http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/186693/1-ky-thi-quoc-gia---dung-ban-them-nua--.html
------
19/07/2014 01:07 GMT+7
1 kỳ thi quốc gia: "Đừng bàn thêm nữa!"
- TS Vũ Thị Phương Anh, phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Chất lượng
giáo dục của Hiệp hội các trường Ngoài công lập nhận định, Bộ GD-ĐT đã có nhiều
kinh nghiệm tốt để có thể tổ chức một kỳ thi quốc gia ngay được. Điều quan trọng
là phải công bố rộng rãi ngay cách thi trong tháng 7 này, nếu không sẽ không kịp...
-------
Công bố chi tiết thi '2 trong 1' ngay trong tháng 7 này
-TS Vũ Thị Phương Anh: Nếu sang năm 2015 quyết định thực hiện một kỳ thi quốc gia thì điều đầu tiên phải làm và làm ngay bây giờ là phải thông báo cho học sinh và giáo viên biết rõ: các môn thi là gì; hình thức và nội dung của từng môn thi ra sao; cách tổ chức kỳ thi (mấy buổi, mấy ngày, thời gian làm bài...); Mức điểm đạt tốt nghiệp (ví dụ: có quy định điểm liệt không, tối thiểu cần bao nhiêu điểm để được xem là đạt...), việc sử dụng điểm tốt nghiệp để xét tuyển sinh sẽ ra sao (kể cả nếu để cho các trường đại học tự quyết thì cũng phải nói rõ điều này ngay từ bây giờ).
Điều này là rất quan trọng để ổn định tâm lý thí sinh, đồng thời cho giáo viên và học sinh có đủ thời gian để chuẩn bị. Công bố trước một năm là tối thiểu, và ngay trong tháng 7 này thì vẫn còn kịp. Nhưng nếu để bắt đầu vào năm học thì sẽ quá muộn vì các trường sẽ bị cuốn vào mọi công việc thường xuyên của một năm học.
Nếu thấy quá cập rập thì có thể lui lại một năm. Tuy nhiên theo tôi đã quyết rồi thì có thể làm ngay, với nguyên tắc thay đổi dần chứ không thay đổi quá đột ngột. cái gì khó, chưa làm được thì để lại, và có lộ trình thực hiện dần.
Dựa vào những cơ sở nào bà ủng hộ triển khai phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia?
Có nhiều lý do khiến tôi ủng hộ một kỳ thi quốc gia.
Thứ nhất, cũng là điều nhiều người đã nói từ lâu, là việc tổ chức hai kỳ thi gần nhau và tương tự về mục đích là quá tốn kém và gây áp lực không cần thiết.
Thứ hai, về kỹ thuật thì điều này là hoàn toàn khả thi, và trên thế giới cũng có nhiều quốc gia làm như vậy một cách thành công, ví dụ như Úc với kỳ thi VCE (Victoria Certificate of Education) hoặc Anh với kỳ thi GCE (General Certificat of Education), vừa để xác nhận tốt nghiệp vừa sử dụng để xét vào đại học.
Cuối cùng là khác với cách đây 4 năm, hiện nay dư luận xã hội đã quen và chấp nhận, thậm chí ủng hộ, việc trao quyền tự chủ cho các trường trong tuyển sinh, đồng thời Bộ GD-ĐT cũng đã làm cho mọi người tin tưởng rằng Bộ có thể tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp nghiêm túc và có chất lượng. Vì vậy tôi cho là thời cơ để bắt đầu triển khai một kỳ thi chung hiện nay là rất thuận lợi, nếu so với cách đây 4, 5 năm.
Ở các nước, mỗi lần đổi mới thi cử thì người ta làm 2 giai đoạn: Công bố cách thi mới và bắt đầu thử nghiệm ở phạm vi hẹp, rồi lấy số liệu kỳ thi để phân tích, so sánh, điều chỉnh và công bố những kết quả này cho mọi người cùng biết. Áp dụng đại trà, thông tin về kỳ thi mới lại được tiếp tục công bố rộng rãi, có thể đưa lên web, in trên báo, in thành các sổ tay... cung cấp cho mọi người. Như thế, đến khi áp dụng thì thí sinh đã biết rõ kỳ thi sẽ diễn ra như thế nào; giáo viên cũng đã có thời gian giúp học sinh làm quen với cách thi mới, chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết ...
Thi tốt nghiệp năm nay đã cho tín hiệu tốt
Cũng có rất nhiều ý kiến bàn lùi vì cho rằng chất lượng giáo dục phổ thông có khoảng cách quá xa với đại học nên chưa thể lấy kết quả một kỳ thi cho hai mục đích tốt nghiệp và vào ĐH. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Như tôi đã trả lời ở trên, mọi người đã nhận ra 2 điều quan trọng: Một là đại học không phải chỉ là tinh hoa, mà có một phổ về chất lượng; ngoài ra, mục tiêu đào tạo của các trường là khác nhau, vì vậy không thể có một kỳ thi ba chung (chung đề, chung đợt, chung điểm sàn) mà lại có thể phù hợp với tất cả các trường và các đối tượng học sinh khác nhau.
Hai là tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp nghiêm túc không phải là không thể làm được. Kỳ thi THPT năm nay có thể cho ta một số tín hiệu tốt về việc cải cách khâu ra đề.
Kỳ thi nào, dù thi tốt nghiệp hay thi đại học, thì cũng cần có đề thi tốt, phù hợp với mục tiêu của kỳ thi; đó là khâu quan trọng đầu tiên và hàng đầu. Quá trình cải cách đề thi xem ra đã được bắt đầu với những tín hiệu khả quan.
Tôi nói khả quan là vì kỳ thi năm nay bắt đầu được ra theo hướng mở, khuyến khích tư duy sáng tạo, hạn chế học thuộc lòng. Nhưng còn một điều mà các kỳ thi của chúng ta vẫn chưa hề chú trọng, đó là công bố toàn bộ số liệu thi cử (số liệu gốc, không phải số liệu tổng hợp theo một quan điểm nào đó - thường là theo hướng tô hồng, giảm nhẹ những điều chưa được) và thực hiện các phân tích so sánh để rút ra những thông tin cần thiết về năng lực của thí sinh, về chất lượng giảng dạy, về sự phù hợp của chương trình, và cả về chất lượng của kỳ thi nữa. Việc này không khó, mặc dù có thể tốn công sức một chút.
Nếu không có những phân tích này thì quá trình cải cách thi cử của chúng ta vẫn sẽ là những bước đi mò mẫm. Có thể so sánh như thế này: đổi mới thi cử mà không có những phân tích trên số liệu thi cử thì cũng giống như điều trị bệnh nhân mà không thực hiện đo đạc xét nghiệm và so sánh thì làm sao có thể biết là việc chữa trị có hiệu quả hay không?
Đã thay đổi phải kiên trì với cái mới
Tất cả những khâu cải tiến, đổi mới đó triển khai trong vòng 1 năm có quá gấp để chuẩn bị: từ thay đổi cách dạy, học, đổi mới đánh giá...đến ngân hàng đề thi cho kỳ thi quốc gia?
Điều quan trọng nhất là thông tin đến thí sinh, giáo viên và toàn bộ xã hội cho kịp. Còn thì mọi thứ tôi tin là bộ đã quá có kinh nghiệm sau hàng chục năm tổ chức thi 3 chung. Chỉ cần áp dụng những kinh nghiệm đã có trong kỳ thi đại học (được tin là nghiêm túc) vào kỳ thi tốt nghiệp thì mọi thứ sẽ ổn. Những gì chưa tốt thì cải thiện dần.
Còn việc thay đổi cách dạy, học, đổi mới đánh giá trong lớp học thì sẽ tự
động được điều chỉnh một khi mọi người đã có thông tin đầy đủ về kỳ thi. Không
có gì đáng lo cả.
Lâu nay mỗi lần chúng ta có thay đổi về thi cử là cả xã hội lại tỏ ra lúng túng và rối loạn, khiến mọi người rất ngại thay đổi. Nhưng thực ra tôi cho rằng sự lúng túng ấy là do thông tin được biết quá trễ, gần đến ngày thi mới biết mà thôi.
Như tôi đã nói ở trên, cần phải cho mọi người biết trước một cách rất chi tiết khoảng 1 năm để chuẩn bị. Vì kỳ thi sẽ tác động đến học sinh lớp 12, và các em có một năm để chuẩn bị cho kỳ thi này. Nếu nửa năm đầu tiên học theo cách cũ, đến học kỳ hai tự nhiên đột ngột thay đổi, thì rõ ràng mọi người hoảng loạn là đúng thôi.
Xin nhắc lại: ngay bây giờ nếu muốn làm thì hãy công bố mọi thông tin đến cho nhà trường và người học. Đừng bàn bạc thêm nữa, chúng ta đã bàn quá lâu rồi. Có bàn thêm thì cũng sẽ không hình dung thêm được những khó khăn mà chỉ khi triển khai mới gặp.
Vậy nên hãy cố gắng thay đổi ít thôi; mỗi lần thay đổi chỉ nên tập trung vào những nét lớn và quan trọng (ví dụ như năm nay tập trung vào các môn xã hội nhân văn theo dạng đề mở, đó là một nét lớn và quan trọng). Còn những cái khác thì giữ ổn định, để không bị những trục trặc bất ngờ.
Và một khi đã thay đổi thì phải kiên trì với cái mới trong vài năm, theo dõi, đo đạc, phân tích, báo cáo sau vài năm để biết điều gì hay điều gì cần điều chỉnh ... đó là những gì mình cần làm trong kỳ thi tới, dù có một hay hai kỳ thi thì cũng thế.
Cảm ơn bà!
-------
Công bố chi tiết thi '2 trong 1' ngay trong tháng 7 này
-TS Vũ Thị Phương Anh: Nếu sang năm 2015 quyết định thực hiện một kỳ thi quốc gia thì điều đầu tiên phải làm và làm ngay bây giờ là phải thông báo cho học sinh và giáo viên biết rõ: các môn thi là gì; hình thức và nội dung của từng môn thi ra sao; cách tổ chức kỳ thi (mấy buổi, mấy ngày, thời gian làm bài...); Mức điểm đạt tốt nghiệp (ví dụ: có quy định điểm liệt không, tối thiểu cần bao nhiêu điểm để được xem là đạt...), việc sử dụng điểm tốt nghiệp để xét tuyển sinh sẽ ra sao (kể cả nếu để cho các trường đại học tự quyết thì cũng phải nói rõ điều này ngay từ bây giờ).
TS Vũ Thị Phương Anh |
Điều này là rất quan trọng để ổn định tâm lý thí sinh, đồng thời cho giáo viên và học sinh có đủ thời gian để chuẩn bị. Công bố trước một năm là tối thiểu, và ngay trong tháng 7 này thì vẫn còn kịp. Nhưng nếu để bắt đầu vào năm học thì sẽ quá muộn vì các trường sẽ bị cuốn vào mọi công việc thường xuyên của một năm học.
Nếu thấy quá cập rập thì có thể lui lại một năm. Tuy nhiên theo tôi đã quyết rồi thì có thể làm ngay, với nguyên tắc thay đổi dần chứ không thay đổi quá đột ngột. cái gì khó, chưa làm được thì để lại, và có lộ trình thực hiện dần.
Dựa vào những cơ sở nào bà ủng hộ triển khai phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia?
Có nhiều lý do khiến tôi ủng hộ một kỳ thi quốc gia.
Thứ nhất, cũng là điều nhiều người đã nói từ lâu, là việc tổ chức hai kỳ thi gần nhau và tương tự về mục đích là quá tốn kém và gây áp lực không cần thiết.
Thứ hai, về kỹ thuật thì điều này là hoàn toàn khả thi, và trên thế giới cũng có nhiều quốc gia làm như vậy một cách thành công, ví dụ như Úc với kỳ thi VCE (Victoria Certificate of Education) hoặc Anh với kỳ thi GCE (General Certificat of Education), vừa để xác nhận tốt nghiệp vừa sử dụng để xét vào đại học.
Cuối cùng là khác với cách đây 4 năm, hiện nay dư luận xã hội đã quen và chấp nhận, thậm chí ủng hộ, việc trao quyền tự chủ cho các trường trong tuyển sinh, đồng thời Bộ GD-ĐT cũng đã làm cho mọi người tin tưởng rằng Bộ có thể tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp nghiêm túc và có chất lượng. Vì vậy tôi cho là thời cơ để bắt đầu triển khai một kỳ thi chung hiện nay là rất thuận lợi, nếu so với cách đây 4, 5 năm.
Ở các nước, mỗi lần đổi mới thi cử thì người ta làm 2 giai đoạn: Công bố cách thi mới và bắt đầu thử nghiệm ở phạm vi hẹp, rồi lấy số liệu kỳ thi để phân tích, so sánh, điều chỉnh và công bố những kết quả này cho mọi người cùng biết. Áp dụng đại trà, thông tin về kỳ thi mới lại được tiếp tục công bố rộng rãi, có thể đưa lên web, in trên báo, in thành các sổ tay... cung cấp cho mọi người. Như thế, đến khi áp dụng thì thí sinh đã biết rõ kỳ thi sẽ diễn ra như thế nào; giáo viên cũng đã có thời gian giúp học sinh làm quen với cách thi mới, chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết ...
Thi tốt nghiệp năm nay đã cho tín hiệu tốt
Cũng có rất nhiều ý kiến bàn lùi vì cho rằng chất lượng giáo dục phổ thông có khoảng cách quá xa với đại học nên chưa thể lấy kết quả một kỳ thi cho hai mục đích tốt nghiệp và vào ĐH. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Như tôi đã trả lời ở trên, mọi người đã nhận ra 2 điều quan trọng: Một là đại học không phải chỉ là tinh hoa, mà có một phổ về chất lượng; ngoài ra, mục tiêu đào tạo của các trường là khác nhau, vì vậy không thể có một kỳ thi ba chung (chung đề, chung đợt, chung điểm sàn) mà lại có thể phù hợp với tất cả các trường và các đối tượng học sinh khác nhau.
Hai là tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp nghiêm túc không phải là không thể làm được. Kỳ thi THPT năm nay có thể cho ta một số tín hiệu tốt về việc cải cách khâu ra đề.
Kỳ thi nào, dù thi tốt nghiệp hay thi đại học, thì cũng cần có đề thi tốt, phù hợp với mục tiêu của kỳ thi; đó là khâu quan trọng đầu tiên và hàng đầu. Quá trình cải cách đề thi xem ra đã được bắt đầu với những tín hiệu khả quan.
Tôi nói khả quan là vì kỳ thi năm nay bắt đầu được ra theo hướng mở, khuyến khích tư duy sáng tạo, hạn chế học thuộc lòng. Nhưng còn một điều mà các kỳ thi của chúng ta vẫn chưa hề chú trọng, đó là công bố toàn bộ số liệu thi cử (số liệu gốc, không phải số liệu tổng hợp theo một quan điểm nào đó - thường là theo hướng tô hồng, giảm nhẹ những điều chưa được) và thực hiện các phân tích so sánh để rút ra những thông tin cần thiết về năng lực của thí sinh, về chất lượng giảng dạy, về sự phù hợp của chương trình, và cả về chất lượng của kỳ thi nữa. Việc này không khó, mặc dù có thể tốn công sức một chút.
Nếu không có những phân tích này thì quá trình cải cách thi cử của chúng ta vẫn sẽ là những bước đi mò mẫm. Có thể so sánh như thế này: đổi mới thi cử mà không có những phân tích trên số liệu thi cử thì cũng giống như điều trị bệnh nhân mà không thực hiện đo đạc xét nghiệm và so sánh thì làm sao có thể biết là việc chữa trị có hiệu quả hay không?
Đã thay đổi phải kiên trì với cái mới
Tất cả những khâu cải tiến, đổi mới đó triển khai trong vòng 1 năm có quá gấp để chuẩn bị: từ thay đổi cách dạy, học, đổi mới đánh giá...đến ngân hàng đề thi cho kỳ thi quốc gia?
Điều quan trọng nhất là thông tin đến thí sinh, giáo viên và toàn bộ xã hội cho kịp. Còn thì mọi thứ tôi tin là bộ đã quá có kinh nghiệm sau hàng chục năm tổ chức thi 3 chung. Chỉ cần áp dụng những kinh nghiệm đã có trong kỳ thi đại học (được tin là nghiêm túc) vào kỳ thi tốt nghiệp thì mọi thứ sẽ ổn. Những gì chưa tốt thì cải thiện dần.
Thí sinh dự thi tuyển sinh đại học năm 2014 (Ảnh Văn Chung) |
Lâu nay mỗi lần chúng ta có thay đổi về thi cử là cả xã hội lại tỏ ra lúng túng và rối loạn, khiến mọi người rất ngại thay đổi. Nhưng thực ra tôi cho rằng sự lúng túng ấy là do thông tin được biết quá trễ, gần đến ngày thi mới biết mà thôi.
Như tôi đã nói ở trên, cần phải cho mọi người biết trước một cách rất chi tiết khoảng 1 năm để chuẩn bị. Vì kỳ thi sẽ tác động đến học sinh lớp 12, và các em có một năm để chuẩn bị cho kỳ thi này. Nếu nửa năm đầu tiên học theo cách cũ, đến học kỳ hai tự nhiên đột ngột thay đổi, thì rõ ràng mọi người hoảng loạn là đúng thôi.
Xin nhắc lại: ngay bây giờ nếu muốn làm thì hãy công bố mọi thông tin đến cho nhà trường và người học. Đừng bàn bạc thêm nữa, chúng ta đã bàn quá lâu rồi. Có bàn thêm thì cũng sẽ không hình dung thêm được những khó khăn mà chỉ khi triển khai mới gặp.
Vậy nên hãy cố gắng thay đổi ít thôi; mỗi lần thay đổi chỉ nên tập trung vào những nét lớn và quan trọng (ví dụ như năm nay tập trung vào các môn xã hội nhân văn theo dạng đề mở, đó là một nét lớn và quan trọng). Còn những cái khác thì giữ ổn định, để không bị những trục trặc bất ngờ.
Và một khi đã thay đổi thì phải kiên trì với cái mới trong vài năm, theo dõi, đo đạc, phân tích, báo cáo sau vài năm để biết điều gì hay điều gì cần điều chỉnh ... đó là những gì mình cần làm trong kỳ thi tới, dù có một hay hai kỳ thi thì cũng thế.
Cảm ơn bà!
- Kiều Oanh(thực hiện)
No comments:
Post a Comment