Sunday, March 20, 2011

"Socialization of education" trong bài viết của Eric Rauch nghĩa là gì?

Theo thông tin thống kê về số lượt đọc các bài viết trên blog này, tôi nhận được một đường dẫn đến trang Tạp chí Giáo sư dỏm với bài viết của Outsider bình phẩm về entry liên quan đến những câu hỏi mà tôi gửi cho TS Phạm Thị Ly hôm qua.

Tôi có ý chờ TS Ly trả lời rồi mới viết tiếp, nhưng vì thấy trong bài viết của Outsider có những suy đoán chưa chính xác, nên tôi viết thêm entry này để trao đổi lại với những người trong trang Tạp chí GS dỏm mà tôi tin là có nhiều người biết tôi và TS Ly.

Trích dẫn từ bài viết của Outsider:
Trong khi chờ đợi chính thức câu trả lời của TS PTL, tôi mạo muội nghĩ rằng khó mà có thể cho rằng khái niệm “Socialization of education” trong bài viết của Erich Rauch là không cần thiết. Vì ở một khía cạnh nào đó, sự khác biệt về khái niệm (ngay cả trong trường hợp khái niệm có tính đối lập) cũng góp phần làm sáng tỏ cho những khái niệm mà tác giả muốn đề cập đến. Điều này rất cần cho những ai muốn đi sâu vào lĩnh vực chuyên ngành của mình. Phải chăng đây chính là hàm ý của tác giả bài tham luận?


Xin đọc toàn bộ bài viết ở đây: http://giaosudom.wordpress.com/2010/09/07/tr%c6%b0%e1%bb%9dng/comment-page-5/.

Dưới đây là trả lời của tôi:

A. Entry hôm qua của tôi xuất phát từ nghi vấn rằng TS PTL đã nhầm lẫn và đã không đọc bài viết cũng như không biết về tác giả Erich Rauch. Có hai lý do khiến tôi nghĩ như vậy:

1. Erich Rauch là một tác giả chuyên viết về tôn giáo và viết khá đều đặn trên nhiều tạp chí và trang mạng tôn giáo khác nhau. Ông là tổng biên tập của tờ Christian Reader. Quan điểm của Eric Rauch về cuộc sống, về giáo dục vv có thể nói là khá "chính thống" và khắt khe, sùng tín, kêu gọi lấy Thượng đế làm trung tâm của cuộc đời mỗi con người. Có thể tìm thấy lời giới thiệu của tác giả này ở đây. Xin chép lại tiểu sử của tác giả Eric Rauch tại đây:

Eric Rauch
Eric is the editor-in-chief of ChristianReader.com. He is interested in all things pertaining to a biblical worldview (which is everything). After spending 25 years seeking the truth, Eric found that it had been sitting untouched on the shelf the whole time. His life goal is to encourage others to apply the Bible to all of life, but he knows that this cannot happen until people actually begin reading the Bible, rather than talking about reading the Bible. Eric and his family currently live near Atlanta, though he often thinks about returning to the Pacific Northwest, where he met his wife and spent 3 years fixing airplanes for the US Navy.


2. Không phải như Outsider đã suy đoán, bài viết của Erich Rauch hoàn toàn chẳng trao đổi về bất kỳ một khái niệm nào cả. Nó không phải là một bài viết hàn lâm, mà là một bài giảng luân lý với rất nhiều trích dẫn trong Kinh thánh, cả Cựu ước lẫn Tân ước (theo phong cách những bài giảng của cha đạo đọc trong nhà thờ).

Riêng cái tựa "socialization of education" ở đây hoàn toàn chẳng có liên quan gì đến khái niệm "xã hội hóa giáo dục". Cái tựa ấy chỉ là lời lên án nền giáo dục Mỹ hiện nay, và có thể được dịch là "(Quá trình) xã hội chủ nghĩa hóa nền giáo dục (Mỹ)". Để cho xuôi tai, có thể dịch thoát là "Giáo dục Mỹ ngày càng giống giáo dục xã hội chủ nghĩa" (vì một trong những đặc điểm của giáo dục xã hội chủ nghĩa là không đưa nội dung tôn giáo vào giảng dạy trong trường).

Mục đích của bài viết này là nhằm kêu gọi cộng đồng tín đồ đưa nội dung giảng dạy về Thiên Chúa vào quá trình giáo dục trẻ em và lên án chính phủ Mỹ đang "xã hội chủ nghĩa hóa" chương trình giáo dục của nước Mỹ.

Có thể thấy rõ nhất ý tưởng phê phán chính phủ Mỹ đã thực hiện việc "xã hội chủ nghĩa hóa nền giáo dục" (nói cách khác là "vô thần hóa, cộng sản hóa") của bài viết trong đoạn này:
Government education is accomplishing with amazing accuracy the very goal that it has openly stated from its beginnings: a “socialized” public. We are only now beginning to see an awakening—through the throngs of TEA-party demonstrators and anti-Socialism campaigns—to a partial understanding of what socialization actually means, yet most of these same protesters view socialism as only an economic program. In reality, Americans have been socialists for decades.

Hoặc một vài đoạn khác:
We have allowed the socialists to not only take over the public education system, we have actually given them the funds with which to do it. We have literally paid the socialists (paid them quite well in fact) to subvert our own children.

[...]

Many otherwise well-intentioned Christians actually object to alternatives to government education because they claim that their child will not get enough “socialization.” I realize that when people say that they want their children to be socialized at school, they do not mean they want them to be influenced by and taught socialism, but this is beside the point, because that is exactly what is happening.

[...]

When Americans claim that they want nothing to do with President Obama’s socialistic agenda, they seem to be oblivious to the fact that the socialistic agenda has been ongoing since the Great Depression.

[...]

Education is always near the front for the amount of government time, money, and resources being directed at it. And for all of the attention it has been given, the results have steadily decreased in nearly direct proportion to the amount of money being funneled into it. This is only to be expected because socialism is primarily about control—of everything—not about getting more dollars out of your wallet. Getting your money is the easy part. The last thing the state needs is your money; the first thing it needs is your mind.

Nguyên văn bài viết đó ở đây. Và rất mong các bạn nếu muốn trao đổi xin hãy bỏ công ra đọc kỹ rồi mới phát biểu. Vì bài viết đòi hỏi có nhiều kiến thức nền về văn hóa, tôn giáo, xã hội Mỹ, nên nếu có chỗ nào các bạn không rõ, xin cứ trao đổi lại, tôi sẵn sàng dịch ra những đoạn có tranh cãi để dễ trao đổi. Chỉ mong các bạn đừng đọc sơ sơ rồi suy đoán và kết luận, vì sẽ dẫn đến tranh cãi kéo dài không có hồi kết.

Chính vì nội dung của bài viết cũng như nhân thân của tác giả như trên, nên tôi mới nghi ngờ rằng TS PTL đã có nhầm lẫn, hoặc đã không đọc, hoặc có đọc mà không hiểu. Nếu tôi hiểu sai bài viết, xin được tranh luận và học hỏi. Nếu quả thật TS Ly có hàm ý gì đó đối với độc giả, thì xin TS giải thích hàm ý đó ra cho mọi người hiểu.

B. Về việc lập danh mục tài liệu tham khảo, theo tôi ngay cả khi tham khảo tài liệu mà không trích dẫn, thì cũng chỉ đưa vào danh mục những tài liệu thực sự có liên quan chứ không phải bất kỳ cái gì nghe có vẻ có liên quan thì cũng đưa vào. Đó là thông lệ mà tôi được học và đã trở thành thói quen, và cũng đang dạy cho sinh viên, nên nếu ai có những hiểu biết khác thì xin bảo cho tôi biết với. Xin kèm theo những chứng cứ, chứ đừng chỉ lập luận miệng.

Tôi cũng xin thông báo là đã gửi thư trực tiếp đến TS PTL với đề nghị được TS Ly đọc và trả lời nhanh vì liên quan đến vấn đề chuyên môn, nhưng đến hôm nay vẫn chưa thấy có câu trả lời. Có lẽ TS Ly đang bận, hoặc còn cần kiểm tra lại tài liệu để xem có nhầm lẫn gì không?

Cũng xin trao đổi với Tạp chí GS Dỏm: tôi cảm thấy có một vài bạn, ví dụ như Outsider, đã có những kết luận chỉ dựa trên suy đoán thiếu cơ sở và thiếu chứng cớ. Tôi đề nghị nếu các bạn muốn kết luận điều gì, đặc biệt là liên quan đến những con người cụ thể, ví dụ như khi kết luận về tôi chẳng hạn, các bạn cần có chứng cứ rõ ràng, chứ không nên chỉ dựa vào những suy đoán cảm tính rồi kết luận.

Như thế giá trị của những bài mà các bạn đã bỏ công ra viết sẽ tăng lên. Trừ phi các bạn xem việc viết lách, bình phẩm, kết luận về những con người và những sự kiện có thật cũng chỉ là việc làm để giải khuây đỡ buồn thì tôi xin không có ý kiến.
-------------
Cập nhật ngày 8/5/2011
Tôi mới tìm thấy trang này, đang thảo luận về "xã hội hóa giáo dục" theo nghĩa của Mỹ (tức "công hữu hóa" hoặc "quốc hữu hóa") nên đưa về đây để lưu, phòng khi cần tìm lại.

Nó ở đây: http://www.debate.org/debates/Education-should-be-funded-by-vouchers-granted-to-individual-families-not-public-schools./1/

5 comments:

  1. Sao không thấy cô Phạm Thị Ly lên tiếng nhỉ? Có lẽ cô ấy nhầm thật, chứ đang nói về xã hội hóa giáo dục với các vấn đề tài chính, quản trị, chất lượng, sao tự nhiên lại đưa bài giảng về tôn giáo vào tham khảo làm gì?

    Mà nếu nhầm nữa thì đáng trách thật. Cô ấy phải cẩn thận chứ, trước đây cũng đã nhầm bài dịch của người khác là của mình rồi, sao không rút kinh nghiệm?

    ReplyDelete
  2. Ôi, cái học ngày nay ...
    Q.

    ReplyDelete
  3. Cô PA,

    Em rất thắc mắc: TS Phạm Thị Ly chuyên dịch về giáo dục quốc tế, sao tiếng Anh lại kém thế này? Như vậy, có lẽ cần đọc lại và mổ xẻ những bản dịch trước đây của TS Ly, cô ạ!


    Một học trò cũ

    ReplyDelete
  4. Tình cờ lạc vào trang blog này, đọc được 2 bài viết về 'socialization of education', lại liên quan đến 2 người tiến sĩ mà tôi biết (chỉ biết tên thôi vì có đọc trên báo), tôi quá ngạc nhiên. Không rõ mọi việc đến đâu rồi?

    Tôi nghĩ, TS Anh đưa lên công khai như thế này thì đó chính là một lời thách đố. Nếu TS Ly cố tình không trả lời thì đó chính là một lời thú nhận gián tiếp rằng mình đã sai. Nhưng dù sai mà thừa nhận thì còn có hy vọng sửa được, chứ im im như thế này thì không những sai mà còn hèn nhát và thiếu trung thực nữa!

    ReplyDelete
  5. Chào bạn Nặc danh ngày 1/8/2011 (ở trên)

    Hôm nay tôi search trên mạng để tìm hiểu về việc góp ý dự luật GD ĐH, tình cờ lại được dẫn vào đúng bài viết nói trên của TS Ly. Thật ngạc nhiên, hôm nay tất cả các chú dẫn ở phía cuối bài của TS Ly đều đã bị removed rồi, nên không còn dấu vết về những điều tôi nói trong 2 bài viết về socialization nữa!

    Nên hiểu như thế nào đây: TS Ly đã đọc 2 bài viết của tôi và tiếp thu (dù trong lặng lẽ, không báo cho ai biết), hay là TS Ly đã đọc và lẳng lặng xoá dấu vết để không ai biết tôi đang nói về cái gì, và thậm chí cho là tôi … vu khống TS Ly?

    Tôi nhìn xuống cuối thì thấy bài viết của TS Ly được cập nhật ngày 28/4. Như vậy có nghĩa là TS Ly đã làm động tác xoá dấu vết này vào khoảng thời gian đó?

    Chỉ là suy đoán của tôi.

    ReplyDelete