Sunday, February 14, 2010

Đáng đọc và suy ngẫm: "Cách nhìn tạo ra số phận"

Một bài viết hay trên Tuần Việt Nam, tựa đầy đủ là "Trung Quốc trong mắt Nhật Bản, cách nhìn tạo ra số phận". Ở đây.

Những vấn đề đặt ra trong bài viết rất đáng cho các trí thức Việt Nam suy ngẫm trong những ngày đầu tiên của năm Canh Dần, một năm với những thách thức lớn không chỉ riêng cho Việt Nam mà cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

Còn dưới đây là những trích dẫn và ý kiến của tôi về bài viết này. Cũng như mọi lần, những chỗ nhấn mạnh, in nghiêng, đậm là do tôi thêm vào.
Trong thời đại ngày nay, khi Trung Quốc đang ôm tham vọng giành lại vị trí lịch sử đặc biệt trước đây. Để định vị chính mình, Việt Nam không thể không định vị Trung Quốc. Chúng ta hãy thử nhìn lại lịch sử, tham chiếu Nhật Bản, một nước cũng là láng giềng Trung Quốc như Việt Nam, nền văn minh cũng sinh sau đẻ muộn như Việt Nam, và quy mô quốc gia cũng nhỏ bé như Việt Nam, đã định vị Trung Quốc như thế nào trong một bối cảnh lịch sử tương tự như Việt Nam.

Quá đúng. Thời thế đã đổi thay, Trung Quốc bây giờ đã khác xưa, và Việt Nam cũng khác. Change is the only constant. Vậy, hà cớ gì chúng ta lại cứ mãi giữ khư khư một cách nhìn, một kiểu quan hệ với Trung Quốc, như đã từng xảy ra trong suốt lịch sử lâu dài của dân tộc ta đối với người láng giềng "anh lớn" (big brother) này? Tại sao nhỉ?
Nước ta suốt nghìn năm, mỗi khi Trung Quốc xâm lăng thì ngoan cường tuyên bố "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", nhưng thắng họ rồi thì lại đều đặn triều cống, các Vua mỗi khi lên ngôi thì luôn xin "thiên triều" phong tước, tự coi mình là nước nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc

Trong con mắt Nhật Bản, Trung Quốc không may mắn có cái vị trí ấy.
Trong suốt lịch sử trung đại, không có bất kỳ một ông Nhật hoàng nào cử sứ giả sang Trung Quốc xin tước phong. Ngay trong bức thư đầu tiên gửi Tùy Dạng Đế để thiết lập quan hệ ngoại giao, thái tử Shotoku đã mở đầu: "Thư này là thư của thiên tử xứ mặt trời mọc gửi thiên tử xứ mặt trời lặn".

Định vị như thế, nên bây giờ Nhật mới là Nhật, còn Việt Nam mới là Việt Nam! Thật đáng buồn! Phải chăng đó là đặc tính văn hóa của dân tộc, "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây"?

Nhưng thật ra, thế nào là biết ơn, và thế nào là trả ơn?
Các bậc đại Nho của chúng ta coi mọi điều hay lẽ phải đã được "thánh hiền Trung Quốc" nói hết cả, mình không cần phải lập thuyết làm gì, chỉ cần sống sao cho đúng.

Ở Nhật Bản xưa, các nhà Nho được tôn vinh là bậc đại Nho là những người dám làm một việc mà đối với các nhà Nho Việt Nam là không thể chấp nhận được: phủ định triệt để thánh hiền Trung Quốc, để xây dựng một cách nhìn và cái nhìn một mới về nhân sinh.

Và đây là kết luận của bài viết:
Cách nhìn tạo ra cái nhìn. Cái nhìn tạo ra sự lựa chọn. Sự lựa chọn tạo ra số phận. Số phận thay đổi khi cách nhìn thay đổi.

Hãy suy ngẫm vào những ngày đầu năm này!

2 comments:

  1. Câu kết nghe quen quá chị Phương Anh à:
    "Gieo suy nghĩ, gặt hành động
    Gieo hành động, gặt thói quen
    Gieo thói quen, gặt tính cách
    Gieo tính cách, gặt số phận." - Samuel Smiles

    Bài viết rất hay. Thường thì đất nước phải có bậc Vĩ Nhân (Như Quang Trung) cùng với bầy tôi ái quốc thì mới mong khẳng định được vị trí của mình trong mối quan hệ lân bang. Trong lịch sử Việt Nam, chỉ toàn những ông vua (xưa cũng như nay) chỉ khư khư ôm cái "lợi nhà", nên cả một chiều dài lịch sử, toàn bị dắt mũi. Mùa xuân mới, ước mơ Việt Nam chấn được dân khí, hiểu được thế nào là làm dân một nước độc lập thật sự, để con cháu đời sau dám ngẩng mặt nhìn khắp hoàn cầu, chứ không như cha ông toàn cúi đầu trước lân bang.

    ReplyDelete
  2. Cám ơn SG.
    Đầu năm đọc còm của em, thấy ấm lòng một chút. Vì chúng ta không cô đơn, phải không em?

    Một năm mới đầy khó khăn và thử thách đang chờ tất cả chúng ta. Phải cố thôi, SG nhỉ.

    PA

    ReplyDelete