầm quan trọng mang tính quyết định đến chất lượng của kết luận. Nguyên tắc GIGO (garbage in, garbage out!) Còn việc quyết định đâu là rác, đó là năng lực và trách nhiệm của nhà nghiên cứu. Ở đây, là tôi.

    3. Nghiên cứu nào đó mà em đã đưa ra đã hoàn tất, tức đã có những kết luận. Tôi sẵn sàng nghe, đọc chứ; nhưng trong trường hợp UBI, tôi vẫn cần những thông tin trực tiếp cụ thể về nó, chứ không chỉ cần những thông tin tổng hợp và gián tiếp, thông qua một nhà nghiên cứu khác - là người mà em giới thiệu.

    4. Có lẽ chúng ta không có gì mâu thuẫn, nhưng đang đứng ở những góc khác nhau, với những vai khác nhau, để phán đoán vấn đề, và phán đoán người khác. Tôi thử tóm tắt lại:

    - Đối với em, quan tâm cụ thể đến UBI là không quan trọng, là lạc hướng; cần quan tâm đến những kết luận, và lại là kết luận của chuyên gia, mà là một chuyên gia em đánh giá cao.

    - Đối với tôi, việc nghiên cứu của tôi có 2 hướng. Thứ nhất, và trước hết, là nghiên cứu hành động (action research), nghiên cứu để tham mưu cho lãnh đạo về những vấn đề cụ thể. UBI là một trường hợp cụ thể mà tôi phải quan tâm, thậm chí rất quan tâm. Mặc dù đối em nó chỉ là một ví dụ, không quan trọng (cũng dễ hiểu thôi, và không sai với chỗ đứng của em).

    Thứ hai, và chỗ này thì tôi giống em, tôi sẵn sàng tham gia, nghe, và chia sẻ những vấn đề chung. Nhưng tùy thời điểm, và tùy vào nguồn lực thời gian của tôi, em hiểu mà phải không? Mối quan tâm ngay trước mắt của tôi là thu thập thông tin, đặc biệt là trong giai đoạn này, trước khi đi đến quyết định chính thức.

    Nói thêm, trên diễn đàn này, tôi không đưa lên những vấn đề quá hàn lâm, vì không phù hợp. Em biết là tôi có những kênh khác để làm việc đó.

    Còn về việc liên hệ với tác giả cái nghiên cứu mà em đã đưa, điều đó là rất tốt và tôi sẵn sàng nghe + phổ biến thêm. Nhưng nguồn lực thời gian hạn chế, em biết mà. Sẽ phải tính toán một chút trước khi có ý kiến chính thức. Và việc này sẽ là chính thức chứ không đưa lên diễn đàn không chính thức này. Mà em ạ, trên diễn đàn này là chỉ để trao đổi với tư cách cá nhân thôi, tôi không đang nói với tư cách đơn vị đâu. Nguyên tắc: công khai, nhưng không rò rỉ thông tin của đơn vị, những thông tin mà dù tôi có cũng không được đưa ra. Chỉ những thông tin tôi sở hữu với tư cách cá nhân tôi mới có quyền đưa ra thôi.

    Sẽ liên hệ thêm với em sau nhé.

    Và cám ơn nhiệt tình và sự kiên trì của em.

    ReplyDelete
  50. Tôi có nghe một ý là: Kết quả nghiên cứu (khách quan)có thể phụ thuộc vào chính tác động của nhà nghiên cứu (ý muốn chủ quan), bây giờ thì tôi hiểu rồi! Và tôi cũng hiểu tại sao người ta so sánh tác động xã hội của những nhà nghiên cứu giáo dục hiện nay: Như đứa trẻ chứng kiến bố mẹ chúng cãi nhau. Trước khi có thể làm cho giáo dục tốt lên, thì thực tế đã là phi giáo dục! Xin lỗi, Nguyễn, vài dòng!

    ReplyDelete
  51. Chào bạn Nguyễn,

    Ý kiến của bạn khá khó hiểu đối với tôi. Bạn có thể làm rõ hơn không? Ngoài ra, tôi nghĩ bạn không nên có những sweeping generalisation dựa trên những cảm nhận cá nhân như thế. Nếu bạn có chứng cứ, xin đưa ra. Nếu điều gì mới chỉ là nghi vấn, xin cũng nêu rõ chứ đừng kết luận.

    PA

    ReplyDelete