Thật rõ ràng, vị tiến sĩ của chúng ta là một người rất hiểu “thị
hiếu”, “khẩu vị” của học viên, và rất thành công trong việc thu hút họ đến nghe
ông giảng. Nếu việc giảng bài được xét theo khía cạnh “bán dịch vụ” thì ông
tiến sĩ dã thành công trong việc bán cái người ta cần/muốn mua, chứ không phải là
bán cái mình có/cái mình muốn bán. Vấn đề còn lại là ông tiến sĩ (hay bất kỳ
một giảng viên nào khác) liệu có quyền bán bất cứ cái gì mà người học muốn mua hay
không? Ví dụ, nếu học viên không cần thầy hướng dẫn cho họ cách tư duy, làm
việc độc lập, mà chỉ cần đưa ra những câu hỏi có thể xuất hiện trong các kỳ
thi, rồi cung cấp cách trả lời sao cho dễ “ăn điểm” nhất, còn thời gian còn
lại thì nói chuyện phiếm, cà rỡn, thọc léc sinh viên cho đến hết giờ học thì
thôi?
Hỏi, tức là đã trả lời. Không chỉ riêng nghề nhà giáo, mà
bất cứ nghề nào trong xã hội cũng đều phải có những nguyên tắc về đạo đức nghề
nghiệp – thành văn hoặc bất thành văn – mà nếu ai vi phạm thì sẽ bị trừng phạt,
bị khai trừ, hoặc ít nhất là bị tẩy chay. Ví dụ, không thể vì người tiêu dùng
thích thịt heo nạc mà những người nuôi heo đều có quyền cho heo ăn thuốc tạo
nạc theo kiểu “thích thì chiều”, bất kể điều đó có gây hại gì cho sức khỏe của
người tiêu dùng hay không. Cũng vậy, không phải vì sinh viên thích nghe giảng
bài có đệm thêm tiếng đan mạch mà giảng viên cứ thế tuôn ra để … chống buồn
ngủ. Bởi tôi tin chắc chắn hầu hết các bậc phụ huynh đều dạy con mình không
được nói tục, chửi bậy ngay từ lúc các em còn nhỏ.
Vậy, tại sao phong cách giảng bài văng tục của vị tiến sĩ mà
chúng ta đang bàn ở đây lại được rất nhiều học viên bênh vực, chấp nhận? Thậm
chí, sự bênh vực này còn đến từ một vài đồng nghiệp của ông ta nữa. Và một số
người khác, cũng là “trí thức”, nhà giáo, thì tỏ ra phân vân không rõ ông ta có
đáng bị lên án hay không? Tôi đang tự hỏi mình, thì nhận được một đường
dẫn của một người bạn về bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, từ Trường ĐH La
Trobe là nơi mà tôi may mắn là một cựu sinh viên. Có thể download nó ở đây, có
sẵn bằng tiếng Việt: http://www.latrobe.edu.au/equality/assets/downloads/Vietnamese%20-%20La%20Trobe%20Uni%20-%20Sexual%20Harassment,%20Harassment%20and%20Discrimination%20Brochure%2016042010.pdf.
Thực ra, bộ quy tắc ứng xử này chỉ là một ví dụ thôi, chứ nó
chẳng có gì đáng gọi là độc đáo, vì ở mọi nước người ta đều có quy định về quy tắc
ứng xử của nhà giáo, hay còn gọi là đạo đức nhà giáo. Mà ở VN hình như cũng có
thì phải; chúng ta còn có hẳn một Cục Nhà giáo nữa cơ mà. Rồi các hội, đoàn
(hội giáo chức? công đoàn giáo dục?), chúng ta cũng có đủ cả.
Hình như cũng giống như nhiều thứ khác, xét trên giấy thì
cái gì chúng ta cũng có, nhưng không làm, hoặc ít ra là không làm đến nơi đến
chốn. Câu nói “thật thà thường thua thiệt” dễ đã có ở VN đến vài thập niên nay
rồi. Nên bây giờ, cái gì nghe có vẻ “chính thống”, “chuẩn mực”, đạo đức vv thì
những người trẻ (sinh viên) chẳng coi là cái thá gì cả. Họ tung hê đi hết, vì
nói mà không làm thì chỉ là đạo đức giả. Càng ngông nghênh, ngổ ngáo, thách
thức các “chuẩn mực”, quy định vv thì lại càng “hot”, càng được xem là mới, là
sáng tạo, là thực, là dũng cảm. Và trường hợp của vị tiến sĩ của chúng ta là
một ví dụ rất cụ thể, sinh động cho tình trạng nói trên.
Cho nên chỉ có thể kết luận rằng vụ tiến sĩ giảng bài văng tục mà lại còn được bênh vực, tung hô như thế kia thì cũng chẳng có gì bất ngờ, vì chúng ta đang ở trong thời loạn chuẩn. Trách nhiệm tại ai, và bây giờ cần làm gì, tôi nghĩ, có lẽ trong hệ thống của chúng ta, nơi có sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt
Chẳng hiểu tôi nghĩ như thế có đúng
không?