"Cốt lõi của vấn đề" (The Heart of the Matter) là tên gọi của một bản báo cáo vốn là kết quả nghiên cứu của Viện Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ mới công bố trong tháng 7/2013 này. Báo cáo này dài 88 trang, được thực hiện theo đặt hàng của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm tìm ra những giải pháp cho "sự khủng hoảng của các ngành nhân văn".
Một báo cáo đáng đọc, mặc dù dường như nó chưa làm cho các học giả Hoa Kỳ, đặc biệt là những người hoạt động trong khối ngành nhân văn, thực sự hài lòng. Như có thể thấy trong đoạn trích sau đây của một bài viết trên tờ Inside Higher Education cũng trong tháng 7/2013 (link ở đây: http://www.insidehighered.com/views/2013/07/30/essay-building-audience-humanities):
Mặc dù nội dung của bản báo cáo này không có gì đáng để chỉ trích – nó chứa đầy những phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục và về tinh thần công dân – nhưng nỗi đau của các ngành nhân văn vẫn còn chưa dứt.
Chỉ riêng trong tờ New York Times cũng đã có thể tìm được những lời phản đối của ba nhà bình luận chính trị tầm cỡ. David Brooks, một thành viên của nhóm nghiên cứu, than vãn về tình trạng “tự tử tập thể” của các giáo sư ngành nhân văn; Verlyn Klinkenborg thì thở than về sự xuống dốc và sụp đổ của các ngành ngữ văn, còn Stanley Fish thì chỉ trích báo cáo này là tầm thường và nhạt nhẽo, và những "khuyến nghị của nó chỉ có thể có kết quả trong xã hội không tưởng "(và vì là một người theo chủ nghĩa Milton, ông biết rõ chúng ta tất nhiên không đang sống trong xã hội không tưởng).
Các bạn có thể download báo cáo "Cốt lõi của vấn đề" nói trên để đọc và phán đoán xem phê phán của các học giả Hoa Kỳ có thực sự thỏa đáng hay không. Link đây: http://humanitiescommission.org/. Nhưng theo tôi thì dù báo cáo có làm hài lòng các học giả Hoa Kỳ hay chưa thì nó vẫn có nhiều điều cho các nhà chính sách giáo dục của VN quan tâm và học hỏi, vì chúng ta cũng đang có một cuộc khủng hoảng tương tự, nếu không nói là trầm trọng hơn. Trong khi đó, chúng ta chưa hề có một nghiên cứu nào đến nơi đến chốn về vấn đề này, ngoài những lời than van trên báo chí, hoặc những trao đổi cá nhân.
Tôi nghĩ, báo cáo này cần được dịch toàn bộ để cho các trường đại học có đào tạo khối ngành nhân văn nghiên cứu kỹ lưỡng. Tất nhiên, việc ấy sẽ mất thời gian, và chắc chắn là cần phải có ít nhiều kinh phí để trả cho người làm (mà phải trả tử tế chút, vì dịch báo cáo đó chắc là không dễ, do nó đòi hỏi những hiểu biết về bối cảnh của nước Mỹ và những vấn đề chuyên môn của khối ngành nhân văn). Hy vọng các trường đại học, các viện nghiên cứu lớn của VN có đủ quan tâm, nhiệt huyết và điều kiện về kinh phí vv để làm điều này, dù chẳng biết đến bao giờ. Còn trong khi chờ đợi (!) thì tôi tạm viết entry ngắn này để giới thiệu vậy.
Xin dịch những lời mở đầu và tóm tắt một vài đoạn trong bài viết giới thiệu báo cáo này trên tờ Inside Higher Education để hầu các bạn ở dưới đây.
Who will lead America into a bright future?
Citizens who are educated in the broadest possible sense, so that they can participate in their own governance and engage with the world. An adaptable and creative workforce. Experts in national security, equipped with the cultural understanding, knowledge of social dynamics, and language proficiency to lead our foreign service and military through complex global conflicts. Elected officials and a broader public who exercise civil political discourse, founded on an appreciation of the ways our differences and commonalities have shaped our rich history. We must prepare the next generation to be these future leaders.
Ai sẽ dẫn dắt nước Mỹ đến một tương lai tươi đẹp?
[Chính là] những công dân được giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ này, để họ có thể tham gia vào việc điều hành chính cuộc sống của mình và hội nhập với thế giới. Một lực lượng lao động có tính thích nghi và sáng tạo. Những chuyên gia về an ninh quốc gia, được trang bị với vốn hiểu biết về văn hóa, hiểu biết về các động lực của xã hội, và có năng lực ngôn ngữ để lãnh đạo ngành ngoại giao và quân đội qua những cuộc xung đột toàn cầu phức tạp. Những viên chức do dân chọn và một công chúng rộng rãi hơn, những người sẽ thực hiện các diễn ngôn chính trị của công dân, dựa trên hiểu biết rằng chính những khác biệt cũng như những điểm chung của chúng ta đã tạo nên lịch sử phong phú của đất nước này. Chúng cần chuẩn bị cho thế hệ tương lai của chúng ta trở thành những nhà lãnh đạo tương lai như thế.
Thật là những lời hùng biện, phải không các bạn? Nhưng họ sẽ thực hiện lời kêu gọi này như thế nào? À, tất nhiên là thông qua các ngành nhân văn. Dù khối ngành này đang xuống dốc, well, khủng hoảng.
Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển của khối ngành nhân văn, đó chính là toàn bộ nội dung của báo cáo. Một vài điểm đáng chú ý có thể nêu ra ở đây: Phải có sự quan tâm, đầu tư của chính phủ vào khối ngành này; phải tích hợp các môn nhân văn vào chương trình giảng dạy đại học cho tất cả các ngành; phải quan tâm đến cả việc giảng dạy các môn nhân văn ở trung học .... Và trên hết, là phải làm cho toàn xã hội ý thức về tầm quan trọng của khối ngành nhân văn đối với sự phát triển và tồn vong của một quốc gia.
Xin đọc một đoạn trích trong bài viết giới thiệu báo cáo nói trên được đăng trên tờ Inside Higher Education:
Những pho tượng chùa Tây phương không biết cách trả lời ....
Một báo cáo đáng đọc, mặc dù dường như nó chưa làm cho các học giả Hoa Kỳ, đặc biệt là những người hoạt động trong khối ngành nhân văn, thực sự hài lòng. Như có thể thấy trong đoạn trích sau đây của một bài viết trên tờ Inside Higher Education cũng trong tháng 7/2013 (link ở đây: http://www.insidehighered.com/views/2013/07/30/essay-building-audience-humanities):
Mặc dù nội dung của bản báo cáo này không có gì đáng để chỉ trích – nó chứa đầy những phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục và về tinh thần công dân – nhưng nỗi đau của các ngành nhân văn vẫn còn chưa dứt.
Chỉ riêng trong tờ New York Times cũng đã có thể tìm được những lời phản đối của ba nhà bình luận chính trị tầm cỡ. David Brooks, một thành viên của nhóm nghiên cứu, than vãn về tình trạng “tự tử tập thể” của các giáo sư ngành nhân văn; Verlyn Klinkenborg thì thở than về sự xuống dốc và sụp đổ của các ngành ngữ văn, còn Stanley Fish thì chỉ trích báo cáo này là tầm thường và nhạt nhẽo, và những "khuyến nghị của nó chỉ có thể có kết quả trong xã hội không tưởng "(và vì là một người theo chủ nghĩa Milton, ông biết rõ chúng ta tất nhiên không đang sống trong xã hội không tưởng).
Các bạn có thể download báo cáo "Cốt lõi của vấn đề" nói trên để đọc và phán đoán xem phê phán của các học giả Hoa Kỳ có thực sự thỏa đáng hay không. Link đây: http://humanitiescommission.org/. Nhưng theo tôi thì dù báo cáo có làm hài lòng các học giả Hoa Kỳ hay chưa thì nó vẫn có nhiều điều cho các nhà chính sách giáo dục của VN quan tâm và học hỏi, vì chúng ta cũng đang có một cuộc khủng hoảng tương tự, nếu không nói là trầm trọng hơn. Trong khi đó, chúng ta chưa hề có một nghiên cứu nào đến nơi đến chốn về vấn đề này, ngoài những lời than van trên báo chí, hoặc những trao đổi cá nhân.
Tôi nghĩ, báo cáo này cần được dịch toàn bộ để cho các trường đại học có đào tạo khối ngành nhân văn nghiên cứu kỹ lưỡng. Tất nhiên, việc ấy sẽ mất thời gian, và chắc chắn là cần phải có ít nhiều kinh phí để trả cho người làm (mà phải trả tử tế chút, vì dịch báo cáo đó chắc là không dễ, do nó đòi hỏi những hiểu biết về bối cảnh của nước Mỹ và những vấn đề chuyên môn của khối ngành nhân văn). Hy vọng các trường đại học, các viện nghiên cứu lớn của VN có đủ quan tâm, nhiệt huyết và điều kiện về kinh phí vv để làm điều này, dù chẳng biết đến bao giờ. Còn trong khi chờ đợi (!) thì tôi tạm viết entry ngắn này để giới thiệu vậy.
Xin dịch những lời mở đầu và tóm tắt một vài đoạn trong bài viết giới thiệu báo cáo này trên tờ Inside Higher Education để hầu các bạn ở dưới đây.
Who will lead America into a bright future?
Citizens who are educated in the broadest possible sense, so that they can participate in their own governance and engage with the world. An adaptable and creative workforce. Experts in national security, equipped with the cultural understanding, knowledge of social dynamics, and language proficiency to lead our foreign service and military through complex global conflicts. Elected officials and a broader public who exercise civil political discourse, founded on an appreciation of the ways our differences and commonalities have shaped our rich history. We must prepare the next generation to be these future leaders.
Ai sẽ dẫn dắt nước Mỹ đến một tương lai tươi đẹp?
[Chính là] những công dân được giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ này, để họ có thể tham gia vào việc điều hành chính cuộc sống của mình và hội nhập với thế giới. Một lực lượng lao động có tính thích nghi và sáng tạo. Những chuyên gia về an ninh quốc gia, được trang bị với vốn hiểu biết về văn hóa, hiểu biết về các động lực của xã hội, và có năng lực ngôn ngữ để lãnh đạo ngành ngoại giao và quân đội qua những cuộc xung đột toàn cầu phức tạp. Những viên chức do dân chọn và một công chúng rộng rãi hơn, những người sẽ thực hiện các diễn ngôn chính trị của công dân, dựa trên hiểu biết rằng chính những khác biệt cũng như những điểm chung của chúng ta đã tạo nên lịch sử phong phú của đất nước này. Chúng cần chuẩn bị cho thế hệ tương lai của chúng ta trở thành những nhà lãnh đạo tương lai như thế.
Thật là những lời hùng biện, phải không các bạn? Nhưng họ sẽ thực hiện lời kêu gọi này như thế nào? À, tất nhiên là thông qua các ngành nhân văn. Dù khối ngành này đang xuống dốc, well, khủng hoảng.
Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển của khối ngành nhân văn, đó chính là toàn bộ nội dung của báo cáo. Một vài điểm đáng chú ý có thể nêu ra ở đây: Phải có sự quan tâm, đầu tư của chính phủ vào khối ngành này; phải tích hợp các môn nhân văn vào chương trình giảng dạy đại học cho tất cả các ngành; phải quan tâm đến cả việc giảng dạy các môn nhân văn ở trung học .... Và trên hết, là phải làm cho toàn xã hội ý thức về tầm quan trọng của khối ngành nhân văn đối với sự phát triển và tồn vong của một quốc gia.
Xin đọc một đoạn trích trong bài viết giới thiệu báo cáo nói trên được đăng trên tờ Inside Higher Education:
Steven Knapp, president of George Washington University and a member of the commission, said the report aimed not to diminish the so-called STEM (science, technology, engineering and math) fields, but rather to ensure that the humanities and social sciences don’t get “neglected” in higher education discussions that increasingly are focused on immediate, practical goals.
“The main thing about this is to start a conversation and a national dialogue about the possibility of losing something that’s really critical to the health of our nation here,” said Knapp, who has testified before Congress as to the value of the humanities. “It’s about keeping alive and present all those sources knowledge of that are perceived by other nations as something to emulate.”
Steven Knapp, Hiệu trưởng ĐH George Washington và cũng là một thành viên của Hội đồng [tức nhóm thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo The heart of the matter] cho biết báo cáo không nhằm làm giảm tầm quan trọng của khối ngành STEM (khoa học, kỹ thuật, công trình và toán học), mà chỉ nhấn mạnh đừng để các ngành nhân văn và xã hội rơi vào tình trạng bị "bỏ quên" trong các cuộc đối thoại về giáo dục đại học mà hiện nay dường như chỉ chú trọng vào những mục tiêu thực dụng trước mắt.
"Điều quan trọng nhất hiện nay là bắt đầu một cuộc đối thoại ở cấp quốc gia về khả năng chúng ta có thể đánh mất một điều gì đó thực sự hệ trọng đối với sự tồn vong của dân tộc," ông Knapp phát biểu. Ông là người đã ra điều trần trước Quốc hội về giá trị của khối ngành nhân văn. "Đó là việc gìn giữ và phổ biến tất cả những kiến thức về những gì mà các dân tộc khác xem là điều cần phải học hỏi từ chúng ta."
Vâng, đấy là báo cáo về khối ngành nhân văn của Mỹ. Còn VN thì sao nhỉ?
Những pho tượng chùa Tây phương không biết cách trả lời ....