Friday, July 11, 2014

Cái học ngày nay ... - Về cuốn sách "Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ" của GS Trần Ngọc Thêm (3)

Và đây là bài số 3 về cuốn sách này. Tôi rất thích những ý kiến của nhà nghiên cứu HNT. Nó giải thích tại sao cái học ngày nay của chúng ta lại tệ hại như bây giờ.
-----------
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/cuon-van-hoa-nguoi-viet-vung-tay-nam-bo-gay-su-ngo-nhan-cho-doc-gia-n20140710070824524.htm

Cuốn 'Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ': Gây sự ngộ nhận cho độc giả

Thứ Năm, 10/07/2014 07:03
(Thethaovanhoa.vn) - LTS: Sau khi chúng tôi in bài viết Cuốn sách “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ”: Tái bản vẫn quá nhiều sai sótcủa nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi (trang 18, báo Thể thao & Văn hóa, ngày 9/7/2014), nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, chuyên về văn hóa nghệ thuật Nam bộ) đã bày tỏ những quan ngại của mình.

Tôi đã đọc Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ (sách tái bản năm 2014) và quả đúng như nhận xét của Nguyễn Thanh Lợi là “có quá nhiều sai sót, hầu như bắt gặp nhan nhản ở nhiều chỗ trong sách”. Điều đáng nói hơn ở đây là cách “nghiên cứu khoa học” của không ít nhà nghiên cứu ở xứ ta, mà trường hợp này chỉ là một ví dụ điển hình mà thôi.

Một là, ai có học vấn đều có thể tiến hành việc nghiên cứu các đề tài mà mình chọn; song điều quan trọng là phải xác định mục đích nghiên cứu là phát hiện ra cái mới, đính chính những sai sót và bổ sung những thiếu sót của người đi trước chứ không phải chỉ chăm bẳm vào “thành tích khoa học” của bản thân, tức chủ vào danh lợi bằng cách đọc những sách/tài liệu để “sản sinh vô tính” cuốn sách/bài viết n+1... để có tác phẩm với đời.
Huỳnh Ngọc Trảng. Ảnh: Tuấn Khanh
Hai là, việc nghiên cứu đều phải kế thừa những thành tựu đã công bố và sản phẩm mới được xem là có giá trị phải có những thành tựu, những phát kiến của mình. Điều đó khác với nỗ lực “cải biên khoa học”, tức đạo văn của người rồi cũng trích dẫn vờ vịt vài đoạn và tái chế những thành tựu của các tác giả đã công bố trước với sự cải biên chữ nghĩa này nọ để tỏ ra là người có am tường. 

Hậu quả là: cái đúng thì không mới bởi nhai lại của người khác và cái mới thì không đúng vì do không có quá trình đầu tư về các lĩnh vực chuyên môn cụ thể đó. Không có thẩm quyền chuyên môn hoặc quá ít kiến thức mà muốn cải biên cho khác nguyên bản nên tạo ra những thông tin, những nhận định bậy bạ, ngớ ngẩn. Tác hại của những công trình xào nấu như vậy là gây ra sự ngộ nhận cho độc giả, làm nhiễu thông tin về các lĩnh vực/vấn đề đã được những công trình xuất bản trước xác định.

Cuối cùng, điều cần lưu ý, viết sách/bài báo gì gì đi nữa thì cần phải xác lập tính lương thiện trí thức. Và hơn bao giờ, ngày nay những gì mà người viết có thể đạo tặc rất nhanh, thì cũng sẽ bị công chúng phát giác nhanh chóng, thật khó mà bưng bít.
Như Hà (ghi)
Thể thao & Văn hóa
 
Ý kiến độc giả (1)
Sắp xếp theo
  • www.quocto.com
    www.quocto.com     | 10/07/2014 06:56
    0 0
    Xin cho biết rõ điểm sai , điểm đúng , điểm nhai lại trân trọng cảm ơn

No comments:

Post a Comment