Friday, March 19, 2010

Phải chăng vị thế quốc tế của giáo dục đại học Anh sắp tuột dốc?

Câu hỏi đặt ra trong tựa của entry này cũng là một phần của tựa bài viết mới trên Tờ Independent của Anh sáng nay, tựa đầy đủ là "The Big Question: Is Britain's international ranking in higher education likely to fall?"

Dịch tựa này ra tiếng Việt đầy đủ và chính xác là: "Câu hỏi lớn: Phải chăng vị trí xếp hạng quốc tế của giáo dục đại học Anh sắp bị tuột?"

Bài viết ấy ở đây.

Một chút bối cảnh, tóm tắt từ bài viết nêu trên:

Chính phủ Anh vừa có quyết định cắt giảm kinh phí dành cho giáo dục đại học. Theo HEFCE (Higher Education Funding Council), cơ quan cấp phát kinh phí giáo dục đại học của Anh, 3/4 các trường đại học của Anh đang chịu sự cắt giảm thực sự về ngân sách công, trong đó có một số trường bị cắt giảm nặng hơn nhiều so với các trường khác. Ví dụ Trường Kinh doanh London bị cắt đến 14% ngân sách công, hoặc Trường Đại học Reading bị cắt giảm 7.7%. Trong khi đó, Trường ĐH Worcester lại được tăng đến 13% ngân sách do số sinh viên tăng lên.

Từ bối cảnh này, tác giả của bài viết trên đặt ra một loạt các câu hỏi đầy "thách đố" đối với độc giả, mà tôi tin là "độc giả đích" (target audience) mà bài viết nhắm đến chính là chính phủ Anh. Những câu hỏi đó được nêu dưới đây:

1. Chính phủ sẽ cắt giảm cái gì?
2. Liệu sự cắt giảm này có làm giảm số giảng viên và sinh viên không?
3. Chúng ta có nên lo lắng không?
4. Có trường đại học nào sẽ bị đóng cửa (vì không hoạt động được) không?
5. Các nước khác có làm giống chúng ta không?
6. Vị thế toàn cầu của nước Anh có sẽ bị ảnh hưởng không?
7. Việc gì đang diễn ra tại Trung Quốc và Ấn Độ?
7. Vị thế tương đối của chúng ta (tức nước Anh) trên thế giới có quan trọng không?
8. Các trường kêu ca về việc cắt giảm kinh phí có đúng không?

Mỗi câu hỏi nói trên đều được trả lời trong bài viết, mà nếu ai muốn biết thì xin đọc bản gốc, và để lại comments trong bài viết này để có thể tạo một cuộc tranh luận ở đây. Riêng câu trả lời cho câu hỏi số 8 cũng là kết luận của bài viết nên sẽ được trích dẫn nguyên văn và dịch dưới đây:
Yes...
* If the reductions were to continue, there would be serious cause for concern
* For the sake of the economy, cutting higher education is not a good idea
* We will be limiting opportunities for the next generation, who deserve much better

Đúng, vì:
- Nếu tiếp tục cắt giảm kinh phí thì chắc chắn sẽ rất đáng lo ngại trong tương lai
- Cắt giảm kinh phí trong giáo dục đại học sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế
- Chúng ta sẽ làm giảm cơ hội của thế hệ sau, những người xứng đáng được hưởng cơ hội tốt hơn

No...
* Overall the cuts are pretty minor and universities can live with them; they're well paid already
* Higher education has to take its share of the pain when the nation is so indebted
* Universities could do with a bit of a shake-up and learn to be more efficient

Không đúng, vì:
- Nhìn chung việc cắt giảm cũng nhỏ thôi và các trường sẽ tồn tại tốt; hiện nay họ cũng khá ung dung rồi
- Giáo dục đại học cũng cần phải chia sẻ nỗi đau chung khi cả nước đang lâm vào tình trạng nợ nần như vậy
- Các trường đại học cũng cần được "xốc lại" và tìm cách hoạt động sao cho đạt hiệu suất cao hơn


Tất cả những điều trên có nghĩa gì đối với VN? Có thể tóm tắt trong một câu ngắn gọn: Trên khắp thế giới, giáo dục đại học đều cần 2 nguồn kinh phí: kinh phí công và kinh phí tư nhân.

Tỷ lệ đóng góp giữa 2 nguồn kinh phí này sẽ tùy thuộc vào sự giàu có của quốc gia đó. Tuy nhiên, sự chung tay góp sức của cả hai nguồn kinh phí, hay nói cách khác là sự tồn tại vai trò của cả 2 bên, một bên là nhà nước và một bên là thị trường, là hết sức cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học của một quốc gia.

Thiếu một bên chắc chắn sẽ làm yếu đi sự phát triển của giáo dục đại học. Giống như người "cà thọt", đi một chân, thay vì đi hai chân.
--
Các bài viết có liên quan:

1. Sinh viên Anh đổ xô ra nước ngoài để tìm các chương trình học với học phí rẻ hơn và chất lượng tốt hơn. Ở đây.
2. Không nên cắt giảm chỗ học trong trường đại học. Ở đây.
3. Thất bại của thị trường, đại học và học phí. Ở đây.

2 comments:

  1. Hehehe, đây là 2 mặt của một vấn đề trong triết lý giáo dục. Học ở Anh thì rẻ, nhưng đời sống ở Anh thì đắt đỏ vô cùng. Học bổng ở Anh cũng keo kiệt hơn ở Mỹ, nên việc cắt giảm này sẽ làm các trường đại học ở Anh sẽ lao đao.

    Không hiểu tại sao tụi Anh giỏi vể PR bóng đá, nhưng khả năng này ở đại học lại kém thế? Trong khi chất lượng đại học của Anh không tồi so với các nước khác, như Mỹ chẳng hạn.

    ReplyDelete
  2. Bác Hải ơi,

    Tôi đã đọc còm của bác từ hôm qua nhưng chưa trả lời vì bận quá, và cũng vì đang suy nghĩ rất nhiều về câu hỏi của bác. Về chất lượng, chắc chắn các trường đại học của Anh là rất tốt, và hiệu quả cũng rất cao so với nguồn kinh phí cho các hoạt động của mình. Các đại học hàng đầu của Anh như Cambridge và Oxford vẫn luôn làm cho cả thế giới kính nể, kể cả Mỹ! Và rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc, nhiều giải Nobel đã từ 2 đại học ấy mà ra.

    Còn tại sao đại học Anh không so sánh nổi với đại học Mỹ trong việc thu hút sinh viên quốc tế thì bác cũng đã tự trả lời rồi.

    Hôm nay tôi tìm thấy bài này hay quá, có thể góp phần trả lời câu hỏi của bác. Bài viết của GS Cao Huy Thuần. Ở đây. Bác đọc thử nhé.

    PA

    ReplyDelete