Bài viết dưới đây của tôi thực ra là một phần của bài viết đã gửi cho báo Nhân Dân theo chủ đề đặt hàng. Vì bài quá dài - vượt xa mức cho phép - nên tòa soạn đề nghị tôi cắt bớt một phần, và tôi đã bỏ hẳn phần dưới đây vì quá đặc thù về TP HCM, trong khi mục tiêu của bài viết là đề cập đến vấn đề toàn quốc. Nhưng cắt bỏ thì ... uổng, nên tôi đăng lên đây để chia sẻ đến những bạn nào quan tâm. Enjoy các bạn nhé.
----------
Quyết tâm hỗ trợ ngành học mầm non của thành phố Hồ Chí Minh
Vừa qua ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non đã có bài trả lời phỏng vấn trên báo Nhân Dân, trong đó nêu những thành tựu và khó khăn của ngành học này. Qua những gì ông Vụ trưởng đã phát biểu, có thể
đưa ra nhận xét vắn tắt rằng ngành giáo dục mầm non hiện đang là nơi tập trung
cao nhất tất cả những khó khăn của ngành giáo dục. Và để giải quyết những khó
khăn này, rõ ràng không thể bỏ qua vai
trò của nhà nước, vì chỉ có nhà nước mới có điều kiện đưa ra những chính sách
và biện pháp phù hợp nhất để thay đổi tình trạng hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố nổi tiếng năng động và dám nghĩ dám làm, lại một lần nữa đi đầu thể hiện quyết tâm giải
quyết những vấn đề còn tồn đọng tại địa phương của mình bằng một nghị quyết hỗ
trợ ngành học mầm non được thông qua trong tháng 6/2014[1].
Ba nhóm pháp lớn nhằm phát triển giáo dục mầm non đã được phác thảo, đó là: tăng
lương và có các chính sách ưu đãi đối với giáo viên mầm non; đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất trường lớp, bố trí vốn đầu tư xây dựng mới các trường mầm non công
lập theo đề nghị của quận, huyện, trong đó tập trung đầu tư xây dựng các trường
mầm non ở các khu chế xuất, khu công nghiệp và 11 phường chưa có trường mầm
non; và quan trọng nhất là thí điểm nhận trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi, trước mắt áp
dụng tại 8 quận, huyện nơi có đông công nhân sinh sống và làm việc ngay từ năm
học 2014 – 2015, và trong tương lai gần sẽ nhân rộng ra trên toàn thành phố.
Quyết tâm cao của lãnh đạo thành phố thì đã rõ, nhưng việc triển khai
nghị quyết liệu có đạt được hiệu quả như mong muốn? Ngay từ khi nghị quyết được
công bố, nhiều người dân đã tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của việc nhận trẻ
em từ 6 tháng tuổi tại các trường mầm non công lập. Cần biết, hiện nay tại
thành phố chưa có trường mầm non công lập nào nhận trẻ từ 6 đến 13 tháng tuổi,
và toàn bộ số trẻ em từ 6 đến 13 tháng tuổi đều do các trường trường mầm non tư
thục hoặc nhóm trẻ gia đình chăm sóc, trong đó có đến 520 cơ sở trông giữ trẻ
không phép nuôi giữ hơn 10.000 trẻ.[2]
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào khả năng chăm sóc trẻ em dưới 12
tháng tuổi ở những nơi này, bởi đã là trường lớp công lập thì thường phải có những
quy định chung, đôi khi khá cứng nhắc không phù hợp với đặc điểm của từng đứa
trẻ; các cô giáo mầm non của các trường công lập lại đa số là trẻ tuổi và chưa
có gia đình, chưa có kinh nghiệm về tâm sinh lý của trẻ nhỏ, chưa được chuẩn bị
đầy đủ để đáp ứng cho công việc tưởng chừng dễ dàng nhưng lại rất khó khăn này,
như bất cứ người mẹ nào đã trải qua kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ đều hiểu rõ.
Trong
khi đó các nhóm trẻ gia đình thường do những người có kinh nghiệm làm mẹ đứng
ra phụ trách và thực hiện, và khá dễ dàng chấp nhận những điều kiện riêng của
gia đình như gửi sớm, đón trễ, cho ăn riêng, uống thuốc vv, khiến các bà mẹ
luôn cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn, mặc dù tính chuyên nghiệp của những
nơi này không thể so được với các trường công lập.
Bên cạnh những câu hỏi về tính khả thi của việc giữ trẻ từ 6 tháng tuổi
ở các trường công lập, khả năng giải quyết tình trạng thiếu giáo viên mầm non tại
TP HCM cũng không phải là khả quan, kể cả khi áp dụng chế độ tăng lương cho
giáo viên như thành phố đã đưa ra. Ngay tại cuộc họp thông qua Nghị quyết vào
tháng 6/2014, một đại biểu thuộc quận 4, đã nêu ra tình trạng chỉ có 6 hồ sơ dự
tuyển cho 48 vị trí giáo viên mầm non còn thiếu của quận trong năm học
2014-2015 này.
Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu giáo viên là do mức lương
quá thấp, nhưng những hỗ trợ về tài chính mà thành phố đã đưa ra rõ ràng vẫn
chưa làm cho ngành giáo dục mầm non đủ hấp dẫn để có thể thu hút được thêm nhân
lực. Bởi, nếu các giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng trong năm học
2014-2015 được hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng (1.150.000 đồng), thì tổng thu
nhập cũng chỉ mới đạt trên 2 triệu/tháng[3].
Đó là chưa kể mức hỗ trợ này sẽ chỉ được áp dụng trong 3 năm với tỷ lệ giảm dần đều (100%, 70%, 50%) để đến năm thứ tư sau khi được tuyển dụng chỉ còn hưởng tiền lương theo quy định hiện hành - một mức lương mà theo ông Nguyễn Minh Thuyết, cựu đại biểu Quốc hội là “thấp nhất trong toàn bộ bảng lương, phụ cấp của lao động nước ta”; thậm chí còn thấp hơn cả mức lương tối thiểu của các công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp của thành phố.
Đó là chưa kể mức hỗ trợ này sẽ chỉ được áp dụng trong 3 năm với tỷ lệ giảm dần đều (100%, 70%, 50%) để đến năm thứ tư sau khi được tuyển dụng chỉ còn hưởng tiền lương theo quy định hiện hành - một mức lương mà theo ông Nguyễn Minh Thuyết, cựu đại biểu Quốc hội là “thấp nhất trong toàn bộ bảng lương, phụ cấp của lao động nước ta”; thậm chí còn thấp hơn cả mức lương tối thiểu của các công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp của thành phố.
Xét trên thực tế những gì đang diễn ra tại TP HCM, có lẽ sẽ có người đặt
câu hỏi: Phải chăng vai trò nòng cốt của hệ thống trường mầm non công lập phải
chăng chỉ là ước mơ chứ không bao giờ có thể trở thành hiện thực?
(Xin để ngỏ bài viết với câu hỏi ở trên. Phần kết luận của bài viết xin chờ bài đăng trên báo Nhân Dân sau khi được duyệt và biên tập lại).
No comments:
Post a Comment