Liên tục trong mấy tháng vừa qua,
tin tức về việc phụ huynh chen chúc nộp đơn cho con em vào trường mầm non ở mọi
địa phương trên cả nước thi nhau xuất hiện trên báo chí. Ngày 6/5, báo Tiền
Phong đưa tin về tình trạng chen lấn nộp đơn ở trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ
2 Hoa Mai ở TP Huế như sau:
Hơn 3h sáng, đã có hàng trăm người
tụ tập ở cổng dù trường chưa mở cửa. Thời gian sau, lượng người kéo đến ngày
càng đông. Nhiều phụ huynh đã leo hàng rào vào trong sân trường. Một số nhóm người tự bùng phát tụ tập lại rồi tự ghi số
thứ tự của mình. Đến lúc gần 7h, khi trường mở cổng thì đã có hơn cả ngàn người
ở đầy kín sân trường. Đây là một hiện tượng ít gặp tại Huế vì sự căng thẳng của
việc đăng ký học mầm non không “nóng” bằng 2 đầu Bắc Nam, nhưng giờ đã xảy ra.
(Tin trên báo Tiền Phong, nguồn: http://www.tienphong.vn/giao-duc/chen-chuc-nop-don-cho-con-hoc-mam-non-702598.tpo)
Còn đây là tình cảnh của phụ huynh
học sinh ở Hà Nội:
Hàng trăm phụ huynh có nguyện vọng
xin gửi con vào Trường mầm non 8-3, quận Hai Bà Trưng, HN đã phải xếp hàng từ
đêm hôm trước để sáng 1/7, ngày tuyển sinh đầu tiên, chen chân mua được bộ hồ
sơ.
Những khuôn mặt mệt mỏi, bộ quần áo nhầu nhĩ của các bậc phụ huynh (có cả bố mẹ và ông bà) sau một đêm chờ đợi trước cổng Trường mầm non 8-3 để "quyết tâm" mua được bộ hồ sơ cho con vào trường trước cánh cổng sắt lúc 7g sáng ngày 1/7 đã phần nào phản ánh sự "căng thẳng" nơi đây.
Những khuôn mặt mệt mỏi, bộ quần áo nhầu nhĩ của các bậc phụ huynh (có cả bố mẹ và ông bà) sau một đêm chờ đợi trước cổng Trường mầm non 8-3 để "quyết tâm" mua được bộ hồ sơ cho con vào trường trước cánh cổng sắt lúc 7g sáng ngày 1/7 đã phần nào phản ánh sự "căng thẳng" nơi đây.
Các phụ huynh đứng chờ đợi hầu hết
là đúng tuyến, đều có hộ khẩu thuộc phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Những phụ huynh xếp hàng trước cổng trường cho biết, đã phải ghi danh
sách, do một vài phụ huynh đứng ra ghi từ 2 giờ chiều 30/6.
(Theo Vietnamnet, nguồn http://careerbuilder.vn/en/talentcommunity/xep-hang-tu-nua-dem-dang-ky-hoc-mau-giao.35A50833.html)
Và đây là TP Hồ Chí Minh:
Để ghi tên đăng kí cho con vào học
tại Trường mầm non Hiệp Bình Chánh 4, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM.
Nhiều phụ huynh phường Hiệp Bình Chánh phải dạy từ 2h sáng để mua hồ sơ, ghi
danh cho con.
Trước đó, nhà trường thông báo hồ sơ
được bán thành hai đợt, đợt một bán cho lớp lá ngày 1/7, đợt 2 bán cho các lớp
còn lại từ ngày 11/7, việc bán sẽ bắt đầu vào 7g30. Tuy nhiên ngay từ 2h sáng
ngày 11/7 nhiều phụ huynh đã phải đi ghi danh cho con.
Dù vậy, hàng trăm phụ huynh đến muộn
hơn vẫn không ghi danh để mua được hồ sơ cho con. Việc cho phép ghi danh từ nửa
đêm của Trường mầm non Hiệp Bình Chánh 4 sau đó đã vấp phải sự phán ứng của
nhiều phụ huynh. Các phụ huynh cho rằng nhà trường không công bằng khi đã thông
báo bán theo giờ hành chính là 7h30 nhưng đã cho ghi danh từ nửa đêm và cho
rằng có khuất tất trong việc ghi danh bán hồ sơ.
(Theo Dân Trí, nguồn: http://dantri.com.vn/tin-tuyen-sinh/chen-lan-mua-ho-so-mam-non-tu-2-gio-sang-900225.htm)
Tình trạng không đủ chỗ học cho con
ở lứa tuổi mầm non tại VN không mới, nhưng có lẽ trong năm 2014 này nó trở nên
trầm trọng hơn mọi năm, do những sự cố xảy ra trong năm 2013 liên quan đến một
số nhà trẻ tư nhân đã có những bạo hành trẻ em khiến phụ huynh không còn tin
tưởng gửi con vào hệ thống trường này nữa. Không những thế, số lượng các nhà
trẻ tư nhân bị đóng cửa, rút giấy phép, hoặc các nhóm tư nhân không đăng ký giờ
không dám nhận trẻ nữa, cũng đã làm giảm cung khiến cầu vượt cung một cách đột
ngột, dẫn đến tình trạng căng thẳng năm nay.
Nhà nước cần làm gì trước tình trạng
này? Cụ thể hơn, ngành giáo dục, hoặc cụ thể hơn nữa hệ thống nhà trẻ công lập
cần phải có những cải cách như thế nào để có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu
đang tăng vọt về dịch vụ chăm sóc trẻ mầm non hiện nay? Chúng ta có thể học tập
gì từ thế giới?
Trong bài báo viết cách đây vài
tháng (ở đây: http://ncgdvn.blogspot.com/2014/02/quan-ly-truong-lop-mam-non-tu-thuc-can_23.html), tôi có tóm tắt 5 khuyến nghị của UNESCO về vai trò của
nhà nước trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non như sau:
Báo cáo của Văn phòng UNESCO tại
Bangkok kết hợp với Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc được viết vào năm 2012[7]
đã phân tích những thách thức trong việc chăm sóc giáo dục trẻ em của các nước
đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, vv để từ đó đưa ra những
khuyến nghị phù hợp, dựa trên 5 vấn đề cốt lõi:
(1) Chính sách toàn diện;
(2) Ưu tiên cho các đối tượng “thiệt thòi”;
(3) Chăm sóc và giáo dục toàn diện trẻ mầm non;
(4) Các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn, và hoạt động bồi dưỡng - phát triển năng lực;
(5) Yêu cầu về chất lượng kèm cơ chế hỗ trợ, giám sát và rà soát thường xuyên, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
(2) Ưu tiên cho các đối tượng “thiệt thòi”;
(3) Chăm sóc và giáo dục toàn diện trẻ mầm non;
(4) Các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn, và hoạt động bồi dưỡng - phát triển năng lực;
(5) Yêu cầu về chất lượng kèm cơ chế hỗ trợ, giám sát và rà soát thường xuyên, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Những khuyến nghị nói trên nghe thì
rất đúng, nhưng khổ nỗi lại không dễ làm. Mỗi khuyến nghị đều là một vấn đề lớn
cần có nhiều thời gian chuẩn bị và những điều kiện cần thiết để triển khai. Tôi
nghĩ, trong điều kiện câu hỏi đầu tiên của chúng ta luôn luôn là "tiền
đâu" thì tôi sẽ bỏ qua khuyến nghị số 3 - là khuyến nghị đòi hỏi phải trả
lời câu hỏi đầu tiên vừa nêu - để chỉ tập trung vào các khuyến nghị không tốn
tiền, trong đó theo tôi thì khuyến nghị số 1 và số 4 là ít tốn kém nhất, vì chỉ
mới là những gì ghi trên giấy. Tất nhiên, sau khi có trên giấy thì phải thực
hiện, nhưng nếu cứ thực hiện mà không có chính sách toàn diện cũng chẳng có
chuẩn mực gì thì sẽ dẫn đến những rủi ro nhưng những gì đã xảy ra trong các
trường tư cách đây vài tháng. Vậy thì hãy xem các nước có các chính sách chăm
sóc trẻ mầm non như thế nào.
Xin giới thiệu chính sách của
Philippines, một quốc gia ASEAN có GDP thuộc loại thấp, đứng sát VN, chỉ trên
có một bậc (VN có GPD trên đầu người là 1528 USD - Philippines là 2614 - Nguồn:
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_ASEAN_countries_by_GDP_%28nominal%29). Trước hết, xin đọc đoạn giới thiệu của UNESCO trong báo cáo
năm 2012 mà tôi đã giới thiệu ở trên:
In Philippines, the landmark
Republic Act 8980 (ECCD Law) promulgated a comprehensive, national, multisector
policy on early childhood care and development. National debate is ongoing
regarding government responsibility versus public-private partnerships,
oversight for the implementation of the law and maintaining quality, and the
transition from home-based ECCE to primary school. To meet the EFA 2015 goals,
the Philippines Department of Education made
pre-school education (kindergarten)
mandatory for 5-year-old children in June 2011.
---
Tại Philippines, Đạo luật 8980 còn
gọi là Luật Chăm sóc giáo dục trẻ mầm non (viết tắt là Luật ECCD) đã ban hành
một chính sách toàn diện trên phạm vi quốc gia và liên quan đến nhiều bộ ngành
về việc chăm sóc và phát triển trẻ mầm non. Những tranh luận trên phạm vi quốc
gia vẫn tiếp tục liên quan đến trách nhiệm của nhà nước và sự hợp tác công tư,
giám sát việc triển khai luật pháp và duy trì chất lượng, và việc chuyển đổi từ
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tại nhà sang trường mầm non. Để đạt được các mục
tiêu Giáo dục cho mọi người vào năm 2015, Bộ Giáo dục Philippines đã đưa việc
giáo dục trẻ mầm non trở thành bắt buộc đối với trẻ 5 năm tuổi từ tháng 6 năm
2011.
Và đây là đường dẫn đến Đạo luật
8980 của Philippines: http://www.bwsc.dole.gov.ph/files/RA%208980%20ECCD%20Act.pdf. Một vài điểm đáng chú ý của đạo luật này gồm có:
A. Đạo luật đưa ra 9 mục tiêu của
ECCD, bao gồm:
(1) nâng cao tỷ lệ sống sót;
(2) nâng cao sức khỏe toàn diện của
trẻ mầm non;
(3) nâng cao vai trò của cha mẹ và
những người chăm sóc;
(4) đảm bảo sự chuyển đổi êm thắm từ
hệ thống chăm sóc ở nhà sang hệ thống chăm sóc ở trường; (5) nâng cao năng lực
của những người cung cấp dịch vụ;
(6) nâng cao và duy trì nỗ lực của
cộng đồng trong việc chăm sóc trẻ mầm non, đặc biệt là ở những nhóm đối tượng
thiệt thòi;
(7) đảm bảo việc chuẩn bị đầy đủ cho
trẻ em khi bắt đầu tham gia vào các trường và đảm bảo các trường đáp ứng được
nhu cầu phát triển của trẻ;
(8) thiết lập hệ thống nhận diện,
can thiệp và chuyển tiếp những trường hợp bất thường và thiểu năng ở trẻ mầm
non;
(9) đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm
sóc trẻ mầm non bằng cách chú trọng hệ thống đăng ký và cấp giấy phép cho các
nhà trẻ.
B. Đạo luật đưa ra khung và các
thành phần của hệ thống chăm sóc giáo dục trẻ em, bao gồm:
(1) Nội dung chương trình đào tạo
trẻ mầm non
(2) Sự hiểu biết và tham gia của cha
mẹ, sự hỗ trợ của cộng đồng
(3) Các chương trình huấn luyện dành
cho giáo viên và người chăm sóc trẻ
(4) Quản lý việc chăm sóc và giáo
dục trẻ mầm non
(5) Tiêu chuẩn chất lượng và kiểm
định chất lượng
C. Đạo luật xác định trách nhiệm của
nhà nước trung ương, nhà nước địa phương, của gia đình và cộng đồng. Chủ yếu
vai trò của nhà nước trung ương là thiết lập các chuẩn mực, đưa ra các chính
sách, các chương trình, và phê duyệt các trường (công cũng như tư), các tổ chức
cung cấp dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non; nhà nước địa phương là nơi
triển khai các chương trình, giám sát các hoạt động của các trường và trung tâm
cung cấp dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ em, tổ chức đào tạo tập huấn giáo viên
và phụ huynh về chăm sóc giáo dục trẻ em, và huy động sự hỗ trợ của cộng đồng
vào công tác nuôi dạy trẻ em. Còn vai trò của gia đình và cộng đồng là hợp tác
với nhà nước để góp phần vào sự phát triển toàn diện của con em mình.
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment