Tuesday, August 17, 2010

Cảm nhận nhanh về kết quả xếp hạng đại học của Giao thông Thượng Hải 2010

Hình chụp màn hình 10 trường hàng đầu 2010 theo SJTU: thấy toàn là cờ Mỹ!!!!
Nóng hổi, mới ra lò hôm Chủ nhật 15/8.

Vài cảm nhận nhanh:

- Mỹ (tư bản giãy chết) vẫn chiếm địa vị độc tôn, với 8/10 chỗ trong top 10, đứng đầu là Havard với điểm tuyệt đối 100/100 cho tất cả các tiêu chí! 2 trường còn lại (damn it) là người anh em của Mỹ, UK, với Cambridge và Oxford ở vị trí 5 và 10. Chưa hết, trong 100 vị trí hàng đầu, cũng có đến 54 trường Mỹ!

- Sau Mỹ, thì trung tâm trí tuệ của nhân loại vẫn là Châu Âu, vì trong 100 vị trí đầu bảng chỉ thấy loáng thoáng có vài trường châu Á, chủ yếu là Nhật, và 1 trường của Úc (mà Úc thì cũng bà con với Anh, Mỹ mà thôi, mặc dù nó nằm ở châu Á!).

- Trung Quốc cũng đã có một số trường lọt vào top 200, đó là (of course) Thanh Hoa và Bắc Kinh. Ngoài ra, các trường châu Á (không kể Nhật và Úc) lọt vào top 200 còn có NTU của Đài Loan (National Taiwan University, xin đừng nhầm với NTU của Singapore) và một trường của Hongkong. Nếu tính Hongkong cũng thuộc TQ (mặc dù thể chế khác, một quốc gia hai chế độ mà) thì TQ có 3 trường thuộc top 200.

- Còn VN? Bao giờ có trong top 200? Câu trả lời của tôi: hãy đối sánh với TQ, thực vậy. Hãy xem nhà nước TQ đã làm gì cho giáo dục đại học của họ trong thời gian qua. Bao nhiêu tiền và thời gian đã được đổ ra để đầu tư vào đấy, xuất phát điểm của các trường là ở nơi nào so với VN, và quan trọng hơn hết, là những cải tổ trong cách quản lý, và cả triết lý giáo dục của họ nữa.

Không những thế, còn phải xem xét cả những đổi mới và cởi mở về thể chế chính trị của TQ. Một điều có thể tóm tắt nhanh: trong thời gian qua, mọi đổi mới thành công của TQ đều đi theo hướng dân chủ hóa, phát huy sức mạnh của xã hội dân sự, và phi chính trị hóa các trường đại học. Hiện nay thậm chí họ đang bàn đến việc xóa bỏ vị trí công chức/quan chức trong hệ thống chính trị của các hiệu trưởng đại học.

Hãy đọc, và suy nghĩ, và chia sẻ cảm nhận của mình ở đây, các bạn nhé. Tìm ở đây này: http://www.arwu.org/. Xin báo trước: trang web của họ đang terribly busy!!!! Khó vào lắm.

Còn dưới đây là Press Release chính thức của họ, ai không vào được thì đọc tạm nhé!
-----------------------------------------------------------
Sunday, August 15, 2010

Shanghai, People's Republic of China

The 2010 Academic Ranking of World Universities (ARWU) is released today by the Center for World-Class Universities of Shanghai Jiao Tong University. Starting from 2003, ARWU has been presenting the world top 500 universities annually based on a set of objective indicators and third-party data. ARWU has been recognized as the precursor of global university rankings and one of the most influential lists.

US still dominates 2010 list with 8 universities in the top 10 and 54 universities in the top 100. Harvard University remains the No. 1 in the world for the eighth year, followed by Berkeley and Stanford. MIT, Caltech, Princeton, Columbia, Chicago also appear in top 10 as in 2009.

The best ranked UK universities are Cambridge (5th) and Oxford (10th), other well placed European universities include: ETH Zurich (23rd) and University of Zurich (51st) in Switzerland, Paris 6 (39th) and Paris 11 (45th) in France, Copenhagen (40th) and Aarhus (98th) in Denmark, Karolinska (42nd) and Uppsala (66th) in Sweden, Utrecht (50th) and Leiden (70th) in Netherlands, Munich (52nd) and TU Munich (56th) in Germany, Helsinki (72nd) in Finland, Moscow (74th) in Russia, Oslo (75th) in Norway, and Ghent (90th) in Belgium.

106 universities from Asia-Pacific region are ranked among top 500 in 2010, among them the leaders are: Tokyo (20th) and Kyoto (24th) in Japan, ANU (59th) and Melbourne (62nd) in Australia, and Hebrew University of Jerusalem (72nd) in Israel. While the ranking methodology has been kept the same, the number of top 500 Chinese universities reaches 34 in 2010, which is more than doubled of that in 2004 (16), with National Taiwan University, Peking, Tsinghua, and Chinese University of Hong Kong ranked among top 200. Universities in Middle East countries are making significant progress, King Saud University and King Fahd University of Petroleum & Minerals of Saudi Arabia first enters into top 400 and top 500 respectively, Istanbul University in Turkey and University of Teheran in Iran are very close to top 400.

Besides the overall ranking, the 2010 Academic Ranking of World Universities by Broad Subject Fields (ARWU-FIELD) and 2010 Academic Ranking of World Universities by Subject Field (ARWU-SUBJECT) are also published. These rankings list the world top 100 universities in five broad subject fields and in five selected subject fields, where the top 3 universities are:

Natural Sciences and Mathematics – Harvard, Berkeley and Cambridge
Engineering/Technology and Computer Sciences – MIT, Stanford and Berkeley
Life and Agriculture Sciences – Harvard, UC San Francisco and MIT
Clinical Medicine and Pharmacy – Harvard, UC San Francisco and John Hopkins
Social Sciences – Harvard, Chicago and Stanford
Mathematics – Princeton, Berkeley and Harvard
Physics – Harvard, MIT and Caltech
Chemistry – Berkeley, Harvard and Cambridge
Computer Science – Stanford, MIT and Berkeley
Economics / Business – Harvard, Chicago and MIT
The complete lists and detailed methodology can be found at the Academic Ranking of World Universities website at http://www.arwu.org/.

Center for World-Class Universities of Shanghai Jiao Tong University (CWCU): CWCU has been focusing on the study of world-class universities for many years, published the first Chinese-language book titled world-class universities and co-published the first English book titled world-class universities with European Centre for Higher Education of UNESCO. CWCU initiated the "First International Conference on World-Class Universities" (WCU-1) in 2005 and organizes the conference every second year, which attracts a large number of participants from all major countries. CWCU endeavors to build databases of major research universities in the world and clearinghouse of literature on world-class universities, and provide consultation for governments and universities.

Contact: Dr. Ying CHENG ranking@sjtu.edu.cn

34 comments:

  1. Dân số VN hiện nay yuớc tính là 85,789,573 nguời và đúng hàng thứ 13 tên thế giới. Ta có hơn 4000 năm văn hiến, có truờng đại học đầu tiên trên thế giới (Wow!). Literacy rate là 90.3% đứng hạng 93 trên thế giới.

    Nhưng chuyện VN sẽ có truờng Đại học nằm trong top 200 của thế giới là chuyện của ngàn kiếp sau.

    Nếu cho Đại học tự trị và xóa bỏ hệ thống đảng trong truờng học các cấp, thì còn có cơ hội trong 100 năm nữa sẽ lọt vào top 200.

    Choi

    ReplyDelete
  2. Bác Choi, phi chính trị hóa 1 nền học thuật + cho phép mô hình tư nhân phi lợi nhuận được tự chủ hoàn toàn thì khoảng 20 năm VN có trường lọt vào top 100.

    Không khó lắm đâu, nếu làm được 2 yêu cầu kia. Nhưng với tình trạng hiện tại, làm được 2 yêu cầu kia thì giống như... xây đảo giữa đại dương!!!

    ReplyDelete
  3. Việt Nam sắp có rồi mà các bác, deadline là 2017. Báo đăng rồi. Ở trên Vietnamnet ấy.

    Nó đây này: http://vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Viet-Nam-se-co-DH-dang-cap-quoc-te-vao-2017-928841/

    PA

    ReplyDelete
  4. Nơi tôi ở San Diego có 3 truờng: UC San Diego và SDSU (hai truờng công) và University of San Diego (Truờng tư của Diocese of San Diego). 3 cái truờng lớn nhất thành phố San Diego này mỗi năm cho ra truờng khỏang 20,000 cử nhân đủ các ngành.

    SDSU có thư viện với 2,000,000. tựa sách,tạp chí, văn bản chính quyền. Ngòai ra mỗi department có thư viện riêng.

    Thư viện UCSD cũng như thế. Ở trong truờng phải dùng xe bus để di chuyển.

    Tôi không biết sao chứ tôi đã đưa một nguời bạn VN, phó giáo sư dạy ở truờng Đại học Khoa học (ở đuờng Nguyễn Văn Cừ, anyh bạn này tốt nghiêp bên pháp về VN. Sau khi đi tham quan hai truờng, vào thư viện, phòng thí nghiệm nhà ăn, dorm, phòng tập thể dục, khu thể thao, hồ bơi, vv. thì anh bạn tuyên bố 1 câu chắc nịch. Pháp còn hụt hơi mới theo kịp còn VN thì vài trăm năm nữa.

    3 truờng này chưa nằm trong top 100 của list các đại học hàng đầu. Thành phần giáo sư thì giải Nobel có khỏang 20 nguời. Còn Tiến sĩ thì đông như kiến. Nguời VN tị nạn có 10 tiến sĩ hiện đang đứmg lớp ở các truờng này.

    Nếu xét theo điều kiện trang bị và giảng dạy thì VN cần phải chuẩn bị bao nhiêu năm nữa mới đuợc như những truờng ở thành phố này mà thành phố này chỉ có 1.3 triệu dân.

    Deadline 2017 - 2099 là hoang tuởng.

    Choi

    ReplyDelete
  5. Bảng xếp hạng cho thấy các trường có thứ hạng cao đều là những ĐH nặng về nghiên cứu (reasearch university). Theo tôi VN đặt mục tiêu trong top 200 trong 20 năm tới la không thực tế. Tổng quát xã hội, kinh tế va dân trí chưa đũ cao để hổ trợ một DH nghiên cứu ở đẵng cấp quốc tế. VN nên đặt trọng tâm phát triển một hệ thống DH với mục tiêu truyền bá kiến thức (transmission of knowledge) hơn là sáng tạo kiến thức (creation of knowledge). Mỗi nămVN cần giáo dục hằng triệu thanh niên để họ giúp vào việc phát triển kinh tế và có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế. Hãy nhìn thí dụ Trung Đông (Saudi Arabia, United Arab Emirates, etc..), mặc dù tài của hầu như vô tận, các quốc gia này chú trọng thiết lập các DH (và thu hút tài năng quốc tế) cho mục tịêu giãn dạy chứ không phải là nghiên cứu.

    ReplyDelete
  6. Thế này thì nguy quá rồi. Lại thêm 1 trường bị hố. Báo Tiền Phong có đăng tin Đại học Bách Khoa TPHCM có liên kết với Applied Sciences Northwestern Switzerland.

    http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/509880/Hoc-MBA-de-tro-thanh-nha-tu-van-quan-tri-quoc-te.html

    Đây là dạng trường núp dưới bóng 1 trường khác để loè người ta . Trường không có Campus mà chỉ là 1 văn phòng nhỏ thôi .

    http://www.slideshare.net/SwissUniversities/university-of-applied-sciences-northwestern-switzerland-school-of-business

    Trường mới được thành lập 2006 mà Tiền Phong nói đã hợp tác 12 năm với Bách Khoa TPHCM.

    Tôi sẽ cung cấp thêm info. nhưng tôi nghỉ chị Phương Anh dư sức nhận ra nếu search website của trường Applied Sciences Northwestern Switzerland.

    ReplyDelete
  7. Trời ơi! Thế này thì giáo dục đại học VN sẽ nhanh chóng đạt top 200 hay cao hơn nữa không chừng, nhưng top 200 nếu chấm theo tiêu chí: có nhiều chương trình liên kết với các trường giả, dỏm, ma ...

    Tôi sẽ tìm hiểu thêm, nhưng nếu ai có thông tin gì xin cung cấp nhé!

    PA

    ReplyDelete
  8. University of Applied Sciences Northwestern Switzerland
    Schulthess-Allee 1
    5201 Brugg
    Switzerland
    T +41 56 462 49 11

    http://www.en.fhnw.ch/about-us

    The FHNW was formed from a merger in 2006 of diverse tertiary institutions long established throughout the northwestern region of Switzerland: three Universities of Applied Sciences (Aargau, Basel-Stadt and Basel-Landschaft, and Solothurn), the School of Education of Solothurn and the School of Education and Social Sciences of Basel-Stadt and Basel-Landschaft and the Academy of Music Basel. Switzerland’s Federal Council authorised the establishment of the FHNW in 2003 and approved all of its existing programmes of study.
    Bó tay.com

    choi

    ReplyDelete
  9. Theo tôi, VN nên tập trung đầu tư vào các trường ứng dụng (professional school) như các trường quản lý, kỹ sư... để cung cấp nhân lực cho phát triển kinh tế rồi sau đó mới đầu tư vào các trường nghiên cứu.

    Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục đại học là đào tạo con người để làm việc. Như vậy thước đo quan trọng để đánh giá nền giáo dục đại học là năng suất lao động. Nếu đánh giá theo tiêu chí này thì các nước Âu châu như Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan và các nước Bắc Âu có năng suất lao động tương đương Mỹ, mặc dù có rất ít/không có trường trong các bảng xếp hạng này.

    ReplyDelete
  10. Nếu mà chúng ta đọc qua tất cả những website có liên hệ đến trường này thì nó sẽ phù hợp với những gì viết trong bài " Làm thế nào để nhận biết Degree mill".

    1- Không có Campus
    2- Không có danh sách giáo sư (listing staff)


    Higher-education experts in Switzerland and abroad have, by means of quality-assurance peer reviews, attested to the FHNW’s high degree of professionalism and quality. At the end of 2003 Switzerland’s Federal Council authorised the establishment of the FHNW for an unlimited period and approved all of its existing programmes of study.

    Chú ý cách dùng chữ của họ: Trường này chỉ được "approved all of existing programmes." không có nghĩa là bằng sẽ được chứng nhận bởi nhà nước.

    Còn đây nữa :

    http://www.universitieshandbook.com/directory/canton-aargau/university-of-applied-sciences-northwestern-switzerland

    Bạn vô website này nhớ bấm vô nút "more" ở hàng Recognition U + thì sẽ biết là trường được recognise chớ không phải accredited.

    Tội nghiệp cho sinh viên VN mình không có nhiều thông tin nên dể bị lừa.

    ReplyDelete
  11. Hai hôm nay tôi theo lời yeu cầu của một nguời bạn tôi đưa anh rể qúy của ông ta từ VN mới sang định cư theo diện di dân. Anh rể qúy này là kỹ sư nông nghiệp ở VN. ANh nói thu nhâp của nah khỏang 6 triệu đồng tháng. Mục đích của anh sang Mỹ sẽ học MBA vì ở VN học mấy truờng liên kết đắt tiền qúa anh kham không nổi. Ông bố vợ giải thích la học bên này không dễ dàng đâu nhưng anh ta không chịi nghe nên ông bố vợ có nhờ tôi đưa anh đi và chỉ cho anh ta thấy thực tế.

    Sẽ tiếp theo xin đừng rời máy. CHuơng trình sẽ tiếp tục sau khi hòan thành việc vợ sai.

    ReplyDelete
  12. Đầu tiên tôi đưa anh ta đến San Diego State University vì gần nhà và hơn nữa tôi thuộc từng building của truờng này.
    Đến phòng Admission tôi giới thiệu anh là kỹ sư từ VN mới sang và có ý định học MBA tại truờng.
    Sau khi đuuợc mời ngồi thì nguời Counselor ra tiếp và huớng dẫn. Dĩ nhiên tôi phải thông dịch 100% dù là anh này có bằng C tiếng anh ở VN. Sau khi counselor trình bày tóm tắt lại về điều kiện như sau:

    1. Transcript của anh phải gửi đến
    International Education Research Foundation, Inc. P.O. Box 3665. Culver City, CA 90231
    310) 258-9451
    Lệ phí: $165

    2. A copy of your GMAT score report (official score to be submitted to SDSU) Phải gửi thẳng từ trung tâm chứ không cầm tay dù là có seal)

    3. TOEFL tối thiểu 550 vì bằng cử nhân không phải của Mỹ

    4. Personal statement

    5. Resume
    6. 2 Letters of reference của 2 nguời có bằng TS biết về anh ta.

    Tạm ngưng sẽ tiếp phần tiền học và chuơng trình học sau.

    ReplyDelete
  13. Học phí:

    tiền học hai mùa học/năm = $6,190.00(18 units/năm)
    tiền sách = $1,638.00

    Chuơng trình học gồm 48 Units. Hòan tất sẽ mất 3 năm.

    Nguời Counselor thấy tôi thông dịch từ A-Z mới d8ề nghị anh nên đi qua American Language Institute (ALI)để học tiếng anh thi lấy TOEFL truớc rồi thi GMAT hãy làm đơn để tiết kiệm.

    Thích thì chiều, tôi đưa qua ALI (đây là extention của SDSU để cho SV ngọai quốc triêu phú học). Hõc phí 5,000/ mùa. một năm có 3 mùa học. Học khỏang 3 năm thì có thể thi TOEFL đuợc 500 điểm trở lên (đó là trung bình).
    Đưa anh ra về, mời anh đi uống cafe tâm sự thì anh cứ thở dài sườn suợt vì mộng đã tan. Anh thú thật là dù ở Sàigòn nhưng vẫn thiếu thông tin qúa. Anh nói các truờng liên kết MBI học viên đông lắm. Cả một phong trào MBI ở VN.

    Sau khi uống cafe tôi nói để đưa anh ta đi thi xếp lớp anh ngữ thử ở Adult Center. Sau 30 phút anh ra thì đuợc level 4/7 cũa chuơng trình ESL cho nguời lớn. Nếu anh ta học tiếp để hết level 7 này sẽ mất khỏang 1 năm rồi sau đó vào học Community College. Tôi nói với anh là vào Community College thì anh lại phải bắt đầu từ level 1 và chèo cho hết 5 level thì đến college English lúc đó mới tính credits. 5 level này mỗi level mất 16 tuần. tức là khỏang 2 năm ruỡi tiếng anh nữa. Lại thở dài suờn suợt.

    ReplyDelete
  14. Cầu cứu, cầu cứu!!!!

    Có ai đang ở Thụy Sĩ, biết về hệ thống bên đó, và đến được tận trường này để tìm hiểu rồi chia sẻ với mọi người ở đây được không nhỉ?

    Rất mong lời cầu cứu này có người đáp lời!

    PA

    ReplyDelete
  15. Kính Gửi cô Phương Anh
    FHNW theo em là một trường đã được kiểm định (accredited). Theo em tìm hiểu thì hệ thống trường đại học tại Thụy Sỹ chia ra làm 3 nhóm chính. Nhóm 1 khoảng 10 trường ĐH hướng hàn lâm, nhóm 2 là các trường hướng chuyên nghiệp còn lại là các trường đại học cộng đồng. FHNW thuộc nhóm thứ 2 và được CRUS cùng với KFH kiểm định. Thông tin có thể tìm kiếm tại link sau'
    http://www.kfh.ch/index.cfm?nav=2&
    http://www.crus.ch/information-programme/recognition-swiss-enic/recognised-or-accredited-swiss-higher-education-institutions.html?L=2
    Chương trình liên kết này không thể được thực hiện 15 năm. Có thể báo Tiền Phong đã nhầm lẫn. Theo em được biết Khoa Quản Lý Công Nghiệp- ĐH Bách Khoa Tp.HCM đã có thực hiện chương trình Thụy Sỹ MSM khá lâu còn chương trình MCI liên kết với FHNW thì hình như mới gần đây. Khi em còn ở Việt Nam trước năm 2007 vẫn chưa nghe thông tin gì về chương trình MCI.
    Đôi dòng để cô biết thêm thông tin

    ReplyDelete
  16. FHNW theo tiếng Đức được viết là "Fachhochschule Nordwestschweiz". Trong đó "Fachhochschule" có nghĩa là một trường Đại học theo hướng chuyên nghiệp (professional) và nó cũng được kiểm định theo hướng này (không đặt nặng nghiên cứu). Khi dịch sang tiếng Anh nó thường được dịch là "University of Applied Sciences".
    Chữ "Nordwestschweiz" được kết hợp từ 3 thành tố: North + West + Switzerland. Có nghĩa là trường này nằm ở vùng tây bắc của Thụy Sỹ.

    ReplyDelete
  17. Em cũng vừa tìm được thông tin về việc kiểm định của FHNW tại website của "Swedish National Agency for Higher Education". Website này cũng khẳng định FHNW đã được kiểm định.
    http://www.bbt.admin.ch/themen/hochschulen/00176/00179/01172/01173/index.html?lang=de
    Trang web này là trang web của chính phủ ".admin.ch" tương đương với miền ".gov.vn"

    ReplyDelete
  18. Mới nhận được thêm thông tin: Chương trình MBA-MCI của Khoa Quản Lý Công Nghiệp- Đại học Bách khoa Tp.HCM mở khóa đầu tiên năm 2009. Trong năm 2010 này tuyển sinh khóa thứ 2. Trong bài báo của Tiền Phong có khẳng định: "Đại học Bách khoa TP.HCM là đơn vị tiên phong trong cả nước về đào tạo MBA, các chương trình liên kết quốc tế MBA của Bách khoa đã có từ hơn 12 năm nay và được sự công nhận rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội". Theo em đoạn này muốn nhắc đến kinh nghiệm liên kết của ĐHBK TpHCM với chương trình Thụy Sỹ MSM chứ không phải đề cập đến MCI.

    ReplyDelete
  19. Lê thân,

    Cám ơn thông tin của em. Tôi vừa đọc nên chưa có thời gian kiểm tra lại, nhưng có một thắc mắc nhỏ: tại sao trường của Thụy Sĩ (swiss, switzerland) mà lại kiểm định của Thụy Điển (swedish, sweden) hở em?

    Em có nhầm không? Kiểm tra lại giúp cho tôi nhé!

    ReplyDelete
  20. Ôi, em xin lỗi, em paste nhầm tên của cơ quan ấy. Tên chính xác là
    "Federal Office for Professional Education and Technology" còn link trên là chính xác

    ReplyDelete
  21. Một số thông tin thêm từ "Center of Accreditation and Quality Assurance of the Swiss Universities (OAQ)"
    http://www.oaq.ch/pub/en/01_00_00_home.php

    ReplyDelete
  22. Cô Phương Anh,
    US News vừa cho ra bản xếp hạng các dại học Mỹ năm nay (2011) hôm 17 tháng 8. Tuy không có loại xếp hạng nào có thể gọi là hoàn hảo nhưng bảng xếp hạng của USNews là nghiêm túc nhất và có ích cho học sinh và phụ huynh trong việc chọn trường để học. Năm nay thứ hạng có thay đổi nhưng Ivy League có 6 trường trong Top Ten, hai trương kia trong Top 20. Stanford hạng 5, MIT hạg 7, UC berkeley hạng 22 (số 1 của đại học công lập).
    Lâm

    ReplyDelete
  23. Chào Lâm,
    Cám ơn em về thông tin trên. Tôi cũng đánh giá cao USNWR ranking, trước hết là vì họ có một nguyên tắc (nếu tôi nhớ không lầm) là CHỈ XẾP HẠNG NHỮNG TRƯỜNG ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH mà thôi.

    Có lẽ tôi cũng nên viết một bài giới thiệu USNWR ranking nhỉ?

    ReplyDelete
  24. Xin gửi mọi người bài viết của một bạn cựu sinh viên của UBI trường ĐHKHXH-NV. Bạn này đã gửi bằng cấp của mình đi kiểm định tại Mỹ. Mỹ không công nhận bằng của UBI là bằng thạc sỹ (MBA) nhưng công nhận bằng của Việt Nam. Trong đó cũng khẳng định UBI chưa được kiểm định.
    http://nhimxu2311.multiply.com/journal/item/42/42
    Tuy nhiên người viết bài này vẫn công nhận rằng UBI đã cung cấp cho chị ấy những kiến thức bổ ích và chị ấy không hối tiếc khi đã tham gia chương trình UBI.

    ReplyDelete
  25. Đúng là bảng xếp hạng kết quả cách nhau xa quá. Trường tôi xếp thứ 2 theo bên Jaotong, nhưng lại tụt xuống 22 theo bảng USNEWS.

    Như vậy là các bảng xếp hạng này không đáng tin.

    ReplyDelete
  26. Những bảng xếp hạng thế này chưa đủ nhiều tính tin cậy. Nếu nhìn vào phương pháp để tính toán xếp hạng của mỗi một tổ chức có thể đặt ra vô số câu hỏi lớn. Thực tế hiện nay là chưa có một công trình nghiên cứu thực sự được công bố về tiêu chuẩn của một bảng xếp hạng hay cách xếp hạng thế nào.
    Các tổ chức xếp hạng hiện nay chủ yếu dựa trên những nhận định cá nhân của mình. Vì vậy có thể thấy những khác biệt rất lớn giữa các bảng xếp hạng khác nhau. Vì vậy theo mình nó có ý nghĩa tham khảo thôi còn không thể lấy làm chuẩn mực được.

    ReplyDelete
  27. Các bạn ơi,

    Hình như người VN mình được luyện để chỉ chấp nhận một câu trả lời đúng cho mọi trường hợp thì phải?

    Trong khi bọn Tây (tư bản giãy chết!) thì nó chấp nhận sự thật vốn đa diện, đa dạng, và lại còn cần được bối cảnh hóa (contextualised) nữa chứ?

    Nên việc các bảng xếp hạng khác nhau cho ra kết quả khác nhau vì sử dụng các phương pháp đo khác nhau, thì đấy là điều rất bình thường, đồng thời cũng là thế mạnh của chúng đấy.

    Chúng tồn tại, và cạnh tranh với nhau, vì sự khác biệt này mà!

    "Nếu cứ bắt mọi việc phải theo ý mình, thì rồi đến một ngày kia, tất cả các loài hoa cúc đều nở ra cúc vạn thọ cả!" Tôi nhớ nhà văn Phan Khôi đã từng viết thế, và tôi rất thích câu này.

    Chia sẻ với các bạn chút ý kiến như vậy.

    PA

    ReplyDelete
  28. Có lẽ tôi cũng nên viết một bài giới thiệu USNWR ranking nhỉ?

    Cô Phương Anh,
    Rất mong cô viết bài này.

    "Nên việc các bảng xếp hạng khác nhau cho ra kết quả khác nhau vì sử dụng các phương pháp đo khác nhau, thì đấy là điều rất bình thường, đồng thời cũng là thế mạnh của chúng đấy.

    Chúng tồn tại, và cạnh tranh với nhau, vì sự khác biệt này mà!"

    Tôi rất đồng ý với cô về câu này. Đây là sở trường của xứ tự do. Let the wind of freedom blows (motto của Stanford Univeristy). Nhờ vậy mà Stanford có Paypal, Google, Yahoo, HP ... và Gallo, Mondavi winery CEO . Stanford cũng tự hào là sinh viên của họ có nhiêu huy chương vàng Olympic hơn nước Úc.
    Lâm
    Lâm

    ReplyDelete
  29. Cô viết...

    "đứng đầu là Havard với điểm tuyệt đối 100/100 cho tất cả các tiêu chí!"

    Em nghĩ là có chút nhầm lẫn: phương pháp tính của ARWU không xếp theo thứ tự của tổng số điểm, mà là lấy điểm của trường cao nhất làm 100 %, sau đó quy điểm của các trường điểm thấp hơn theo tỉ lệ này. Do đó, trong mọi trường hợp trường đứng đầu AWRU luôn là 100 %, nhưng không phải là điểm tuyệt đối cho tất cả các tiêu chí.

    ReplyDelete
  30. Về vấn đề chương trình liên kết của Đại học Bách khoa TP. HCM với Trường Kinh tế (School of Business) thuộc Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thuỵ Sĩ (FHNW), em nghĩ là không có vấn đề gì cả. Muốn biết về giáo dục đại học Thuỵ Sĩ, có thể xem trong các nguồn tin chính thức:

    - Cổng thông tin giáo dục Thuỵ Sĩ (http://www.educa.ch)
    - Hội nghị các hiệu trưởng đại học Thuỵ Sĩ (http://www.crus.ch)
    - Mạng lưới điện tử kết nối các trường đại học Thuỵ Sĩ (http://www.switch.ch)
    - và một số nguồn khác mà anh/chị Le đã dẫn...

    Riêng người giấu tên dẫn lại một số nguồn với cách diễn giải thông tin một cách cảm tính thì em thấy dường như có gì đó thiếu tin cậy!

    ReplyDelete
  31. Trong link mà Anonymous August 18, 2010 9:57 AM gửi cũng khẳng định FHNW đã được kiểm định. Các bạn có thể check ở phần accreditation
    http://www.universitieshandbook.com/directory/canton-aargau/university-of-applied-sciences-northwestern-switzerland
    Trường này được công nhận (accreditation) bởi hai tổ chức.
    * Federal Office for Professional Education and Technology (OPET)
    * Rectors' Conference of the Swiss Universities (CRUS)
    Về mức công nhận (Recognition), trường FHNW đạt mức U+. Có nghĩa là một trường tư được công nhận đến cấp chính phủ liên bang.
    Cấp cao nhất là U++ là được cấp chính phủ liên bang và toàn bộ hệ thống đại học công lập thừa nhận.

    Như vậy FHNW không phải là một trường danh tiếng lớn nhưng như vậy cũng chấp nhận được với một chương trình liên kết. Theo em, chương trình này không có vấn đề gì. Chính phủ Thụy Sỹ công nhận trường này là tốt rồi.

    ReplyDelete
  32. Chị PA:

    Washington Monthly vừa có college ranking mới cho 2010. Washington Monthly không "commercialized" bằng US&WNR nên ranking kém phổ thông hơn mặc dầu nó có nhiều tiêu chuẫn đánh giá hay.

    http://www.washingtonmonthly.com/college_guide/toc_2010.php

    ReplyDelete
  33. Chào Minh Bùi,
    Cám ơn em. Chị sẽ đọc, và có gì hay sẽ chia sẻ ở đây cho mọi người biết.

    PA

    ReplyDelete
  34. Mình đang rất cần biết thông tin về FHNW và chương trình MBA của trường này, có ai kết luận giúp mình không ???

    ReplyDelete