Saturday, August 14, 2010

Giám đốc chương trình UBI tại Việt Nam (presumably) nói gì?


Hôm nay ngày nghỉ, tôi lang thang trên mạng tìm hiểu thêm về các CTLK, vì gần đây mới nổ ra nhiều vụ ... đáng ngờ, trong đó có cả UBI là một chương trình mà tôi có nghe về khá nhiều và thậm chí có khi còn ... định theo học, hoặc cho con trai theo học.

Nói như thế để nói rằng tôi không có thành kiến xấu gì với UBI, mà chỉ muốn tìm hiểu một cách khách quan xem UBI thật ra là gì? Tốt, xấu, không tốt không xấu, trung thực hay không trung thực, và "danh tiếng" của nó tại VN có thực sự phản ánh đúng chất lượng và giá trị của nó hay không.

Nói đi, thì cũng phải nói lại. Tuy đã từng có ấn tượng khá tốt (nhưng không có cơ sở khoa học, mà chủ yếu vì sự tồn tại lâu dài của UBI tại VN, và những lời ... ca ngợi về chương trình này do chính những người đã và đang học ở đây đưa ra), nhưng tôi cũng bắt đầu nghi ngờ và cảnh giác với UBI sau một số diễn biến gần đây, dặc biệt thông qua việc UBI hợp tác với NetAcademy để đào tạo MBA, DBA vv qua mạng. Về diều này, tôi đã nói trong các entry trước có liên quan đến UBI.

Sự nghi ngại của tôi tăng lên nhiều khi có bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn, vì thế tôi đã tự mình tìm hiểu qua mạng. Các thông tin tôi có được không những không làm tôi giảm sự nghi ngại, mà lại càng làm cho sự nghi ngại này tăng lên. Tôi cũng đã viết những điều mình tìm thấy trong 2 entries cũ về UBI.

Một điều mà tôi thắc mắc, và cũng là thắc mắc của một bạn đọc blog này nêu trong comment của bạn ấy, là tại sao GS TTNT không thấy lên tiếng? Ừ, quả thật thế. Nếu UBI là một trường tốt, danh tiếng, "MBA hàng đầu châu Âu" như quảng cáo của chính họ, thì bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn hẳn phải là một sự bôi nhọ và xúc phạm. Phải lên tiếng chứ, vì nếu không thì các học viên và đối tác của họ sẽ hoang mang, mà bổn phận của người cung cấp dịch vụ là UBI phải có trách nhiệm giải thích. Nhưng không, chỉ là một sự im lặng khó hiểu.

Nay thì tôi tìm thấy bài viết này ký tên GS TTNT đăng trên mạng đúng ngày hôm nay, 14/8/2010. Đọc sơ qua (tôi chưa đọc kỹ), có cảm tưởng ... có khá nhiều chi tiết chưa chính xác, đôi khi có hơi hướng ... ngụy biện thì phải?

Nên chép nguyên văn đưa lên đây, và chụp màn hình để lưu, vì trang web có thể sẽ thay đổi thường xuyên. Và mong các bạn đọc và tranh luận cho ra vấn đề nhé. Tôi cũng sẽ có những nhận xét của tôi khi có thời gian.

Ghi chú: Những chỗ in nghiêng đậm trong bài là do tôi thêm vào để nhấn mạnh, và những chỗ in nghiêng trong ngoặc vuông [...] là ý kiến của tôi về bài viết.

---
Link: http://mba.edu.vn/print.asp?cat=046&item=1000
---------------------------------------------------------------
http://www.mba.edu.vn 14/08/2010

Toàn cầu hóa và bùng nổ MBA: Chất lượng và bằng cấp? (phần 4)

MBA liên quốc gia?

Năm 1989, CEU (Central European University) được thành lập tại Budapest với sự liên kết của nhiều đội ngũ giáo sư thuộc nhiều đaị học Mỹ và châu Âu trên cơ sở tài trợ hàng năm từ 15 đến 20 triệu USD của nhà tỷ phú Mỹ gốc Hung, Georges Soros. Việc hình thành CEU mở đầu cho quá trình phát triển “đào tạo quản lý kinh doanh liên quốc gia” (“Transnational Business Administration Education”). Năm 1991, Phòng Thương mại và Công nghệ Paris (CCIP, Chambre de Commerce et d’Industrie de Paris) kết hợp với Ðại học Ngoại Thương của Nga mở trường đào tạo MBA lấy tên là CGFR (Centre de Gestion Franco-Russe). Ðến năm 1999, CGFR lại liên kết với Ðại học Lomonosov tại Moscow, tăng thời lượng học từ 380 tiết lên đến 550 tiết và bổ sung thêm đội ngũ giảng viên đến từ Pháp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn xin được xét duyệt vào trường thành viên của các tổ chức quốc tế. Cũng trong năm 1991, Ðại học Mercer (Mỹ, AACSB công nhận) và Ðại học Wales (Anh, AMBA công nhận) liên kết xây dựng một chi nhánh đào tạo BBA, MBA và DBA tại Brussels mang tên UBI (United Business Institute). Ðến năm 2001, UBI, trở thành cơ sở độc lập, lại liên kết với Ðại học Clark (Mỹ, được AACSB công nhận) để phát triển thêm một chi nhánh mới ở Luxemburg. Năm 1994, Cộng đồng Chung châu Âu tài trợ cho nhiều đại học Tây Âu để thành lập tại Ðại học Thượng Hải một trường chuyên đào tạo MBA (300 học viên/năm) mang tên CEIBS (China-Europe International Business School). Năm 1995, Ðại học Chicago (AACSB công nhận) mở chi nhánh đào tạo MBA và DBA tại Barcelona (Tây Ban Nha). Năm 1996, Ðại học Perdue (Mỹ, AACSB công nhận) mở chi nhánh tại Hanover (Ðức). Năm 1997, Ðại học Kellog (Mỹ, AACSB công nhận) lại thành lập chi nhánh tại Coblence (Ðức) và Ðại học Duke (Mỹ, AACSB công nhận) xây dựng chi nhánh tại Franfurt (Ðức). Năm 2000, Harvard mở Trung tâm nghiên cứu và thực tập tại Paris. Và mới đây nhất, năm 2001, Ðại học Wharton (Mỹ, AACSB công nhận) cùng với Ðại Học Kellog (Mỹ, AACSB công nhận) mở chi nhánh đào tạo BBA, MBA và DBA tại Hyderabad (Ấn Ðộ) mang tên NISM (New India School of Management).

Nếu các bằng cấp của CEU, CGFR, CEIBS và NIMS được các Bộ Giáo dục của các nước nơi đặt cơ sở đào tạo công nhận (Hung, Nga, Trung Quốc, Ấn Ðộ) thì ngược lại bằng cấp của các chi nhánh đào tạo do các trường Mỹ và Anh thành lập ở các nước Ðức, Tây Ban Nha, Bỉ đều không được Bộ Giáo dục của các nước ấy công nhận mặc dù giá trị bằng cấp của các chi nhánh ấy đều được chấp nhận tương đương bởi các trường quản lý kinh doanh ở ngay chính các nước Tây Ban Nha, Ðức và Bỉ cũng như ở khắp thế giới và không ít chi nhánh ấy lại đôi khi được xếp đầu bảng, nổi tiếng hơn cả trường “gốc” !

[Nhận định của tôi: (1) Chính GS TTNT (presumably) thừa nhận bằng cấp của UBI không được chính phủ của Bỉ công nhận; (2) tuy nhiên ông vẫn gián tiếp khẳng định trường của ông rất xịn, thậm chí xịn hơn trường gốc???]


Tương đương bằng cấp ?
Ðể bằng cấp của mình có thể được chấp nhận tương đương bởi các trường khác trên thế giới, các chi nhánh đào tạo nói trên phải trải qua một quá trình thông thường gồm hai giai đoạn.

Giai đoạn I gồm có ba điều kiện. Một: tổng thời lượng giảng ở lớp học của chi nhánh phải có ít nhất là 400 tiết bao gồm các môn học có nội dung đúng theo các môn đang giảng trong chương trình tại trường “gốc”. Hai: trong thời gian ba khoá đào tạo đầu tiên, thành phần giảng dạy tại các chi nhánh phải gồm ít nhất là 80% các giảng viên đang thực thụ đảm nhiệm dạy các môn ấy tại trường “gốc” (tỷ lệ này được giảm dần kể từ khoá thứ tư). Ba: Các giảng viên ấy phải giảng tại các chi nhánh đúng theo số tiết của môn học mà họ đang giảng ở trưòng “gốc”.

Giai đoạn II (khởi đầu sau 5 khoá đào tạo) là lúc mà chi nhánh có thể hoạt động như một thực thể độc lập, nghĩa là không còn phải trực thuộc hoàn toàn vào chương trình và đội ngũ giảng viên cũng như “tên tuổi” của trường “gốc”: lúc ấy chi nhánh có thể tự mình chỉnh trang, thiết kế chương trình và đội ngũ giảng viên để phù hợp hơn với những đòi hỏi thực tiễn tại chỗ. Nói cách khác, kể từ giai đoạn II, việc chấp nhận tương đương bằng cấp không còn phải xét thông qua việc so sánh hai chương trình đào tạo của chi nhánh và của trường “gốc” mà là trực tiếp từ chương trình và phương pháp đào tạo của chi nhánh. Chính vì thế mà đôi khi lại xảy ra chuyện chi nhánh rốt cuộc lại có một vị thế và “danh tiếng” riêng vượt trội hơn cả trường “gốc”.

Cần phải nói rõ về việc dùng từ để hiểu cho chính xác: “công nhận bằng cấp” hay “tương đương bằng cấp” ở đây không có nghĩa là bằng cấp được xét duyệt mà chính là chương trình, nội dung các môn học, phương pháp, thời lượng giảng dạy và đội ngũ giảng viên được xét duyệt (Xét duyệt bằng cấp xem có đủ các con dấu và các chữ ký hay không chỉ là chuyện hành chính). Và sau khi chương trình, nội dung, phương pháp, thời lượng, đội ngũ đã được xét duyệt theo các chuẩn mực chất lượng hiện hành thì lúc ấy bằng cấp mới được công nhận hay chấp nhận tương đương. Chính vì thế mà từ ngữ “bằng chuẩn” thường nghe ở Việt Nam là một lối nói “tắt” dễ gây hiểu lầm nguy hại. Không có “bằng chuẩn” mà chỉ có chương trình, nội dung giảng dạy, v.v… là “chuẩn” hay “không chuẩn”: bằng cấp phát, dưới cái nhìn của trường xét duyệt chấp nhận tương đương, sẽ không có giá trị khi hồ sơ học trình đính kèm theo bằng (transcript) không hội đủ các yêu cầu phổ biến tối thiểu của một chương trình đào tạo !

[Nhận định của tôi: (1) bài viết của ông không nêu căn cứ nào cho lời khẳng định của ông về việc cần 2 giai đoạn để chấp nhận tương đương, trong khi theo tôi biết thì luật lệ, quy định của các nước, và thậm chí các khu vực khác nhau trong cùng một nước, có thể rất rất khác nhau; (2) đoạn nói về 'bằng chuẩn' của ông dường như hơi nhập nhằng, ngụy biện. Cách dễ nhất để tranh luận là làm rõ định nghĩa của ông thế nào là 'bằng chuẩn' hay 'chương trình chuẩn', rồi sau đó mới có thể tranh luận rằng cách nói ở VN có đúng hay không.

Nhìn chung, tôi cho rằng bài viết của GS TTNT (presumably) không có tác dụng làm rõ những tranh luận, dư luận hiện nay liên quan đến UBI, cũng không cho thấy trách nhiệm với học viên, mà dường như chỉ nhằm khẳng định UBI dù không được nhà nước Bỉ công nhận (chính ông thừa nhận ở trên) thì vẫn là chương trình 'xịn', thậm chí 'xịn' hơn trường gốc. Một kiểu danh tiếng 'tự phong'!]

(Còn nữa)

GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm

Giáo sư Đại học Brighton (Vương quốc Anh) và Đại học United Business Institute - UBI (Vương quốc Bỉ), Giám đốc chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ quản trị kinh doanh của UBI tại Việt Nam.
--------
Mọi người nghĩ sao về bài viết này và những nhận định của tôi? Xin mọi người có ý kiến nhé!

13 comments:

  1. Bài viết này có thể tìm thấy ở đây, đầy đủ:
    http://tin.le.org/pipermail/vnbiz/attachments/20070307/2543861d/attachment-0001.pdf

    ReplyDelete
  2. Trich, "Không có “bằng chuẩn” mà chỉ có chương trình, nội dung giảng dạy, v.v… là “chuẩn” hay “không chuẩn”"

    Ông Thiêm nóikhông phải rồi. Chuơng trình giảng dạy, nguời giảng dạy, phuơng tiện trợ huấn, và nội dung giảng dạy là yếu tố quyết định "Bằng Chuẩn hay không chuẩn:
    ___________
    Trích tiếp của ông Thiêm, "bằng cấp phát, dưới cái nhìn của trường xét duyệt chấp nhận tương đương, sẽ không có giá trị khi hồ sơ học trình đính kèm theo bằng (transcript) không hội đủ các yêu cầu phổ biến tối thiểu của một chương trình đào tạo !"

    Cái bằng cũng như transcript không chuẩn từ truờng không chuẩn dĩ nhiên là không thể nào đuợc cho là tương đương có giá trị như những văn bằng của những truờng chuẩn đuợc.
    __________

    Tôi xin lấy một thì dụ rất đơn giản là Vịen Đại học Sàigòn ngày truớc năm 1975 đuợc cả Mỹ và Pháp công nhận nên văn bằng của những nguời tốt nghiêp khisang Pháp và Mỹ chỉ cần học ngôn ngữ đạt yêu cầu của truờng là học tiếp đuợc.

    Truờng Võ bị Quốc Gia Đà Lạt (những khóa từ 22B trở về sau.) Những sĩ quan tốt nghiệp đều tuơng đuơng với "cử nhân khoa học ứng dụng" những sĩ quan này khi qua Mỹ sau năm 1975 đều có thể học tiếp đuợc. Như vậy mới gọi là bằng chuẩn. Tôi biết có một anh khóa 25 võ bị sang đây học tiếp lấy bằng Tiến Sĩ Hóa và hiện đang đứng lớp một truờng đại học tư ở Sàigòn. Còn bên này rất nhiều các anh như thế đang làm kỹ sư cho các hãng. Có anh đang là kỹ sư truởng (principal engineer) cho hãng rất lớn chuyên xây dựng nhà máy lọc dầu.

    CÒn tôi tin cha91c là cái MBA ủa UIB thì chĩ dùng để học tiếp Irvine đuợc thôi. Cái bằng và transcript của UBI hay Irvine mà nôp xin học DBA hay Ph.D. về Business Admin. ở các truờng công bên Mỹ hay các truờng tư chuẩn thì họ sẽ hỏi "WHAT IS THIS??????"

    Sorry bác Thiêm nhé.

    Choi

    ReplyDelete
  3. Cô PA,
    Em có thắc mắc: trong danh sách faculty của UBI không có tên 'GS' TTNT?

    Cũng vậy, trong ĐH Brighton của UK cũng không tìm thấy?

    ReplyDelete
  4. Như vậy một cách gián tiếp GS. TTNT đã công nhận bằng của UBI không được công nhận tại Bỉ. Như vậy về mặt pháp luật chương trình của UBI có thể bị xem là bất hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cách nói theo pháp luật này có vẻ khô khan nhưng nó rõ ràng. Tuy nhiên chúng ta cần lắng nghe thêm.
    Phần đầu của bài viết GS Thiêm nêu hàng loạt các trường ở châu Âu đã được kiểm định trong đó có University of Wales (WW). WW là trường có chương trình dạy nền tảng ban đầu của UBI (tôi hiểu như thế). Sau đó, GS đã nêu ra quá trình hai giai đoạn để được chấp nhận tương đương bằng cấp của UBI. Giai đoạn 1 là giai đoạn UBI liên kết với WW và độc lập từ từ. Giai đoạn 2 là hoàn toàn độc lập. Thực ra, đây là quá trình tự chủ của một đơn vị phụ thuộc. Trong cả quá trình hai giai đoạn này, ai sẽ là người kiểm tra, giám sát quá trình không chệch hướng. Ý tôi muốn bàn đến việc kiểm tra chất lượng. Việc tách ra thì rất dễ dàng. Nhiều khi do mâu thuẩn nội bộ nên họ tách ra. Quan trọng là những gì sẽ đảm bảo việc tách ra và độc lập đó đi kèm với chất lượng. Điều này chưa thấy GS đề cập.
    Ý sau cùng, GS Thiêm có nhắc đến bằng chuẩn và chương trình chuẩn. Tôi đồng ý là đánh giá bằng cấp không hiệu quả bằng đánh giá chương trình đào tạo. Tấm bằng chỉ là của một cá nhân. Việc đánh giá chương trình đào tạo là quan trọng hơn. Nhưng vấn đề của chúng ta không phải là chuyện này. Chúng ta cần biết rằng chương trình đào tạo của UBI đã CHUẨN chưa và ai là người có thẩm quyền và uy tín đã và đang kiểm tra việc này.
    Thiết nghĩ GS không nên đánh lạc hướng vấn đề va đẩy suy nghĩ của mọi người đi một hướng khác. GS. Thiêm không thể nói chương trình của mình tốt một cách chung chung. Lập luận theo tôi kiểu: chương trình UBI tốt do nó copy và sau đó có chỉnh sửa nội dung của một chương trình đã được kiểm định. Do nó được chỉnh sửa từ một chương trình tốt thì nó chắc chắn là tốt hơn. Ý tưởng này quá chủ quan. Cho dù thực hiện bằng phương pháp nào và bao nhiêu giai đoạn, các chương trình đào tạo như thế này cần được một tổ chức có uy tín đứng ra kiểm tra, thẩm định nhằm bảo đảm chất lượng của quy trình.

    ReplyDelete
  5. Kính gửi cô Phương Anh
    Thực sự em đã đọc một phần bài này ở đâu đó rồi trước khi GS. Tuấn đăng tin về vụ việc của UBI. Việc UBI chưa được kiểm định có lẽ nhiều người biết hay hay đoán được nhưng GS Tuấn là người nêu lên đầu tiên một cách chính thức.

    ReplyDelete
  6. Tôi dã dọc hết bài của GS Thiêm, về bằng chuẩn và chương trình chuẩn. Ông cho rằng chắc ăn nhất là " Nói gọn: cứ lấy toàn bộ chương trình ( gồm dầy dủ các môn học, nội dung, số tiết, dội ngũ giảng viên ) dang dược giảng dạy từ trường gốc ở nước ngoài
    (http://www.ubi.edu/about/faculty/) dể so sánh với chương trình dào tạo trong nước .... và phải nhấn mạnh dến cùng, có dào tạo chuẩn mới có bằng cấp chuẩn, nếu chương trình học và phương pháp giảng dạy của nước ngoài ngay từ dầu dã không thực hiện dúng theo gốc dã dược chuẩn theo các yêu cầu cơ bản nhất về chất lượng dào tạo thì bằng cấp nước ngoài ấy chỉ hữu danh vô thực !."

    Tôi có ý như thế này, tại sao GS muốn so sánh với chương trình dào tạo trong nước, mà không muốn so sánh với các Dại Học của nước ngoài như Mỹ, Anh, Úc v.vv Các học viên khi dóng tiền xin học là họ muốn có bằng nước ngoài. Có phải vì dội ngũ của GS của trường UBI rất yếu kém, không có GS nào có TS, lại dào tạo cả bằng TS nữa ? Và theo tiêu chuẩn của Dại Học nước ngoài, dội ngũ GS như vậy, không thể nào thành lập một trường Dại Học dược. Có phải vì lý do dó mà UBI không dược thừa nhận bên Bỉ chăng ?

    ReplyDelete
  7. Bài này dăng trong Tạp Chí Thời Dại, số 7, Năm 2002. Lúc dó UBI mới liên kết với Dại Học bên VN và chưa có vụ tai tiếng bằng dỏm, trường dỏm.
    Tác giả bài viết ghi : GS Dại Học United Business Institute, Danh sách GS của UBI không có tên ông. Không thấy GS nói dã tốt nghiệp trường nào ? tên thesis v.v v

    ReplyDelete
  8. Cô PA,

    Khi cô có chút thời gian, cô có thể tìm hiểu thêm và viết về Columbia Southern University được không? Trường này có liên kết đào tạo tại VN nhiều năm rồi. Chất lượng của nó không hiểu có bảo đảm không cô?

    ReplyDelete
  9. (tt)
    Em hỏi, vì mới tìm thấy cái này: http://www.onlinedegreereviews.org/college/columbia-southern-university-reviews/reviews/

    Trong đó có những thông tin không tốt lắm về CSU, ví dụ như thế này:

    NOT A REAL COLLEGE, JUST A BUILDING

    "Not a real college. You should be aware that Columbia Southern is a building and not an college. If you do not believe me, ask for pictures of the campus, or go to the Orange Beach, AL lcoation. There is NO college campus. This place is very close to be a degree mill and everyone should be aware of this matter. It is also not accredited for transfer to any 4 year University. They do a great job on marketing and provide department discounts. If you want a real college education, select another real college."

    ReplyDelete
  10. Tôi xin trả lời câu hỏi của "tt".
    Các "on line university - disctance learning" tôi tạm gọi là Đại Học Mở, Đại Học Từ Xa hay Đại Học Hàm Thụ - nó không phải "Dỏm (đinh nghĩa dỏm là không thật)". Nó có thật nhưng các thầy cô dạy trên mạng, không dạy trực tiếp. Các trường này có một building nhỏ họ hay thuê gần các khu phố, là nơi nhân viên hành chánh làm việc.
    Nhiều trường loại này rất đông sinh viên và rất có thế lực, như University of Phoenix (300,000 sinh viên), DeVry University, v.v... Người Mỹ ghi danh học các trường này khá đông vì tuy rằng bằng cấp không có giá trị cao nhưng khi ghi danh học thì nhiêu người được thêm trợ cấp của chính phủ, có thể xin grants, mượn tiền (loans), v.v...
    Trường Columbia Southern Univeristy cũng thuộc loại học "on line". Bằng cấp này không có giá trị trong nước Mỹ. Trường cũng lấy tên gần gần giống trường Columbia University. Columbia U là trường Đại Học danh tiếng của Mỹ, trường tư, thuộc Ivy League (cùng với Harvard, Yale, Princeton, Darthmouth ...). (Note: Cũng như Irvine Univeristy trường online lấy tên gân giống Univeristy of California, Irvine là trường lớn thuộ chệ thống UC- Univeristy of California)
    Lâm

    ReplyDelete
  11. Hi all,
    Cám ơn mọi người đã đọc và comment. Xin phản hồi nhanh như sau:

    1. Đúng là bài viết của 'GS' Thiêm đã viết từ 2002. Nhưng những thông tin về UBI cho đến nay vẫn còn đúng nguyên vẹn, vd, vẫn chưa được kiểm định tại Bỉ. Mà đã là 8 năm rồi! Như vậy, có thể kết luận rằng UBI hoặc chẳng hề có ý định phấn đấu để được kiểm định, hoặc muốn được kiểm định nhưng không đạt yêu cầu, vì lý do nào đó. Cả hai kết luận trên đều không có lợi cho UBI, phải không?

    2. Dù đã viết cách đây 8 năm, nhưng ngay từ lúc ấy UBI (thật ra là 'GS' Thiêm) đã có vẻ muốn nhập nhằng, đánh lừa dư luận. Thế nào là 'chi nhánh có uy thế và danh tiếng vượt trội hơn trường gốc'? Làm sao biết điều này, ai xác nhận, hay tự phong? Và nếu có danh tiếng và uy thế hơn, thì tại sao phải là chi nhánh? Còn nếu là chi nhánh, thì danh tiếng và uy thế tạo ra vẫn thuộc về trường gốc chứ?

    Cũng vậy, thế nào là bằng chuẩn và trường chuẩn? Ai công nhận điều này? Và 'công nhận bằng cấp' hay 'tương đương bằng cấp' có phải là cụm từ đồng nghĩa như 'GS' đã nêu trong bài, hay là hai cụm từ chỉ các hiện tượng khác nhau? Phải chăng ông đang nói về 'validation' là trường hợp của UBI với ĐH Wales (là một vấn đề cần làm rõ thêm)? Vậy còn recognition đối với các trường như ở Mỹ thì sao, ông có quan tâm đến trong bài viết của mình không? Có vẻ như chính ông mới dùng từ không rõ, khiến có thể hiểu lầm.

    3. Có lẽ chính vì bài viết từ năm 2002 của 'GS' Thiêm vẫn còn thích hợp để dùng vào thời điểm hiện nay, đặc biệt khi UBI đang bị 'under attack', nên trang mạng mba.edu.vn mới đăng bài của 'GS' Thiêm lên vào sáng thứ bảy 14/8/2010 như tôi đã 'bắt gặp'.

    4. Tại sao tôi luôn ghi 'GS' trong ngoặc nhỉ? Là bởi vì, như ai đó đã chỉ ra, một điều gây cho tôi khá nhiều thắc mắc là tại sao trong danh sách faculty của UBI lại không có tên 'GS' Thiêm? Và cả trong ĐH Brighton cũng không tìm thấy?

    Còn nữa, khi tra tìm trên mạng thì lý lịch của 'GS' Thiêm mỗi nơi ghi mỗi khác. Có lúc ghi là GS của Brighton, lúc khác lại ghi một chức vụ gì khác của một ĐH của Hà Lan (tôi không nhớ rõ nhưng chỉ cần kiểm tra trên Internet là có ngay). Vậy thực ra ông là gì? Và, cũng như ai đó đã chỉ ra, ông tốt nghiệp ở đâu, học ngành gì, sao không thấy ở đâu cả? Một 'GS' của một ĐH lớn hàng đầu châu Âu mà sao lý lịch khoa học có vẻ thật mù mờ, và thiếu minh bạch đến thế nhỉ?

    5. Về CSU: Cám ơn câu hỏi và câu trả lời của bạn Lâm. Nói chung, tôi cũng có những ý kiến và thông tin tương tự bạn Lâm về CSU. Nhưng tôi nghĩ cần tìm hiểu thêm nữa. Sẽ trả lời thêm sau nhé. Có thể là trong một entry khác.

    PA

    ReplyDelete
  12. Góp ý với (tt),

    Tôi dang ở bên Canada, các trường On line không có giá trị về bằng cấp, khi di xin việc. Nó chỉ dùng dể nâng cao kiến thức nào dó thôi, cho những ai sống rất xa thành phố, không có phương tiện dến Colleges, University ...

    Có một số tỉnh, thành phố miền Tây như Alberta, Edmonton, Calgary v.vv rất dông dân Da dỏ ( Indian không phải người Ấn Dộ ). Những dân này, không thích hợp với dời sống nơi thành phố, thanh niên sa vào ma túy, nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc. Thay vì xây thêm nhà tù dể giam họ rất tốn kém. Chính phủ tính rằng, khi giam một tù nhân tốn 40 ngàn US một năm, chi bằng khuyến khích, và trợ cấp cho họ di học các Dại Học On Line này. Như thế dở tốn kém hơn rất nhiều.
    Các ngành xin vào rất khó như Y, Luật, Nha .. dều dành khoảng 4 chổ, riêng cho dân Da dỏ di học. Nhiều người nói dùa như muốn di học Luật, dân da dỏ chỉ cần 40 diểm cho kỳ thi LSAT. Chú ý : Kỳ thi LSAT có 200 câu trắc nghiệm, mỗi câu có a,b,c,d,e. THí sinh dánh câu dúng nhất. Dạt 40 diểm / 200 thì có ý nghĩa trong probability là gì.

    ReplyDelete
  13. Cac ban oi,
    Chung ta dung tranh cai nua.
    Chang qua giao duc bay gio da bien thanh "Business" roi!!! Tat ca la "money...money...va money..." Neu ban den Anh , ma khong tim hieu can than , ban van bi gat ngay ban ngay!!! Truong co chuong trinh MBA, MSc nhung chat luong thi ....The thoi!!!
    Money la number 1! CASH is KING!!!

    ReplyDelete