Bài viết về nỗi đau ấy do chính người TQ viết trên trang ChinaDaily bằng tiếng Anh, "Educational pain for job seekers", ở đây. Được đăng từ đầu năm 2010 này, vào ngày 12/1/2010.
Nó bắt đầu bằng những giòng mỉa mai:
Nothing can better illustrate the failure of education in this country than the contrast between millions of college graduates finding it hard to get a proper job every year and the dearth of workers in the more industrialized regions.
Không có gì minh họa cho sự thất bại về giáo dục của đất nước này [tức Trung Quốc] cho bằng sự tương phản giữa một bên là hàng triệu sinh viên tốt nghiệp nhưng không kiếm được việc làm và bên kia là sự thiếu hụt nhân công trong các khu vực có trình độ công nghiệp hóa cao.
Thật ra, sinh viên ra trường không kiếm được việc làm không phải là điều gì mới, mà cũng chẳng phải chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, thiếu hụt nhân công để phục vụ cho đà phát triển kinh tế đang lên là một vấn đề thực sự đáng quan ngại: đất nước này đã không còn lợi thế của dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào như trước đây, vì chính sách mỗi "gia đình chỉ được sinh một con" mà chính phủ TQ đã cho áp dụng nhiều năm nay đã phát huy tác dụng. Trong khi đó,
An awkward reality is that only few, if any, of the new college graduates could really fill the vacancies because the trainings they have received are entirely different from the demands of the jobs. Nor will Chinese cities have enough manpower if they pursue a development model other than export-oriented manufacturing.
Thật oái oăm là chỉ có rất ít - nếu có - những sinh viên mới tốt nghiệp có thể được nhận vào những chỗ làm ấy vì những gì họ học hoàn toàn không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Và các thành phố TQ cũng sẽ chẳng thể có đủ nhân lực để theo đuổi một mô hình phát triển nào khác hơn là cái mô hình dựa hoàn toàn vào xuất khẩu như hiên nay.
Sinh viên tốt nghiệp của TQ có chất lượng thấp vậy sao? Chẳng phải TQ có một nền giáo dục đại học khá phát triển, hiện đã có một số nằm trong top 500 của thế giới trong bảng xếp hạng khắt khe do chính TQ lập ra hay sao?
Sự thực là so với đất nước trên một tỷ dân kia, số các trường "hàng đầu thế giới" mà ta có thể đếm trên đầu ngón tay như ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa, Giao thông Thượng Hải, Phúc Đán vv chỉ như muối bỏ bể, là ngoại lệ hơn là quy luật. Còn tình trạng chung của giáo dục đại học TQ thì như thế này đây:
Chinese colleges are being corrupted by a combination of a stubborn emphasis on the old bookish knowledge and the recent running-out-of-control experiment with self-financing. In fact, self-financing by colleges has become an exercise in greed as they keep collecting fees irrespective of the quality of education they impart.
Các trường đại học TQ đang bị bại hoại vì tác động kép của một bên là sự ngoan cố nhấn mạnh kiến thức sách vở và bên kia là việc thử nghiệm "tự chủ tài chính" mà thiếu kiểm soát. Thực sự, tự chủ tài chính đã trở thành việc buông lỏng cho lòng tham của các trường vì có những trường chỉ biết thu học phí mà không cần quan tâm đến chất lượng giáo dục mà họ cung cấp cho sinh viên.
Tình trạng này rất đáng báo động, vì nó đang cản trở sự phát triển của TQ. Trong khi TQ đang tự hào về vị thế đang lên của mình trên trường quốc tế, việc để xảy ra tình trạng trên trong giáo dục đại học thực sự là một điều không sao hiểu nổi!
It is hard to believe that a country could take education so casually when there are no longer as many young people as before and view its opportunities only in terms of immediate financial gains. Besides, vocational education faces a double threat: frequent fluctuation in the business cycle and that of a flooding of cheap college credentials.
It is surprising in a country famed for its reform and opening up, therefore, to see little reform and so much degradation in its education system. When colleges are reduced to money-making machines, they cannot help a society create enough workers, thinkers and leaders.
Thật khó lòng hiểu nổi tại sao một quốc gia lại có thể xem nhẹ việc giáo dục đến thế khi họ không còn nhiều người trẻ như trước đây, và quan niệm về cơ hội của đất nước mình chỉ qua những lợi ích kinh tế trước mắt. Bên cạnh đó, giáo dục nghề nghiệp của TQ cũng đang chịu một mối đe dọa kép: một bên là sự mất ổn định thường xuyên trong quy trình hoạt động, bên kia là sự tràn ngập những bằng cấp đại học không có giá trị.
Ngạc nhiên thay cho một đất nước tự hào về sự đổi mới và cởi mở, mà lại có quá ít cải cách và quá nhiều sự tha hóa trong hệ thống giáo dục của mình. Khi các trường đại học chỉ còn là các cỗ máy kiếm tiền, chúng sẽ không còn khả năng tạo ra đủ các công nhân, nhà tư tưởng, và các lãnh đạo để phục vụ xã hội nữa.
Phần trích dẫn được in nghiêng đậm ở ngay trên đây là quá đủ để kết thúc entry này. Và rất đáng làm một bài học cho Việt Nam. Tôi rất mong bài viết mà tôi giới thiệu trên đây được những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục quan tâm. Cùng tất cả những ai tha thiết với sự phát triển của đất nước này.
Một ngày mới vất vả, vật vã trong cơn đau phát triển của giáo dục đại học Việt Nam đang đến ...
No comments:
Post a Comment