Tôi tìm thấy entry này khi tôi search cụm từ "India Higher Education Knowledge Creation Retail". Chả là vì tôi đang quan tâm đến bước đi của 2 nước "đại gia" của Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, xem họ đang làm gì với giáo dục đại học của họ.
Hai nước này vốn đang minh họa cho 2 mô hình rất khác nhau của châu Á, cả về thể chế chính trị, lẫn các định chế văn hóa và xã hội, các chính sách phát triển kinh tế, khoa học, và giáo dục đại học.
Và trong một cuốn sách nào đó tôi quên rồi, viết về giáo dục đại học và ước mơ đẳng cấp quốc tế, các tác giả của nó đã nhắc đến Ấn Độ với cái tựa sao đó tôi cũng quên rồi, mà trong đó có cụm từ tôi nghe qua là dịch được ngay và nhớ ngay đến giờ, là "bán lẻ tri thức". Giờ đây thì cụm từ "bán lẻ tri thức" cũng đã trở nên quen thuộc, nhưng khi tôi dùng cụm từ đó cách đây vài năm thì người nghe còn thấy kỳ lạ lắm.
Quay trở lại entry tôi đang giới thiệu ở đây. Cái tựa của nó có thể dịch là "Sáng tạo ra tri thức bằng phương pháp sao chép". Một cái tựa thật ... ấn tượng!
Mà ấn tượng nhất, đối với tôi, là mặc dù tác giả chẳng đề cập gì đến VN cả, nhưng sao cái tựa này lại đúng với tình hình VN hiện nay đến thế?
Để xem bài viết ấy nói gì nhé. Đáng chú ý, theo tôi, là những đoạn sau đây:
Can one copy Stanford or MIT by merely putting up a campus of such institutions? Can one copy the breakthrough Georgia Institute of Technology has achieved through its Advanced Technology Development Center? Or let’s make it easier, could a nation copy the syllabus and organizational structure of MIT (it is all available online) and achieve the same? What I have learned and seen of the world, duplication is flattery yet self effacing in academia.
The trend of copy and paste knowledge creation stations continues across the globe. For example, if ever in Dubai, one must visit what I have come to call the mall of universities i.e. the Knowledge Village. It is over 300 universities from across the world with literally a store front like setup. At the same time though, the American University in Dubai has built a large and open campus that creates a sense of being in an education institution in comparison to the Knowledge Village.
[...]
Lastly, and most importantly, the knowledge creator must be allowed to fail. I am afraid that the large corporate culture of incremental innovation and avoiding or not recognizing failure may creep into the academic institutions, where risk taking is encouraged to create breakthroughs. More on this topic in the near future.
Rất đáng suy nghĩ! Tóm tắt: để sáng tạo ra tri thức (nhiệm vụ chủ yếu của một trường đại học), thì không thể bắt chước một cách dễ dàng những điều nông cạn, hời hợt ở bên ngoài, chẳng hạn như tỷ lệ giảng viên trên sinh viên, hoặc cơ sở vật chất, hoặc tiền đầu tư trên đầu sinh viên - mặc dù những điều này đều rất cần.
Cần có nhiều thứ khác, lâu dài hơn, trong đó theo tôi quan trọng nhất là "người sáng tạo ra tri thức phải được phép sai lầm" - tức nôm na là nếu nghiên cứu có khi không ra kết quả gì cả, ví dụ thế, thì cũng vẫn không bị trừng phạt. Làm như vậy, mới mong có những sáng chế mang tính đột phá.
Và tự hỏi, có phải TQ, cũng như VN, đang sai lầm khi đặt ra những chỉ tiêu áp đặt về mặt hành chính, thậm chí về mặt chính trị (quyết tâm chính trị!), rồi các hiệu trưởng, vốn là những người cấp dưới về mặt hành chính và cả chính trị nữa, buộc phải thi hành, không chấp nhận làm khác, và không chấp nhận sai lầm (đã nghiên cứu thì bao giờ cũng phải có kết quả tốt, đố ai dám báo cáo khác!!!!)
Có ai hiểu rằng khoa học không cần đến, và cũng không thể phục tùng, dù có muốn, những quyết tâm chính trị, dù là quyết tâm cao đến mấy, không nhỉ?
Cái mà khoa học cần, như trong bài liêm chính trong học thuật tôi đã giới thiệu, là sự theo đuổi chân lý một cách khách quan, nghiêm nhặt, và trung thực.
Khi nào thì chúng ta muốn có những cái đó? Và khi nào thì chúng bắt đầu vun đắp những giá trị đó?
Cô có thể nói rõ hơn về "chỉ tiêu áp đặt về mặt hành chính, thậm chí về mặt chính trị" không ạ (một số ví dụ cụ thể chẳng hạn)? Vì chỉ tiêu áp đặt về mặt chính trị, theo chỗ em hiểu, liên quan đến vấn đề tự do học thuật nhiều hơn (đây cũng là một rào cản đối với sự phát triển của các ngành khoa học xã hội ở Việt Nam).
ReplyDeleteThật ra, em nghĩ nghiên cứu không thành công thì chuyện bị "trừng phạt" (theo cách này hay cách khác) cũng khó tránh khỏi, không chỉ ở VN hay TQ mà còn ở nhiều nước khác. Dù sao các nghiên cứu khoa học cũng tốn kém, và người cấp vốn cho các dự án có lẽ cũng muốn đồng tiền mình bỏ ra mang lại kết quả nào đó. Việt tìm ra một biên độ "failure tolerance" thích hợp, vừa khuyến khích người nghiên cứu chấp nhận rủi ro để có được những sáng chế mang tính đột phá, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học, xem ra là chuyện không dễ dàng.
Trong bối cảnh Việt Nam, em nghĩ vấn đề đáng quan tâm hơn là tự do học thuật. Cứ cho là không có sáng chế mang tính đột phá, thì nếu có thể có được "incremental innovation" như bài báo nói cũng đã đáng mừng rồi. Tiếc là hình như ngay cả "incremental innovation" hay incremental improvement cũng đang rất thiếu, nhất là ở những lĩnh vực "nhạy cảm" như khoa học xã hội. Hình như đây mới là khác biệt lớn giữa VN/TQ và nhiều nước có nền giáo dục ĐH phát triển?
SGK
Hi SGK,
ReplyDeleteĐể trả lời câu hỏi của em thì cần thảo luận trực tiếp, chứ viết trên blog thế này khó mà làm cho nhau hiểu hết ý, em đồng ý chứ?
Tôi chỉ comment nhanh như thế này thôi: Em có nghĩ có một connection nào đó giữa chính thể của chúng ta và sự chấp nhận hoặc không chấp nhận các giá trị cơ bản của đại học phương Tây, ví dụ như "tự do học thuật" hay không? Tôi thì tôi nghĩ là có.
Chính vì thế mà tôi mới nói đến "quyết tâm chính trị" đấy. Đại khái như thế này: Các hiệu trưởng thì phải là đảng viên, đương nhiên rồi; các trưởng khoa, trưởng phòng đa số cũng là đảng viên; trong trường ngoài ban giám hiệu thì còn có đảng ủy, "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện"; những con người "ưu tú" nhất cũng đều lần lượt được đưa vào đảng và giữ mọi vị trí lãnh đạo lớn nhỏ, chấp hành sự lãnh đạo của đảng cấp trên. Đó chính là cái mà tôi gọi là quyết tâm chính trị đấy em ạ.
Phương Anh