Cái tựa entry này thế nào cũng làm cho một số người chú ý cho xem. Vì hình như báo Nhân Dân ít ai đọc lắm thì phải, trừ những người làm công tác Đảng, có lẽ vậy.
Nhưng lần này thì quả thật có 2 bài về giáo dục ĐH đáng đọc. Nó là bài phỏng vấn GS Đào Trọng Thi, nguyên GĐ ĐHQG Hà Nội. Hiện ông còn đang giữ chức vụ to tát khác, khi các bạn đọc bài phỏng vấn thì sẽ rõ.
Do đang vội đi làm, nên chỉ đưa link 2 bài viết trên báo Nhân Dân thôi. Khi có chút thời gian, tôi sẽ quay lại viết tiếp nhận định của tôi về 2 bài viết mà tôi giới thiệu ở đây. Bạn đọc nào có ý kiến gì về vấn đề đặt ra trong báo thì comment giúp nhé!
---
Loạt bài Giáo dục đại học: Bức tranh đáng báo động.
Bài thứ nhất:
Loạn cấp phép thành lập trường ĐH.
Ở đây, link: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=36&sub=48&Article=176266.
Bài thứ hai:
Chất lượng GD ĐH không đạt chuẩn ... VN. Ở đây, link: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=0&article=176320.
Chỉ có một comment nhanh: Dường như vẫn chưa có giải pháp gì có vẻ khả thi lộ ra từ 2 bài viết này. Vẫn chỉ là hiện trạng, and it's bad. Làm sao làm cho nó tốt hơn, hình như chưa thấy rõ.
Tôi chợt nhớ đến một bài tôi đã viết và đưa trên blog này cách đây ít lâu: "Bộ Giáo dục đạt mục tiêu đổi mới bằng cách nào?" Bài ấy tôi viết cho Tia Sáng, nhưng vì đăng lên blog nên bị ai đó lấy đưa lên trang boxitvn mà không thèm hỏi tôi một tiếng, cũng chẳng để tên tôi là tác giả. Nhưng vì đăng trên đó trước, nên Tia Sáng không đăng nữa!
Theo tôi, câu trả lời tổng quát đã nằm trong bài viết đó. Tôi viết nó sau khi đọc và trăn trở rất nhiều về những mô hình đại học thành công cũng như thất bại trên thế giới. Nhưng dường như không mấy ai quan tâm?
Nó ở đây, nếu bạn nào muốn đọc lại (vì tò mò). Link: http://ncgdvn.blogspot.com/2010/03/bo-giao-duc-at-muc-tieu-oi-moi-bang.html.
Enjoy!
Monday, June 7, 2010
Hai bài đáng đọc trên báo Nhân Dân về chất lượng đại học
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Đọc bài phỏng vấn về cấp phép ĐH, em thấy vấn đề nổi cộm là chuyện tiền kiểm và hậu kiểm. Có vẻ như người ta chú trọng đến tiền kiểm hơn, từ chuyện quản lí dự án FDI với bảo vệ môi trường đến thành lập đại học. Ở VN có cụm từ "thả nổi đầu ra", mà em chưa gặp thuật ngữ tương đương bên tiếng Anh. Gần đây một số tỉnh thành đã chuyển dần từ tiền kiểm sang hậu kiểm khi quản lý dự án FDI. Có vẻ ngành GD cũng nên xem xét hướng đi này, bên cạnh việc thiết lập một cơ chế quy trách nhiệm rõ ràng?
ReplyDeleteSGK
Ở đây có lẽ sẽ nảy sinh vấn đề: ai sẽ "hậu kiểm"? Bộ GD-ĐT có lẽ sẽ không đủ nguồn lực để đi kiểm tra từng trường. Nhà báo Nguyễn Vạn Phú (hình như cũng từng đi dạy) đã có một đề xuất, mà theo em cũng có nhiều điểm tương đồng với các góp ý của cô PA: "sử dụng những mối quan hệ xã hội để tạo ra các lợi ích cân bằng tự giám sát lẫn nhau theo đúng định hướng nhà quản lý muốn hướng tới".
ReplyDeleteCô có thể đọc bài viết gốc ở đây:
http://nguyenvanphu.blogspot.com/2010/03/om-om.html
SGK
Hi SGK,
ReplyDeleteHôm nay mới có giờ để đọc kỹ 2 comments của em. Cám ơn link về bài của NVP, cô đọc từ trước rồi. Giờ đọc lại, thấy hình như giải pháp vĩ mô cho những vấn đề của giáo dục VN thì người dân ai cũng biết cả rồi, nhưng chính quyền thì dường như lại cứ lúng túng và chỉ cố giải quyết những chuyện vi mô?
Chắc cô lại phải viết tiếp một bài về hậu kiểm và chế tài, em ạ! Thanks for the idea!
PA