Sao lúc này tôi cứ quan tâm đến giáo dục đại học Trung Quốc thế nhỉ? Chỉ vì cách đây ít lâu tôi có được mời tham gia một đề tài nghiên cứu quan trọng của ngành giáo dục VN, cũng liên quan đến ước mơ đại học đẳng cấp quốc tế.
Khi tham gia đề tài đó, tôi đã nhận ra, nếu đất nước mình không có kinh nghiệm gì về xây dựng đại học thành công, thì phải học hỏi của thế giới. Và "thế giới" ở đây là những nước có điều gì đó để cho mình có thể học hỏi. Tôi đã chọn: Mỹ (vì đại học của Mỹ thành công, ai cũng phải thừa nhận), Trung Quốc (vì có thể chế chính trị cũng như văn hóa giống VN, cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm xây dựng đại học đỉnh cao với những thành tựu nhất định), và Mã Lai (vì có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ít nhiều giống VN vì ở trong khu vực Đông Nam Á, cũng có tham vọng đại học đẳng cấp quốc tế, và ít nhiều thành tựu về phát triển đại học - ít ra là hơn VN).
Cũng nhờ tìm hiểu về các mô hình đại học của 3 nước đó mà tôi đã đi đến một kết luận - một lý thuyết thì đúng hơn - là Trung Quốc sẽ khó lòng xây dựng được đại học đẳng cấp quốc tế nếu không thay đổi cách quản lý đại học của mình. Tuy nhiên, lý thuyết đó của tôi lúc ấy có vẻ chưa thuyết phục được mọi người lắm, vì rõ ràng là đại học TQ đang phát triển xem ra rất hoành tráng kia mà. Còn những khiếm khuyết và nguy cơ khủng hoảng mà tôi đã chỉ ra thì cũng chỉ mới là tiềm ẩn mà thôi, nên chưa ai thấy.
Vì vậy mà gần đây, khi báo chí TQ bắt đầu nêu lên những thất bại của đại học Trung Quốc, thì tôi theo dõi rất kỹ, đến nỗi cảm thấy đủ tự tin để viết loạt bài trên Tia Sáng về khủng hoảng giáo dục đại học tại Trung Quốc (lẽ ra còn phải thêm một kỳ nữa, mà tôi chưa có thời gian để viết cho xong).
Rồi kết quả xếp hạng châu Á mới đây lại thêm chứng cớ để củng cố cái lý thuyết của tôi - lý thuyết mà thật ra cũng chỉ đứng trên vai các người khổng lồ đã từng nghiên cứu về giáo dục đại học lừng lẫy trên thế giới như Tierney, Altbach, hoặc Marginson mà thôi. Rằng TQ cần phải tiếp tục đổi mới cách quản lý giáo dục đại học của mình, thì mới mong có được những thành tựu lớn một cách có hiệu quả và bền vững.
Nay, lại đọc được bài mới này: Nhiệm vụ bất khả.
Bài thì mới, nhưng nội dung thật ra cũng không có gì mới, nếu có thì chỉ là cách diễn đạt mới, người phát biểu mới, chi tiết mới mà thôi. Còn kết luận, thì ngay cả tôi cũng kết luận được, còn ai lạ gì cái kết luận đó nữa, phải không? ;-)
Dù sao thì bài ấy cũng đáng đọc, hoặc ít ra, có vài đoạn đáng được trích dẫn ở đây.
According to Yangzi Evening News, at an interview at the Fourth Chinese-Foreign University Presidents Forum in Nanjing, east China's Jiangsu Province, in early May, Richard Levin, President of Yale University, said that the multidisciplinary breadth and cultivation of critical thinking are the two key elements that have been missing in China's higher education. He was critical of the extremely specialized higher education in Asia, where students pick a discipline or a profession at 18 and study little else. He also critiqued the traditional Asian pedagogy, which focuses on the mastery of content, not on the development of the capacity for independent and critical thinking.
Dịch tóm tắt: Richard Levin, Hiệu trưởng ĐH Yale (nhân tiện, trường này là nơi có bà Đỗ Ngọc Bích nổi tiếng của chúng ta đang làm việc, và là một trường rất thân với Trung Quốc và ủng hộ Trung Quốc hết mình) đã phát biểu rằng 2 yếu tố then chốt hiện đang vắng bóng trong giáo dục đại học của TQ là tính liên ngành của chương trình và tư duy phản biện của sinh viên. Ông cũng phê phán phương pháp sư phạm của châu Á, vốn quá chú trọng việc học kiến thức mà quên đi việc phát triển năng lực tư duy độc lập và phản biện.
Ni Jun, Professor of Manufacturing Science at the University of Michigan who has taught in several universities throughout China and the United States, said while the new recruits of the top 10 universities in China are by no means less intelligent than their counterparts in the United States, different pedagogies have produced different graduates.
Dịch tóm tắt: Ni Jun, GS trường ĐH Michigan, người có kinh nghiệm giảng dạy cả ở TQ lẫn ở Mỹ, nói trí tuệ ở đầu vào của sinh viên TQ và Mỹ là ngang nhau nhưng đầu ra khác nhau, do phương pháp sư phạm khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau.
Chà chà, cái nhận định ngay trên đây đáng ngại quá nhỉ? Mà hình như VN cũng tương tự như thế hay sao ấy? Vậy phải làm sao đây?
Cũng giống như VN (mà thực ra, ai làm giống ai nhỉ?), TQ đang đổi mới quản lý giáo dục. Nhưng đổi mới như thế nào cơ chứ? Đây này:
"An excellent university should have independent thinking and free expression, [...]" said Wen.
Reducing government interference in university operations and removing the rigid administrative ranking-based hierarchy of faculty and staff have long been regarded as priorities in the reform of Chinese institutions.
Dịch tóm tắt: (Này, chú ý là Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu đấy nhé!) Trường đại học xuất sắc phải có tư duy độc lập và tự do phát biểu. Phải giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của chính quyền vào việc vận hành hàng ngày của trường đại học, và xóa bỏ hệ thống cấp bậc mang tính hành chính của cán bộ, giảng viên các trường.
Thế hiện nay thì sao? Đọc phát biểu của Hiệu trưởng một trường đại học nhé:
Receiving an interview in March, Yi Hong, President of Nanjing-based Southeast University, which is directly administered by the Ministry of Education, said the government is administrating universities as if they were government agencies and administrative powers can decide the results of ratings of universities, the allocation of funding, the design of curriculum, how to use government funding and how to evaluate university laboratories.
Dịch tóm tắt: Nhà nước đang đối xử với các trường giống như đối xử với các cơ quan của chính quyền, và các quan chức nhà nước có quyền định đoạt kết quả phân loại trường đại học, cấp phát kinh phí, thiết kế chương trình giảng dạy, sử dụng ngân sách nhà nước, thậm chí cả đánh giá các phòng thí nghiệm của trường đại học nữa!
Quả là giống VN, cứ như là hai anh em sinh đôi! Vì hiện nay Bộ GD cũng đang chỉ thị đổi mới quản lý giáo dục. Không hiểu Bộ có sẽ thực hiện giống như TQ không nhỉ: xóa bỏ hệ thống cấp bậc mang tính hành chính của cán bộ, giảng viên?
Nếu Bộ chưa nghĩ đến, thì rất mong Bộ nghĩ đến việc cải cách quản lý nhân sự, sau khi Bộ đọc được bài này - nếu có bao giờ tôi có hân hạnh được Bộ vào đọc trang blog này của tôi!
No comments:
Post a Comment