Sunday, June 13, 2010

Trung Quốc: "Cần điều chỉnh chiến lược quốc gia về giáo dục đại học"

Đọc tin này bằng tiếng Anh ở đây. Còn dưới đây là bản dịch tiếng Việt của bài viết trên. Lần này, bản dịch không phải của tôi, mà của Kim Khôi - thuộc thế hệ 8x - cung cấp. Tôi đã đọc và hiệu đính lại.

Phần in nghiêng đậm trong bài dịch là do tôi thêm vào để nhấn mạnh những ý cần chú ý.

Thanks, Khoi, for providing the translation. Keep up the good work, Khoi, and enjoy reading, everybody!

---
Bắc Kinh, 04/06/2010 – Số lượng các thí sinh tham dự kỳ thi quốc gia để tuyển sinh đại học đã giảm trong vòng 2 năm liên tiếp sau khi đã đạt số lượng cao nhất vào năm 2008.

Trong tình hình như vậy, các trường đại học cần cân nhắc kỹ việc mở rộng tuyển sinh. Bên cạnh đó, chính sách quốc gia về giáo dục đại học cũng cần điều chỉnh.


Số lượng các thí sinh từ vùng nông thôn đã tăng đáng kể và hiện chiếm 61,9 % tổng số hơn 9,57 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học.

Việc ngày càng có nhiều học vùng nông thôn có khả năng tiếp cận với giáo dục đại học là một điều tích cực. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu đa số các sinh viên tốt nghiệp có kiếm việc làm ở thành phố hay không.

Nếu có, thì điều này có nghĩa là việc làm ở thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, chắc chắn sẽ chịu rất nhiều áp lực. Còn nếu không,vậy họ sẽ áp dụng những gì đã học được ở đại học vào đâu?

Năm nay, các trường đại học y, dưới sự bảo trợ trực tiếp của Bộ Giáo dục sẽ tuyển 5.000 sinh viên từ nông thôn. Các sinh viên này sẽ được đào tạo miễn phí trong vòng 5 năm, sau đó quay về quê nhà để làm việc tại những bệnh viện ở địa phương. Điều này sẽ giải quyết được nhu cầu nhân lực tại các địa phương kém phát triển của các sinh viên đó.

Thực sự bệnh viện tại các thị trấn nghèo đang rất cần những bác sĩ được đào tạo lành nghề trong khi bệnh viện tại các thành phố lại quá dư thừa.

Trong bối cảnh như vậy, kế hoạch nêu trên sẽ giúp giải quyết vấn đề. Các sinh viên tốt nghiệp không những sẽ giúp cải thiện chất lượng y tế tại các thị trấn kém phát triển mà còn trút bỏ được mối lo về việc làm của mình sau khi tốt nghiệp.

Những ý tưởng tương tự đang rất cần để giải quyết vấn đề nhân lực cho các vùng kém phát triển đang thiếu chuyên gia trầm trọng, vừa tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên tốt nghiệp.

(Nguồn: Chinadaily.cn)
---
Viết thêm:
Với kinh nghiệm như trên của TQ, có lẽ VN cũng cần có những nghiên cứu về tỷ lệ sinh viên từ các tỉnh đến các thành phố lớn để dự thi tuyển sinh đại học, và về tỷ lệ các sinh viên này trở về nguyên quán để làm việc là như thế nào, để định hướng chiến lược phát triển giáo dục của mình cho đúng hướng, nhỉ?

No comments:

Post a Comment