Bài viết này không trực tiếp nói về giáo dục nên đăng ở đây có thể chưa hoàn toàn hợp lý, nhưng tôi hy vọng nó cũng có liên quan ít nhiều, vì trí thức trước hết là những người có học. Sở dĩ tôi viết bài này là vì hiện nay trên mạng đang rất sôi động với vụ tranh luận về thế nào là trí thức có liên quan đến phát biểu của GS Ngô Bảo Châu. Người thì bênh GS Châu, người lại phê phán nặng nề, khiến tôi cảm thấy cần phải tìm hiểu xem trước nay đã có những định nghĩa về trí thức như thế nào, để có thể phán đoán được “phe” nào đúng, “phe” nào sai, hay là cả hai đều đúng (which is very likely).
Chỉ tìm sơ sơ trong hai cuốn sách là tôi đã thấy ngay rõ ràng là cả hai “phe” đều đúng, và cuộc tranh luận vừa qua đúng là một cơn bão trong chén trà, có lẽ cũng cần thiết và thú vị nhưng không ảnh hưởng gì đến ai. Phần tôi “tra cứu” dưới đây trong điều kiện hạn hẹp về thời gian nên không được cặn kẽ lắm, nhưng nghĩ rằng có lẽ hiện nay có nhiều người quan tâm nên tôi đưa lên đây để chia sẻ và hy vọng sẽ nhận được những trao đổi quanh vấn đề này (email của tôi: vtpanh@gmail.com).
-----------------------
Một số định nghĩa về “trí thức”:
1. Trong cuốn Anxious Intellects (tạm dịch: Những trí thức bất an) của John Michael, Duke University Press 2000.
Tác giả trích dẫn lại theo Boggs (ở trang 2) về sự phân loại trí thức, theo đó có hai loại “trí thức” là “critical intellectuals” (tạm dịch là “trí thức phản biện”) và “technological [hoặc technocratic] intellectuals” (tạm dịch “trí thức kỹ trị”). Loại thứ hai được định nghĩa như sau:
[T]echnological intellectuals are a "new class" of experts serving "to legitimate, in various ways, the smooth functioning of bureaucratic state capitalism and other forms of industrial society" and "are located primarily in the state bureaucracy, universities, corporations, the military, the media, and the culture industry".
Dịch thoát: Trí thức kỹ trị là một “giai cấp mới” bao gồm các chuyên gia có chức năng “hợp pháp hóa, bằng nhiều cách khác nhau, sự hoạt động trôi chảy của chủ nghĩa tư bản nhà nước quan liêu và các hình thức xã hội công nghiệp khác"; những người này "chủ yếu hiện diện trong bộ máy nhà nước, các trường đại học, các công ty, quân đội, giới truyền thông, và trong ngành công nghiệp văn hóa."
Khi đọc định nghĩa về “trí thức kỹ trị” ở trên ta có thể nhận ra ngay định nghĩa của GS Châu, trong khi định nghĩa còn lại hẳn phải đại diện cho quan điểm của những người phê phán GS Châu. Như thế, rõ ràng là hai bên đều đúng, cái khác nhau chỉ là lựa chọn của từng người mà thôi. GS Châu thì hài lòng làm một “trí thức kỹ trị”, còn những người khác thì cho rằng hễ đã là trí thức thì phải là một “trí thức phản biện”.
Một khái niệm khác cũng được Michael đưa ra là “public intellectuals”, với nghĩa tương tự “critical intellectuals” ở trên, nhưng nhấn mạnh vai trò “công chúng” của những người này vì họ luôn quan tâm và có những phát biểu liên quan đến “popular politics”, tạn dịch là những vấn đề thời sự đang được mọi người quan tâm. Một lần nữa, khi nhắc đến “public intellectuals” (tạm dịch: “trí thức công chúng”) thì Michael lại cho thấy quan điểm rất giống quan điểm của GS Châu, như trong trích dẫn (ở trang 3) dưới đây:
I also think that the appeals academics sometimes make to other academics to become "public" intellectuals are also mistaken. Such calls are, it seems to me, largely irrelevant.
Dịch: Tôi cũng nghĩ rằng sự kêu gọi của giới học giả đối với các học giả khác để trở thành “trí thức công chúng” là một sự nhầm lẫn. Theo tôi, sự kêu gọi này hầu như là không liên qua gì [đến định nghĩa thế nào là trí thức].
2. Trong cuốn Intellectuals and the Public Good (Trí thức và công ích) của Barbara A. Misztal, CUP 2007.
Chủ yếu nói về vai trò của “trí thức công chúng” mà theo tác giả thì dường như “trí thức” chỉ có một loại này mà thôi (như vậy, “technocratic intellectuals” không phải là “trí thức” đúng nghĩa). Misztal đưa ra một quan điểm trái ngược với Michael trong cuốn sách số 1 ở trên. Quan điểm của Miszal được nêu ngay trong phần giới thiệu cuốn sách của bà, như sau (trang 1):
By providing insight into the nature of the public involvement of intellectuals, the book also demonstrates the continuing importance of public intellectuals for the health of democracy. I understand the term ‘public intellectuals’ to include those scientists, academics in the humanities and the social and political sciences, writers, artists and journalists who articulate issues of importance in their societies to the general public. I argue that, in order to take on the role of ‘democracy’s helpers’ (Kenny 2004: 89), public intellectuals need both creativity and courage, which are the essential building blocks of their authority to speak out on broad issues of public concern. While acknowledging that the public authority of an intellectual develops in the course of what he or she does and depends upon a variety of conditions and resources, I stress the significance of creativity and courage ‘which embody the values of civil society’ (Swedberg 1999: 522) as the twin major dimensions of the intellectual’s reputation and standing with the public.
The tradition of the public intellectual as the guardian of universally grounded values and truths, enriched by tales of philosophers from ancient Athens, Enlightenment ideals, the Dreyfus Affair and the values of the mid-nineteenth-century Russian intelligentsia, has laid down the terms of discussion of the responsibility of intellectuals: belief in the value of science, readiness to confront repressive authority, defence of justice, reason and truth in the name of moral universalism.
Đoạn trích dài nên tôi không dịch, chỉ xin tóm tắt: Trí thức công chúng có một vai trò quan trọng trong xã hội; họ là những người thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần xây dựng nền dân chủ. Và để làm được vai trò của mình thì họ cần có cả sự sáng tạo lẫn sự can đảm, đặc biệt là trong những xã hội thiếu dân chủ.
Ai có quan tâm đến định nghĩa trí thức qua quan điểm của các học giả trên thế giới ở các thời đại khác nhau, xin mời đọc chương 1 của cuốn sách này, phần Theoretical framework (Khung lý thuyết). Một chương viết rất kỹ lưỡng, đầy đủ, tỉ mỉ, trong đó tất nhiên là có định nghĩa trí thức rất nổi tiếng của Said. Xin kết lại phần này bằng đoạn tiểu kết của tác giả:
To sum up, the term ‘public intellectual’ denotes authors, academics, scientists and artists who communicate to the general public outside their professional role on the basis of their knowledge and authority gained in their specific disciplines. Viewing the public intellectual as combining ‘the role of specialist in one or other field of intellectual work (writer, scientist, professor) and the role of one who for some reason feels the call to active participation, or even leadership, in some supra-professional community’, Jerzy Szacki (1990: 232) points to the complexity of the relationship and tensions between the public intellectual’s various functions. These tensions, inbuilt into the role of the public intellectual, have been dramatically enhanced by the growing institutionalisation and professionalism of intellectual life, the commercialisation of journalism and the rise of electronic media cultural production values. Consequently, both the intellectual capital allowing for intellectuals’ engagement with a broad public over some important issues, and the engagement itself, need to be constantly re-earned, rethought and reapplied. In other words, there is a continuous need for the sources of intellectual authority to be subject to reinvestment.
Tóm tắt: “trí thức công chúng” là những trí thức hoạt động trong một lãnh vực chuyên môn nào đó nhưng thường xuyên tham gia và có ý kiến về những vấn đề chung của xã hội.
Đây rõ ràng là định nghĩa của những người phê phán GS Châu. Tác giả Misztal rõ ràng là ủng hộ định nghĩa này, nhưng cũng nêu rõ đây là một lựa chọn và không phải người trí thức nào và ở bất cứ thời đại nào cũng hành xử theo như định nghĩa đã nêu. Ví dụ được nêu ra là những “trí thức” phục vụ cho Đức quốc xã hay các chế độ độc tài khác, chẳng hạn.
------------
Định nghĩa sách vở thì như thế đó. Còn tôi, tôi chỉ có một suy nghĩ nhỏ: phải chăng “trí thức công chúng” là sản phẩm của một loại xã hội nào đó, ví dụ, dân chủ theo kiểu phương Tây hoặc chí ít là xã hội Hy Lạp cổ đại? Và phải chăng loại trí thức này cũng chỉ phát huy tác dụng được trong những xã hội như vậy? Còn những xã hội khác, ví dụ như xã hội VN hiện nay, thì không thể có “trí thức công chúng” theo nghĩa “trí thức phản biện”? Mà giả dụ nếu có (một cách hiếm hoi) thì tác động của họ đến xã hội cũng không cao như ở xã hội phương Tây?
Là một người làm trong lãnh vực giáo dục, tôi nghĩ, có lẽ điều cần nhất cho xã hội VN lúc này là việc nâng cao dân trí (và cả quan trí, tất nhiên, nếu có ai làm được điều này), trong đó bao hàm cả “nhân cách” của từng người dân Việt. Để tránh những lễ hội rất đông người nhưng toàn bộc lộ những bản năng hoang sơ của người dân, khi người ta dành giật nhau, xéo đạp lên hoa lên cỏ, bẻ cành xả rác, chặt chém người đi hành hương, rồi mê tín dị đoan, hương khói mịt mù nhưng tâm thì không yên lành mà chỉ toàn toan tính trần tục, vụ lợi … Để tránh những ngộ độc thực phẩm, chết vì rượu thuốc vốn thường xuyên xảy ra trong mỗi mùa tết.
Và cũng để tránh những tai nạn giao thông ngày càng nhiều, rồi việc đâm chém nhau chỉ vì những xô xát nho nhỏ, hình như mạng người VN chưa bao giờ rẻ rúng như lúc này. Rồi chính trị hơn một chút, là tránh những vụ “dân nổi can qua” vì chính quyền hành xử không ra làm sao như vụ Đoàn Văn Vươn còn đang nóng hổi đó. Còn “trí thức” ư, lại còn “trí thức phản biện” với “trí thức công chúng” nữa chứ, cuộc tranh luận này dường như hơi xa xỉ với VN?
Tôi nghĩ, nên chăng ở VN chúng ta cần một khái niệm khác về trí thức, đó là “trí thức sẻ chia” (engaged intellectuals)? Những trí thức không thờ ơ với những nỗi đau của người dân, không “phản biện” lại chính quyền chỉ để tỏ ra là mình biết phản biện và có tự do, có dũng khí, nhưng cũng không đành lòng ngồi im trước những lầm lẫn và cả sai phạm nữa của những người có quyền lực dù ở cấp nào và ở đâu.
Chỉ là một bài viết tản mạn đầu Xuân, mùng 9 Tết Nhâm Thìn 2012.
-----------
Cập nhật: Phần thêm này là comment của một bạn trên facebook về phần kết luận của tôi, và trả lời của tôi. Xin gửi lên đây để mọi người cùng đọc.
Tôi không hiểu cái câu kết:.
a) “trí thức sẻ chia” = Những trí thức không thờ ơ với những nỗi đau của người dân, không “phản biện“ …, VÀ (nhưng) cũng không đành lòng ngồi im trước những lầm lẫn và cả sai phạm…
Nếu như vậy thì thực ra nó hòan tòan đồng nghĩa với “trí thức phản biện“
b) Nếu theo ý cả bài, theo ý muốn của tác giả, tách cái phần không thờ ơ với những nỗi đau của người dân, …“ (nói chung là chỉ thuần về mặt xã hội) thì thật ra ai đã tham gia „phản biện“ cũng làm. Tất cả những hiện tượng xấu của xã hội tôi thấy đều được đưa ra.
Như vậy có phải „trí thức sẻ chia“ chỉ làm 1 phần công việc của „phản biện“?
---
PA: Có lẽ tôi viết không rõ ý lắm. Tôi chỉ muốn nói như thế này: Đối với một số người, “phản biện” (trí thức hoặc không trí thức, nhưng đặc biệt là trí thức) thì trước hết và trên hết là lên tiếng phản đối, phê phán chính quyền một cách công khai, mà đặc biệt là liên quan đến những chính sách, chủ trương lớn. Làm như vậy có lẽ cũng tốt nếu như được nghe. Nhưng ở một nơi như VN thì có lẽ những việc như vậy không có tác dụng, nếu không muốn nói là tác dụng ngược.
Trong khi đó, “trí thức sẻ chia” theo ý tôi muốn nói bao gồm bất cứ ai có hiểu biết, có thông tin và có điều kiện, và dấn thân làm một chút gì đó để cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của người dân trong hoàn cảnh của chính mình. Những người này có thể bao gồm cả những đảng viên tử tế, hoàn toàn trung thành với chính quyền nhưng biết sử dụng những cơ chế sẵn có (ví dụ: sinh hoạt trong chi bộ) để đem lại lợi ích cho người dân – hoàn toàn đúng luật, và hoàn toàn trung thành. Khái niệm “đối lập trung thành” trong bài viết của Phạm Thị Hoài có thể cũng dùng được ở đây.